Các di tích lịch sử nổi bật tại Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng marketing địa phương trong phát triển du lịch tỉnh bắc ninh (Trang 59)

STT TÊN DI TÍCH ĐẶC ĐIỂM

1 Đền Lý Bát Đế

- Thuộc xóm Thượng, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn

- Thờ tám vị vua thời Lý

- Được công nhận là di tích lịch sử - văn hoá vào ngày 25/01/1991.

2 Đền thờ

Lê Văn Thịnh

- Thuộc thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình

- Thờ Lê Văn Thịnh còn có tên gọi là đền Đức Thánh Trạng

- Đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia theo quyết định số 226QĐ/BT ngày 05/02/1994

3 Chùa Dâu

- Xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành

- Là ngôi chùa được coi là có lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam

- Được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử ngày 28/04/1962

4 Chùa Bút Tháp

- Thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, Thuận Thành

- Trong chùa có tượng Bồ tát Quan Thế Âm bằng gỗ lớn nhất VIệt Nam

- Được xếp hạng là di tích cấp quốc gia ngày 28/04/1962

5 Chùa Tiêu

- Thuộc xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn - Trung tâm Phát giáo xưa của Việt Nam

- Được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia vào 28/04/1962

6

Lăng và đền thờ Kinh Dƣơng

Vƣơng

- Thuộc thôn Á Lũ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành.

- Là nơi thờ phụng Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, nhưng bậc Thuỷ tổ của dân tộc Việt Nam

- Được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hoá ngày 02/02/1993

7 Chùa Dạm - Thuộc xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh

- Xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá từ năm 1962

8 Chùa Phật Tích

- Xã Phật Tích, huyện Tiên Du

- Trong chùa có tượng đức Phật bằng đá thời nhà Lý lớn nhất VIệt Nam

- Được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia vào 28/04/21962

Nguồn : Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh

Hiện tại, đa số các di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh đều mang tính chất cục bộ địa phương, chỉ có giá trị về mặt lịch sử - văn hóa chứ chưa được khai thác dưới dạng sản phẩm du lịch. Nói cách khác, các di tích này "chưa hướng đến du lịch" và không đem lại doanh thu cho du lịch tỉnh. Ngoại trừ chùa Dâu, lăng Kinh Dương Vương, chùa Phật Tích, đền Đô, chùa Dạm, lăng và đền thờ Cao Lỗ Vương đã được quy hoạch, lập dự án đầu tư tôn tạo theo hướng phục vụ mục tiêu phát triển du lịch, đa số các dự án đang trong quá trình lập dự án đầu tư để trùng tu, tôn tạo là chính. Thực tế cho thấy, khách đến tham quan các di tích này tập trung vào mùa xuân, mùa lễ hội, còn ngày thường thì các địa điểm trên hầu như không có khách.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do các di tích lịch sử văn hóa chưa được quy hoạch để phục vụ cho du lịch. Dẫn đến các địa điểm trên không

hình thành được hoạt động kinh doanh du lịch, thiếu dịch vụ, chất lượng kém, không có hướng dẫn viên… qua đó không thu hút được khách du lịch.

Một vấn đề quan trọng nữa đó là công tác truyền thông. Các doanh nghiệp lữ hành, khách du lịch có quá ít thông tin về du lịch Bắc Ninh, đặc biệt là du lịch tâm linh liên quan đến các di tích lịch sử văn hóa. Xưa nay, nhắc đến Bắc Ninh là nhắc đến Quan họ, các làng nghề chứ không ai biết về du lịch tâm linh. Khi nói về du lịch tâm linh ở phía Bắc, người ta thường nhắc đến Bái Đính, Quảng Ninh… chứ còn Bắc Ninh thì hầu như không ai biết đến. Mặc dù cho hệ thống chùa, đền, các di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh là vô cùng nhiều và có giá trị nhân văn cao cả. Việc đó cho thấy công tác quảng bá, giới thiệu, cung cấp thông tin còn nhiều hạn chế.

b. Lễ hội

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng 41 lễ hội đáng chú ý trong năm được duy trì. Trong đó có những lễ hội có ý nghĩa đặc biệt và có tầm ảnh hưởng lớn như: Hội chùa Dâu, hội Lim, hội đền Đô, hội đền bà Chúa Kho…

Tất cả các lễ hội mang đậm nét đặc trưng cho lễ hội cổ truyền của vùng Kinh Bắc độc đáo, đặc sắc mang nhiều bí ẩn tín ngưỡng về những đấng thần lình, anh hùng dân tộc. Mỗi lễ hội giống như một viện bào tàng sống về văn hoá, truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc với những lễ nghi tôn giáo và những trò chơi dân gian. Dưới đây là một số lễ hội tiêu biểu :

 Lễ hội Lim (thị trấn Lim, huyện Tiên Du) được tổ chức và 13 tháng Giêng hàng năm, tổ chức thi hát Quan họ.

 Lễ hội làng Tam Đảo – Phú Lâm – Tiên Du. Được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng 2 hàng năm. Kỷ niệm ngày sinh của ông bà Phụ Quốc Đại Vương Trần Quý và Minh Phúc Hoàng Thái Hậu Phương Dung. Tưởng nhớ

ơn hai vị tướng Đào Lại Bộ người có công giúp Thục Phán An Dương Vương đánh bại Triệu Đà xâm lược.

 Lễ hội Đền Đô (Đình Bảng, thị xã Từ Sơn) để kỷ niệm ngày đăng quang của vua Lý Thái Tổ - 15 tháng 3 năm Canh Tuât 1010 và tưởng niệm các vị vua nhà Lý.

 Lễ hội Phù Đổng (của bốn xã trong đó có xã Phù ĐỔng, huyện Tiên Du) ngày 9 tháng 4 để kỷ niệm vị anh hùng dân tộc Phù Đổng Thiên Vương.

 Lễ hội Thập Đình (của mười xã thuộc hai huyện Quế Võ và Gia Bình) để kỷ niệm trang nguyên đầu tiên của Việt Nam tức Thái sư Lê Văn Thịnh và Doãn Công (Cao Doãn Công).

 Lễ hội Đền Cao Lỗ Vương ngày 10 tháng 3 ở làng Tiểu Than (làng Dựng) xã Vạn Ninh và làng Đại Than (làng Lỡ) ở xã Cao Đức, huyện Gia Bình.

Các lễ hội truyền thống, các Festival là công cụ rất tốt để thu hút khách du lịch đến với tỉnh Bắc Ninh và các địa phương khác. Tuy nhiên để phát triển bền vững thì đòi hỏi các lễ hội, Festival này phải luôn được đầu tư cả về nội dung và hình ảnh. Yêu cầu là vậy, tuy nhiên việc thực hiện chung như thế nào để hiệu quả lại là một bài toán khó đối với lãnh đạo tỉnh và các nhà hoạch định du lịch. Hiện nay các lễ hội được tổ chức ở Bắc Ninh theo phong tục tập quán lâu đời, không có sự đổi mới. Một số lễ hội còn gây ra những hình ảnh không đẹp cho du lịch tỉnh như nghi thức chém lợn ở lễ hội thôn Ấp Thượng – TP. Bắc Ninh, đốt vàng mã, ném tiền, đổi tiển… đã tồn tại lâu đời và gây khó khăn trong công tác quản lý. Ngoài ra còn nhiều biến tướng, tiêu cực nảy sinh trong quá trình tổ chức lễ hội. Công tác đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Một vấn đề nữa, là các lễ hội tuy nhiều nhưng tổ chức rời rạc, không theo chuyên đề, chủ đề du lịch. Đây là hạn chế lớn nhất trong phát triển du

lịch văn hoá ở Bắc Ninh. Làm sao để có thể triển khai nhiều dịch vụ, tăng thời gian lưu trú, chi tiêu của du khách trong bối cảnh các địa điểm du lịch không có sự liên kết với nhau, các lễ hội tổ chức không theo quy hoạch du lịch, không khai thác được hoạt động kinh doanh du lịch lâu dài, chỉ loé lên vào thời điểm lễ hội diễn ra, còn sau đấy thì là cảnh đìu hiu không có khách du lịch tham quan.

c. Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Với giá trị đã được UNESCO công nhận, không khó hiểu khi Quan họ Bắc Ninh được tỉnh chú trọng đầu tư cho công tác du lịch. Để khai thác tiềm năng của Quan họ trong phát triển du lịch, không chỉ địa phương mà doanh nghiệp cũng đã tham gia và đóng góp lớn trong việc tạo ra các sản phẩm du lịch liên quan đến loại hình nghệ thuật này. Nhiều công ty lữ hành đã thiết kế những tour du lịch riêng về miền quan họ nhân dịp các sự kiện văn hóa thể thao lớn của tỉnh như "Festival Bắc Ninh", chương trình nghệ thuật "Về miền Quan họ" hay Hội Báo Xuân, Hội thi hát dân ca Quan họ đầu xuân… kết hợp tham quan các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn. Trung tâm xúc tiến du lịch Bắc Ninh đã tổ chức được những tour du lịch ngắn ngày vào cuối tuần cho các khách Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… làm việc tại các khu công nghiệp.

Bên cạnh đó, Bắc Ninh còn tổ chức hát quan họ tại hầu hết các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên hoạt động giới thiệu, quảng bá, phát huy giá trị của các làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh; khuyến khích các nghệ nhân hát quan họ trong các lễ hội; có chính sách đãi ngộ đối với các nghệ nhân quan họ; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và khuyến khích người dân gìn giữ các làn điệu dân ca, dân vũ và biểu diễn nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là hát quan họ.

Trong quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, lãnh đạo cũng xác định coi phát triển du lịch Miền Quan họ là mũi nhọn nhằm khai thác hết những nguồn lợi mà loại hình dân ca nay mang lại. Cần thiết hơn cả là việc xây dựng, thiết kế những sản phẩm du lịch đặc trưng chỉ có riêng ở Bắc Ninh.

Phát triển du lịch Quan họ sẽ góp phần hình thành xu hướng tìm hiểu văn hóa Quan họ, cũng chính là tìm hiểu lịch sử truyền thống, phong tục tập quán của ông cha ta, bản sắc dân tộc ta. Đối với bạn bè quốc tế thì dân ca Quan họ đã trở thành hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam. Vì vậy, phát triển du lịch di sản văn hóa Quan họ góp phần quảng bá, đưa hình ảnh đất nước Việt Nam ra với thế giới

Đây là cách làm cũng như hướng đi đúng của những nhà hoạch định du lịch tỉnh Bắc Ninh. Cần thiết phải có sự chung tay giữa nhà nước và doanh nghiệp để có những chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn, đột phá và đổi mới tư duy làm du lịch. Làm sao để vừa khai thác có hiệu quả loại hình dân ca ngày, vừa duy trì, gìn giữ được các giá trị vô cùng to lớn của nó. Đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn hơn nữa, đưa Quan họ trở thành bảo vật quốc gia, phát triển đến tầm cỡ châu lục và thế giới.

d. Làng nghề truyển thống

Nhờ có vị trí liền kề với thủ đô Hà Nội qua nhiều thế kỷ, Bắc Ninh xưa và nay vốn là vùng có nhiều nghề thủ công nổi tiếng như : làng tranh dân gian Đông Hồ, làng gốm Phù Lãng, làng đúc đồng Đại Bái, làng rèn Đa Hội, làng dệt Lũng Giang, Hồi Quan, sơn mài Đình Băng, chạm khắc Đồng Kỵ, làng nghề Tre trúc Xuân Lai… Ngày nay nhiều làng nghề đã bị mai một, việc khôi phục và phát triển các làng nghề vừa để phát triển kinh tế địa phương vừa để phát triển du lịch được tỉnh quan tâm với việc quy hoạch, xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề tập trung.

3.2.2.3 Cơ sở hạ tầng du lịch

Cùng với xu hướng chung của cả nước hiện nay, do lượng khách và nhu cầu xã hội ngày càng tăng nên các khách sạn, nhà nghỉ được xây dựng thêm để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Năm 2011, toàn tỉnh có 254 cơ sở lưu trú (18 khách sạn, 236 nhà nghỉ) thì năm 2015 toàn tỉnh đã có 314 cơ sở lưu trú (19 khách sạn, 295 nhà nghỉ), số khách sạn tăng thêm 1 khách sạn 4 sao và số nhà nghỉ tăng 25%. Số buồng, giường cũng phát triển mạnh, năm 2011 toàn tỉnh có 2.592 buồng và 3.159 giường thì năm 2015 toàn tỉnh đã có 4.248 buồng và 5.496 giường, tăng 64% về số buống và tăng 74% về số giường so với năm 2011. Về hệ số sử dụng buồng cũng cho thấy mức tăng khá qua từng năm.

Ngoài hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, các hệ thống vui chơi khác bao gồm nhà hàng, phòng hội nghị, cơ sở vui chơi giải trí… Hệ thống cơ sở ăn uống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng ngày càng đa dạng hầu hết các cơ sở lưu trú đều kinh doanh dịch vụ ăn uống. Các nhà hàng ăn uống luôn đáp ứng được nhu cầu của du khách. Các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao số lượng cũng như chất lượng còn rất hạn chế, mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của người dân địa phương, chưa đáp ứng cược nhu cầu của khách du lịch.

3.2.2.4 Nguồn nhân lực

Hiện tại toàn tỉnh có 1.140 người hoạt động trong lĩnh vực du lịch, tăng bình quân giai đoạn 2010 – 2014 là 12,41%, trong đó xu hướng tăng lao động đại học và trên đại học tăng nhanh bình quân 61,98%, chứng tỏ nhân lực ngành Du lịch đang đòi hỏi cao dần và phù hợp với hội nhập quốc tế. Một điểm bất cập hiện nay là cán bộ quản lý nhà nước về du lịch cấp huyện, thị xã mới chỉ từ 1 đến 2 cán bộ theo dõi về du lịch theo hướng kiêm nhiệm chuyên môn nhiều lĩnh vực. Do vậy còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước, mức độ tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương về du lịch còn yếu. Đối với các doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, lực lượng lao động chưa qua đào tạo du lịch chiếm đến 50%. Tình trạng chung là thừa lao động lớn tuổi, chưa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, thiếu lao động được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ có chất lượng. Đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên và thuyết minh viên tại các điểm du lịch đang gặp rất nhiều khó khăn. Do lực lượng mỏng và thiếu cả về kinh nghiệm lẫn chuyên môn dịch vụ.

Bảng 3.8: Số lao động ngành du lịch phân theo trình độ giai đoạn 2010 – 2014

3.2.3 Thực trạng vận dụng Quy trình Marketing địa phƣơng trong phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh

3.2.3.1 Giai đoạn đánh giá hiện trạng địa phương

a. Thiết lập các đặc trưng hấp dẫn cho địa phương

Về điều kiện tự nhiên Bắc Ninh có những lợi thế lớn để phát triển du lịch mà không phải địa phương nào cũng sở hữu được: với vị trí địa lý là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, là cầu nối của nhiều khu vực – vùng kinh tế phía Bắc, có hệ thống giao thông thuận tiện dễ dàng kết nối được với những địa phương khác, đó sẽ là một lợi thế không nhỏ trong phát triển kinh tế xã hội trong đó có phát triển du lịch; khí hậu cận nhiệt đới ẩm phù hợp cho hoạt động du lịch diễn ra trong cả năm; nằm trong vùng văn minh châu thổ sông Hồng, có 3 con sông lớn chảy qua các làng mạc, thôn xóm và bồi đắp hình thành các bãi bồi ven sông. Đây là điều kiện hết sức thuận lới để phát triển du lịch sinh thái, làng quê Kinh Bắc.

Về điều kiện kinh tế - xã hội: như đã được phân tích ở các phần trên, tỉnh Bắc Ninh có một nền tảng về phát triển kinh tế xã hội rất tốt do thành quả

chỉ số về GDP trên đầu người, thu ngân sách, nộp NSNN… đều nằm trong Top. Đấy là những lợi thế không phải địa phương nào cũng có được. Không chỉ riêng du lịch, mà bất kể một ngành nghề kinh doanh nào cũng cần một nền kinh tế - xã hội đủ mạnh để thúc đẩy phát triển.

Về lịch sử - văn hoá và các đặc trưng của địa phương: chỉ sau Hà Nội, Bắc Ninh là địa phương có số lượng, mật độ các di tích lịch sử văn hoá vô cùng lớn và giá trị. Trong khai thác phát triển du lịch, Bắc Ninh có thể đồng loạt cung cấp những loại hình du lịch hoàn toàn dựa trên các đặc trưng về lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng marketing địa phương trong phát triển du lịch tỉnh bắc ninh (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)