3.3. Các giải pháp nhằm tăng cƣờng hoạt động HTX dịch vụ nông nghiệp ở
3.3.4. Giải pháp về đầu tư và tín dụng
Muốn tăng trưởng kinh tế phải có đầu tư, đầu tư là động lực cơ bản của tăng trưởng kinh tế và là cơ sở để phát triển xã hội. Bởi vì đầu tư là cơ sở để tạo ra vốn sản xuất, mà chính vốn sản xuất là yếu tố cơ bản của sự tăng trưởng. Mục tiêu của chính sách đầu tư và tín dụng nhằm phát huy tối đa tiềm năng đất đai, sức lao động, vốn và các nguồn lực khác tạo ra sự chuyển dịch lớn về cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ngoại thành theo hướng sản xuất hàng hoá chất lượng cao, kết cấu hạ tầng kinh tế-kỹ thuật và xã hội được tăng cường, giảm dần sự cách biệt lớn giữa nội và ngoại thành, thực hiện công bằng xã hội.
Quan điểm chung là cần phải đầu tư một cách toàn diện. Tuy nhiên, do nguồn vốn hiện nay đang có hạn, nên cần lựa chọn lĩnh vực ưu tiên đầu tư hợp lý sẽ tạo ra động lực thúc đẩy lĩnh vực khác và toàn bộ nền nông nghiệp nông thôn phát triển.
Trước mắt, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên đầu tư:
- Chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chăn nuôi tập trung xa khu dân cư: chuyển diện tích lúa sang trồng hoa, cây ăn quả; đất trũng sang phát triển thuỷ sản... Ưu tiên nhập và ứng dụng các giống mới vào sản xuất; hỗ trợ xây dựng hạ tầng đường, điện, nước cho những dự án xây dựng vùng sản xuất tập trung về hoa, rau an toàn, chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, thuỷ sản; đầu tư các khu nông nghiệp công nghệ cao để sản xuất hoa, quả, rau; đầu tư xây dựng trại lợn ông bà...
- Thực hiện nạc hoá đàn lợn, ưu tiên hoàn chỉnh hệ thống giống; bảo quản và đóng gói tinh lợn ngoại; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình sản xuất rau sạch.
- Ưu tiên đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở chế biến sữa, chế biến thịt và rau.
Đồng thời, cần tiếp tục nghiên cứu đơn giản hoá các thủ tục về quản lý đầu tư xây dựng đảm bảo quản lý chặt chẽ, tránh phiền hà phức tạp, thủ tục nhanh chóng; công khai hoá các bước tiếp nhận, xử lý thủ tục đầu tư ở các cấp; công khai hoá nguồn vốn đầu tư và kế hoạch đầu tư cho các ngành, các cấp chủ động thực hiện và giám sát, tránh tình trạng “ban-cho” trong đầu tư. Phân cấp quyết định đầu tư cho huyện, sở ngành tới dự án có vốn đầu tư 10 tỷ đồng để đảm bảo giải quyết linh hoạt, kịp thời trong quá trình đầu tư của