Xử phạt nghiêm minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước ở việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 99 - 100)

3.2.5.1 .Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra trong đầu tƣ XDCB

3.2.5.4. Xử phạt nghiêm minh

Việc xử phạt nghiêm minh nếu có xảy ra tiêu cực tham nhũng, thất thoát, lãng phí và thiếu hiệu quả trong ĐTXDCB là một giải pháp bắt buộc. Nếu có sai sót nhƣng các hành vi sai phạm chƣa đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì phải xử phạt hành chính. Nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì phải xử lý hình sự. Không nên hình sự hoá các quan hệ kinh tế, nhƣng cũng không nên bỏ lọt ngƣời lọt tội. Việc xử phạt phải quan tâm sâu sát đến xử lý hậu quả, thu hồi tài sản về cho nhà nƣớc và doanh nghiệp. Việc xử lý nghiêm minh các trƣờng hợp sai phạm trong ĐTXDCB còn nhằm răn đe, hạn chế tiêu cực tham nhũng. Việc xử lý chƣa nghiêm minh các trƣờng hợp sai phạm sẽ dẫn đến hậu quả là các vụ tiêu cực tham nhũng trong ĐTXDCB không giảm mà có xu hƣớng tăng lên.

Tuy nhiên để có thể xử phạt nghiêm minh thì trƣớc hết cần phải quy định trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng cá nhân và tổ chức tham gia vào bất kỳ khâu nào của quá trình ĐTXDCB. Phải quy trách nhiệm cá nhân thật rõ ràng cho ngƣời quản lý vốn cho nhà nƣớc để tránh trƣờng hợp lợi dụng để tiêu cực tham nhũng hoặc quan liêu để thất thoát lãng phí. Quy trách nhiệm cho chủ đầu tƣ trong toàn bộ quá trình đầu tƣ dự án, có chế tài thật nghiêm và rõ ràng để chủ đầu tƣ không muốn, không thể và không dám tham nhũng, cố ý làm trái, làm thất thoát vốn liếng tiền của của nhân dân. Ngƣời quyết định đầu tƣ sai sẽ phải bồi thƣờng. Khi vi phạm pháp luật phải xử lý nghiêm minh theo pháp luật, không có vùng cấm, không chỉ xử lý theo quy trình kỷ luật Đảng. Ngƣời quyết định đầu tƣ phải bị xử phạt hành chính, cách chức hoặc miễn nhiệm và bồi thƣờng thiệt hại vật chất khi quyết định những dự án đầu tƣ sai, gây lãng phí tiền bạc của nhà nƣớc. Chủ đầu tƣ cũng sẽ phải chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả, chất lƣợng và tiến độ xây dựng công trình, dự án. Đối với những hiện tƣợng thông đồng, móc ngoặc giữa chủ đầu tƣ với tổ chức tƣ vấn, nhà thầu, phải có biện pháp

xử lý kiên quyết, tùy thuộc mức độ vi phạm mà có thể phạt tiền, kỷ luật hành chính hoặc phạt không cho tham gia hoạt động xây dựng.

Kiên quyết loại bỏ các cán bộ có tiêu cực tham nhũng trong đầu tƣ xây dựng cơ bản. Đây là một việc làm cần thiết nhƣng hết sức khó khăn. Thực tế công tác cán bộ hiện nay cho thấy, cán bộ quản lý nếu có tiêu cực tham nhũng chƣa đến mức bị xử lý hình sự thì rất khó sử dụng nhƣng loại bỏ cũng không dễ. Đối với nhà nƣớc điều này lại càng khó thực hiện, nó không phải nhƣ các khu vực vốn tƣ nhân hoặc đầu tƣ nƣớc ngoài. Nếu sử dụng các cán bộ yếu về chuyên môn, kém về phẩm chất, có xảy ra tình trạng tham nhũng, tiêu cực thì chất lƣợng các công tình xây dựng cơ bản yếu kém, hiệu quả đầu tƣ không cao là điều tất yếu xảy ra. Nhƣng nếu loại bỏ các cán bộ này thì không dễ bởi phải tuân theo luật lao động, pháp lệnh cán bộ công chức, biên chế, chức vụ trong Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể… Vì vậy ngay từ đầu với các dự án đầu tƣ đã phải lựa chọn các cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực. Kiên quyết không đƣa các cán bộ có phẩm chất năng lực yếu kém vào quản lý dự án. Nếu trong quá trình thực hiện để xảy ra tiêu cực tham nhũng, thất thoát lãng phí phải xử lý kỷ luật nghiêm, nếu có dấu hiệu hình sự phải truy tố xét xử. Để tránh tình trạng tiêu cực xảy ra, chủ đầu tƣ và các đơn vị thi công phải có trách nhiệm giáo dục cán bộ, công nhân, đề ra nội quy quy chế sát thực, quản lý tốt, có quy trình kiểm soát chất lƣợng công việc và đảm bảo đời sông vật chất tinh thần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước ở việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)