NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY:

Một phần của tài liệu Thay đổi cung cầu và sự thay đổi doanh thu lợi nhuận tại các Cty thủy sản pps (Trang 40 - 41)

Trong thời gian qua, công ty đã đạt nhiều thành tựu nỗi bật trong hoạt động kinh doanh. Công ty xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao ở tấc cả lĩnh vực: Năm 2004 tổng doanh thu tăng 55%, kim ngạch xuất khẩu tăng 69%, sản xuất chế biến Thủy sản tăng 66%, nộp ngân sách tăng 38%, lợi nhuận tăng 34%, thu nhập của người lao động cao hơn so với năm 2003. Những thành quả mà công ty đạt được một phần là sự khởi sắc của nên kinh tế với chính sách quản lý kinh tế - thương mại trong nước tiếp tục thông thoáng và hội nhập quốc tế đã góp phần tạo nên.

Năm 2004 là năm hoạt động xuất nhập khẩu có bước phát triển vượt bậc tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 169% trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng 96%, kim ngạch nhập khẩu tăng 46% so với năm 2003.

Đối với hoạt động xuất khẩu: Năm 2004 xuất khẩu có mức tăng trưởng đột biến, trong đó thị trường có mức tăng trưởng cao nhất là Mỹ chủ yếu từ hai mặt tôm sú luộc và cá tra Fillet. Đây có thể nói là kết quả đầu tư công tác đổi mới công nghệ, quan hệ tốt với khách hàng của công ty, trước dây, thị trường chủ yếu là Nhật Bản (60%), Hồng Công (24%), ngày nay mặt hàng của công ty vươn ra thị trường EU, kể cả thị trường Mỹ (thị trường này được đánh giá là thị trường khó tính).

Đối với hoạt động nhập khẩu: Trong năm qua công ty đã nhập khẩu vật tư là 44.767.438 tr USD bằng 128% so với kế hoạch, vượt 46% so với năm 2003. Đồng thời doanh thu đạt 1600 tỷ đồng tăng 45% so với kế hoạch và tăng 55% so với năm 2003. Hoạt động nhập khẩu tuy chịu những khó khăn chung của nền kinh tế như giá cả hầu hết cãc mặt hàng không ổn định, sự biến động của tỷ giá, sức mua kém do vậy tiêu thụ cũng gặp những khó khăn. Song nhờ có những bước dự đoán tốt tình hình, thường xuyên theo dõi biến động của thị trường để đề ra chính sách hợp lý nên lĩnh vực kinh doanh này tiếp tục phát triển và tương đối ổn định, mở rộng thêm nhiều mặt hàng, thay đổi cơ cấu hàng nhập khẩu: mặt hàng vật tư - thiết bị vượt lên mặt hàng nhựa chiếm tỷ lệ 48%, mặt hàng giấy, lúa miì, thép đều tăng lên. Nhìn chung hoạt động kinh doanh vật tư cả ba khu vực: Thành phố Hồ Chí Minh, Miền Trung - Tây Nguyên, Hà Nội - Hải Phòng đều đạt mức tăng trưởng ổn định.

Việc tiêu thụ mặt hàng vật tư có nhiều thuận lợi, đầu ra hầu như đã được xác định. Tuy nhiên bên cạnh đó còn có những mặt hạn chế như: Chưa đa dạng mặt hàng xuất khẩu, mặt hàng mới chưa nhiều. Sản phẩm chất lượng cao giá trị tăng nhưng không đáng kể. Trên lĩnh vực kinh doanh vật tư, chưa nắm chắc được nhu cầu của thị trường để cung cấp được những mặt hàng cần cho thị trường. Một khó khăn nữa là sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp khác, hiện công ty đang có nhiều đối thủ cạnh tranh, nhưng hầu hết những sản phẩm bán ra đều không áp dụng chính sách chiết khấu, giảm giá. Vì vậy công ty cần áp dụng chính sách khuyến mãi nhằm tăng thêm lượng khách hàng

Một phần của tài liệu Thay đổi cung cầu và sự thay đổi doanh thu lợi nhuận tại các Cty thủy sản pps (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)