3.3. Các giải pháp nhằm tăng cƣờng hoạt động HTX dịch vụ nông nghiệp ở
3.3.6. Giải pháp hỗ trợ và phát triển thị trường nông sản
Để phát triển nền sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp ở Hà Nội nhanh hơn thì vai trò của Nhà nước trong việc tạo lập thị trường là rất quan trọng và cần thiết. Trong đó, coi trọng thị trường nội địa Hà Nội và tăng cường quan hệ, liên kết với các tỉnh để mở rộng thị trường. Đồng thời cần chú ý phát huy thị trường nước ngoài…
Mục tiêu của chính sách hỗ trợ và phát triển thị trường nông sản nhằm bảo đảm giá cả và tiêu thụ sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn cũng như các sản phẩm nông sản thuận lợi, hợp lý, đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của người tiêu dùng, người sản xuất có lợi nhuận ổn định, thúc đẩy sản xuất nông sản hàng hoá ở Hà Nội phát triển.
Do đó, chính sách hỗ trợ và giải quyết thị trường nông sản Hà Nội cần tập trung các nội dung chính sau:
- Trên cơ sở dự báo thị trường tiêu thụ và lợi thế của từng vùng, thành phố giao cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp cùng các ngành, các huyện tập trung xây dựng quy hoạch chuyên ngành và phân vùng sản xuất hàng hoá cho từng cây con, như hoa, rau, lợn nạc, bò sữa, thuỷ sản… Đồng thời triển khai thực hiện theo đúng quy hoạch đã được xác lập bằng kế hoạch và lộ trình phù hợp, tránh phát triển tràn lan không đúng với quy hoạch và kế hoạch đề ra. Trên cơ sở qui hoạch, thành phố xây dựng và đầu tư hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng cho những vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Tiến hành tổ chức tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn nông dân tiếp thu và chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng nông sản đáp ứng với nhu cầu thị trường hàng hoá với những hợp đồng lớn, kể cả xuất khẩu. Trong đó, cần giúp cho nông dân kỹ thuật trong quá trình sản xuất và công nghệ sau thu hoạch bảo quản, sơ chế và chế biến để đảm bảo chất lượng nông sản. Tiến tới sản phẩm phải có thương hiệu, người sản xuất tự khẳng định chất lượng sản phẩm của mình trước người tiêu dùng. Khuyến khích các cá nhân, cơ
- Tăng cường hỗ trợ các HTX DVNN tổ chức xúc tiến thương mại, thông tin thị trường…bằng nhiều hình thức phong phú, phù hợp với nông dân, như qua hệ thống truyền thanh của xã, huyện, câu lạc bộ khuyến nông, tổ chức hội chợ, phiên chợ về giống cây trồng vật nuôi, phiên chợ rau an toàn; từng bước thực hiện giới thiệu và bán hàng qua mạng, trang Website… giúp nông dân nắm bắt được thị trường và yêu cầu của thị trường để quyết định sản xuất cho phù hợp, đồng thời tạo điều kiện cho nông dân giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình làm ra với người tiêu dùng…
Thành phố hỗ trợ cho các HTX dịch vụ nông nghiệp tổ chức nhiều cửa hàng bán rau sạch, thịt sạch tại nội thành. Thành lập Trung tâm giới thiệu nông sản chất lượng cao ở nội thành để thường xuyên tổ chức các phiên giao dịch, giới thiệu nông sản giữa người sản xuất với người tiêu dùng.
3.3.7. Giải pháp hỗ trợ về vốn:
Đứng trước nhu cầu thiết yếu về vốn để đổi mới, nâng cao năng lực, nâng cao khả năng cạnh tranh của khu vực kinh tế hợp tác, hợp xã trên địa bàn Thành phố, ngày 21 tháng 01 năm 2008, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 349/QĐ-UBND về việc cho phép thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX Thành phố Hà Nội, với số vốn ban đầu là 5.000.000.000 đồng (Năm tỷ đồng). Sau 4 năm đi vào hoạt động, với việc tổ chức vay vốn thực hiện an toàn, hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng, đến năm 2012, Quỹ đã được UBND Thành phố tin tưởng cấp thêm 25 tỷ đồng, nâng tổng số nguồn vốn hoạt động của Quỹ là 95 tỷ đồng, trở thành 1 trong 2 quỹ có quy mô lớn nhất trên tổng sổ 20 Quỹ trong cả nước.
Thông qua nguồn vốn hỗ trợ của Quỹ, các hợp tác xã, đặc biệt là các HTX DVNN được hỗ trợ vốn với lãi suất ưu đãi đã tạo thu nhập tăng thêm từ nguồn vốn trung bình trên 5.000.000.000 đồng/ năm, làm mới cho trên 5000 lao động trên địa bàn.
nay, Quỹ đã hỗ trợ, giúp đỡ, hướng dẫn thành lập mới 01 Liên hiệp HTX, 14 Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp.
Về mặt kinh tế, đã thúc đẩy sản xuất trên địa bàn phát triển, tận dụng được nguồn lực (đất đai, nguyên liệu, vốn, lao động,...) tại địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cho các xã viên, đồng thời tạo tiền đề cho cung cách làm ăn mới, hướng sản xuất tới thị trường.
Về mặt xã hội, việc hỗ trợ vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX thành phố Hà Nội đã trợ giúp các xã viên, các hợp tác xã DVNN thoát khỏi đói nghèo và vươn lên đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu kinh tế, xã hội của mình, đề cao tinh thần tương thân, tương ái, vì cộng đồng.
Hoạt động của Quỹ tuy mới đáp ứng được một phần so với nhu cầu rất lớn, song với việc hỗ trợ vốn của Quỹ thời gian qua phần nào đáp ứng nhu cầu bức xúc về vốn của các cơ sở kinh tế hợp tác, xã viên và người lao động; Thông qua nguồn vốn hỗ trợ của Quỹ đã tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tập thể của Thành phố, đặc biệt là đối với các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp phát triển, giúp các cơ sở kinh tế hợp tác có điều kiện đầu tư mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ thiết bị, sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho hàng trăm ngàn xã viên và người lao động; đóng góp tăng cho ngân sách.
Có thể nói, cùng với các giải pháp khác thì giải pháp về hỗ trợ vốn của Thành phố, mà cụ thể ở đây là từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX Thành phố Hà Nội đã và đang đem lại hiệu quả rõ rệt, là động lực rất lớn thúc đẩy cho sự phát triển của các HTX DVNN nói riêng và trên toàn khu vực kinh tế tập thể ở Hà Nội nói chung.
KẾT LUẬN
Hợp tác xã, trong đó có HTX DVNN có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của một bộ phận lớn người dân Việt Nam. Phát triển HTX nói chung và HTX DVNN nói riêng đã, đang và sẽ tiếp tục là nội dung quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường, CNH-HĐH đất nước, thủ đô Hà Nội.
Hà Nội đã thu được nhiều thành công đáng ghi nhận trong việc phát triển các HTX DVNN. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế và bất cập như: Các hoạt động dịch vụ của HTX còn nhỏ lẻ, đơn điệu. Hầu hết các HTX DVNN chỉ thực hiện 3 khâu dịch vụ truyền thống là thủy nông, bảo vệ thực vật, cung ứng giống cây trồng. Chỉ có khoảng 25% có thể kinh doanh từ 4 khâu dịch vụ trở lên. Rất ít HTX có dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Ngay ở những dịch vụ chủ yếu thì chất lượng đáp ứng của HTX vẫn ở mức thấp….
Trong thời gian tới cần đẩy mạnh phát triển HTX DVNN theo quy hoạch chung và gắn liền, thống nhất với các quy hoạch ngành, không gian khác của Thành phố.
Để phát triển và nâng cao hiệu quả, vai trò của các HTX DVNN cần phối hợp đồng bộ các chính sách, các cấp ngành và địa phương, trong đó phải đặc biệt quan tâm đến việc kiện toàn mô hình HTX, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ nông nghiệp; hoàn thiện phương thức cung cấp dịch vụ của các HTX cho xã viên theo điều lệ, hợp đồng và quy luật kinh tế, kinh doanh… Quan tâm, tháo gỡ các nút thắt về vốn, đầu tư, đất đai, khoa học công nghệ và thị trường cho các HTX DVNN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Ban Kinh tế - Ban chỉ đạo Trung ương (2001), Tổng kết kinh tế hợp tác và Hợp tác xã 1996-2000, Phương hướng nhiệm vụ thời kỳ 2001-2010, Hà Nội.
2. Chu Thị Hảo (2005), Lý luận về HTX- quá trình phát triển HTX nông nghiệp ở VN, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Ban chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết trung ương 5 (Khoá IX) về kinh tế tập thể (2007), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị trung ương 5 (Khoá IX) về kinh tế tập thể, Hà Nội.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư , Vụ HTX (2009), Hiện trạng Hợp tác xã ở nước ta: Phân tích một số kết quả tổng điều tra Hợp tác xã năm 2008, Hà Nội. 5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục HTX và Phát triển nông
thôn (2007), Kết quả Tổng điều tra các HTX nông nghiệp năm 2004, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang (2001), Kinh tế hợp tác, hợp tác xã ở Việt Nam: Thực trạng và định hướng phát triển, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Cục Thống kê Thành phố Hà Nội (2009), Báo cáo sơ bộ một số chỉ tiêu của các HTX phi nông nghiệp chia theo quận, huyện, Hà Nội.
8. Cục Thống kê Thành phố Hà Nội (2009), Báo cáo tổng hợp sơ bộ kết quả điều tra HTX nông nghiệp Thành phố Hà Nội, Hà Nội.
9. Cục Thống kê Thành phố Hà Nội (2009), Niên giám Thống kê 2009, Hà Nội.
Hồ Văn Vĩnh (chủ biên) (2005), Mô hình phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Liên minh HTX thành phố Hà Nội (2009), Báo cáo một số tình hình hoạt động của hợp tác xã thời kỳ 2005-2009 Thành phố Hà Nội, Hà Nội.
11. Liên minh HTX thành phố Hà Nội (2009), Báo cáo Kết quả điều tra HTX năm 2009, Hà Nội.
12. Liên minh HTX thành phố Hà Nội (2009), Xây dựng, đề xuất một số cơ chế chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Hà Nội.
13. Liên minh HTX thành phố Hà Nội (2009), Mô hình HTX dịch vụ nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá, Hà Nội.
14. Liên minh HTX thành phố Hà Nội (2009), Báo cáo Tổng hợp, xử lý số liệu HTX năm 2009, Hà Nội.
15. Lương Xuân Quỳ (chủ biên) (2005), Đổi mới tổ chức và quản lý các hợp tác xã trong nông nghiệp, nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
16. Naoto Imagawa (2000), Giới Thiệu Kinh Nghiệm Phát triển HTX Nông Nghiệp Nhật Bản, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
17. Ngô Văn Dụ, Nguyễn Văn Thao, Nguyễn Tiến Quân (2009), Đổi mới kinh tế tập thể giai đoạn 2002 – 2007, Hà Nội.
18. Nhà xuất bản chính trị quốc gia (2000), Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7. 19. Nhà xuất bản chính trị quốc gia (2000), Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9. 20. Nhà xuất bản chính trị quốc gia (2000), Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10. 21. Quyết định số 2097b/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 10 năm 2009 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
22. Tổng cục thống kê (2010), Niên giám thống kê 2009, Nxb Thống kê, Hà Nội
23. Tổng cục thống kê (2011), Niên giám thống kê 2010, Nxb Thống kê, Hà Nội.
Tiếng Anh
24. Ministry of Agriculture Forestry and Fisheries Government of Japan, Statistics on Agricultural Cooperative
25. The Agricultural Co-operative Federation of Thailand.
Website
26. http://nongthonmoi.gov.vn 27. http://www.vca.org.vn/
28. http://www.vietnamtourism.com/