CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN THƯƠNG MẠI.
4.1.1. Sự phát triển kinh tế
Ngân hàng Thế giới gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng. Chúng ta đã bước vào thế kỷ 21 đã 10 năm, nhưng chương trình đào tạo và việc đánh giá năng lực của học sinh, sinh viên vẫn dựa chủ yếu vào kiến thức. Peter M. Senge
nói “Vũ khí cạnh tranh mạnh nhất là học nhanh hơn đối thủ”. Rõ ràng muốn tăng cường năng lực cạnh tranh chúng ta không những phải học nhanh mà phải học đúng. Ngày xưa, nhà trường là nơi duy nhất để ta có thể tiếp cận với kiến thức. Thế giới ngày càng phẳng hơn, nhờ internet mọi người đều có thể tiếp cận được thông tin, dữ liệu một cách bình đẳng, mọi lúc, mọi nơi. Kiến thức ngày càng nhiều và từ việc có kiến thức đến thực hiện một công việc để có kết quả cụ thể không phải chỉ có kiến thức là được. Từ biết đến hiểu, đến làm việc chuyên nghiệp với năng suất cao là một khoảng cách rất lớn. Vậy câu hỏi đặt ra là: “Kỹ năng nào là cần thiết cho mỗi con người để thành công trong công việc và cuộc sống?”
Nước ta đang trong quá trình toàn cầu hoá hội nhập quốc tế, là quá trình hợp tác để phát triển vừa là quá trình đấu tranh của các nước đang phát triền để bảo vệ quyền lợi quốc gia. Cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia ngày càng trở nên quyết liệt, đòi hỏi các nước phải đổi mới công nghệ tăng năng suất lao động, để làm được điều đó đòi hỏi nguồn lực phải có trình độ cao không chỉ là kiến thức chuyên môn mà cả những kỹ năng sống và làm việc. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều lấy giáo dục phổ thông làm nền tảng và coi giáo dục đại học là yếu tố quyết định chất lượng nguồn
nhân lực. Các nước đều xem phát triển giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược
phát triển kinh tế xã hội, dành cho giáo dục những đầu tư ưu tiên, đẩy mạnh cải cách giáo dục nhằm giành ưu thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu xã hội. Chất lượng đầu ra của sản phẩm là yếu tố quyết định đến uy tín thương hiệu của mỗi trường, thì thị trường sử dụng nguồn nhân lực là khâu kiểm nghiệm cuối cùng chất lượng sản phẩm đó. Hệ thống giáo dục, chương trình và phương pháp giáo dục của các quốc gia tiếp tục được thay đổi nhằm xoá bỏ mọi ngăn cách trong nhà trường, rèn luyện kỹ năng, cung cấp các tri thức hiện đại đáp ứng yêu cầu thích nghi những phát sinh của nền kinh tế.Vậy một nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng được nhu cầu xã hội, không chỉ giỏi về kỹ năng chuyên môn mà cần giỏi về kỹ năng mềm. Chính vì vậy, giáo dục nước nhà, cũng như các trường đại học ngày càng quan tâm đến việc đào tạo kỹ năng mềm.
Trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, và hội nhập quốc tế , nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên vô cùng quan trọng , quyết
định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Điều này đòi hỏi giáo dục phải có chiến lược đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời đại. Sản phẩm đào tạo đại học ngày nay sẽ phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh có tính quốc tế hoá cao. Trong bối cảnh đó, phạm trù “chất lượng đào tạo đại học” phải có sự thay đổi quan trọng theo hướng: vừa phải biết sống hòa hợp với cộng đồng dân tộc và quốc tế, vừa phải có năng lực và bản lĩnh để cạnh tranh tự khẳng định và tự phát triển. Đó là những đòi hỏi quan trọng của giáo dục đại học trong thời kỳ mới, nó cũng là thách thức lớn đối với nền giáo dục của các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Hiện nay, trong quá trình tuyển dụng ngoài trình độ chuyên môn của ứng viên thì kỹ năng mềm của ứng viên rất quan trọng là cơ sở để nhà tuyển dụng lựa chọn ứng viên phù hợp nhất. Nhân viên có kỹ năng mềm tốt tạo ra môi trường làm việc năng động và hiệu quả, qua đó góp phần hoàn thành tốt các mục tiêu công ty đề ra. Kỹ năng mềm tạo điều kiện làm việc nhóm hiệu quả, phát triển sự lãnh đạo, giao tiếp và sử dụng thời gian và các nguồn lực khôn ngoan. Như vậy có thể nói kỹ năng mềm có vai trò then chốt đối với thành quả của tổ chức. Chính vì vậy khi tuyển chọn nhân viên các nhà tuyển dụng đặt vai trò của kỹ năng mềm lên 1 vị trí rất quan trọng.