3.2.3.1 .Thống nhất quản lý nhà nƣớc về ĐTXDCB
3.2.3.3. Đổi mới hình thức quản lý thực hiện dự án và hoạt động của các
của các Ban quản lý dự án
Trong những năm qua, Nhà nƣớc đã có nhiều đổi mới trong hình thức quản lý dự án. Tuy nhiên, việc quản lý dự án còn nhiều sơ hở và yếu kếm. Vụ việc PMU18 xảy ra, các nhà quản lý mới nghiêm túc suy xét lại hình thức quản lý dự án. Những kiểu cách quản lý nhƣ PMU 18 (có quá nhiều quyền lực và ít bị giám sát) đã tạo ra những vụ án tham nhũng cực lớn. Vì vậy trong thời gian tới nhà nƣớc cần phải có sự đổi mới về hình thức quản lý thực hiện dự án. Nhà nƣớc phải lựa chọn các hình thức hợp lý, chẳng hạn Tổng công ty quản lý vốn nhà nƣớc, Tổng công ty quản lý đƣờng cao tốc, Tổng công ty đƣờng trục chính BCVT... Ở các nƣớc tiên tiến, nhà nƣớc bỏ vốn ra để ĐTXDCB không thu hồi vốn thì thông thƣòng tổ chức đấu thầu chọn tƣ vấn điều hành dự án có vai trò nhƣ giám đốc ban quản lý điều hành dự án. Trong Nghị định 88/CP về đấu thầu không có hình thức đấu thầu này. Trong NĐ 52/CP có 4 hình thức quản lý dự án nhƣng cũng không có hình thức này. Giám đốc dự án có quyền tổ chức bộ máy, thay mặt chủ đầu tƣ điều hành, thay mặt chủ đầu tƣ quyết định các vấn đề thuộc phạm vi dự án và chịu trách nhiệm về dự án. Đƣơng nhiên đã đấu thầu giám đốc quản lý dự án, phải đặt ra các điều kiện về chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm và có thể phải thế chấp tài sản. Nếu không nguồn vốn nhà nƣớc sẽ bị tiêu xài lãng phí thất thoát và không có hiệu quả. Luật
cần quy định chế tài nghiêm cho đối tƣợng này. Mỗi một dự án phải có tổ chức và hình thức ban quản lý riêng mà không nên lập ra một ban quản lý dự án nhƣ kiểu các PMU để quản lý hàng loạt dự án.