V t li ê
KẾT QUẢ VA THẢO LUẬN
Khảo sat ảnh hương của nồng độ đạm đến sự phat triên của cây CVT trong điều kiện thủy canh nhỏ giọt.
Kết quả theo dõi quá trình sinh trưởng của cây cúc vạn thọ trong 2 tháng. Các chỉ tiêu về đường kính tán, chiều cao cây, số cành của cúc vạn thọ được ghi nhận và kết quả được thể hiện trong bảng 4.
Bảng 4. Ảnh hương của nồng độ đạm lên sự sinh trương của cúc vạn thọ
*Các mẫu tự khác nhau biểu diễn mức độ sai biệt có ý nghĩa khác nhau (theo cột) ở độ tin cậy 95%.
Kết quả thí nghiệm cho thấy ở nồng độ đạm khác nhau, chỉ tiêu về số cành và đường kính tán không khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Về chỉ tiêu chiều cao cây ở nồng độ đạm thấp (50; 100 ppm) cao hơn so với nồng độ đạm cao (150; 200 ppm). Cây ở nồng độ đạm 50 ppm cây xu hướng ít ra chồi hơn và chậm ra nụ. Trong khi đó ở nồng độ đạm trung bình (100; 150 ppm) cây có xu hướng phát triển cân bằng giữa chiều cao và ra chồi mới cũng như phù hợp để ra nụ sớm. Việc ra nụ sớm có thể rút ngắn thời gian canh tác từ 15 ÷ 20 ngày so với canh tác truyền thống. Ở nồng độ đạm 200 ppm cây chậm phát triển hơn và dễ gãy đổ. Kết hợp các chỉ tiêu theo dõi, nồng độ đạm 100 ppm được đánh giá là phù hợp khi thủy canh cây cúc vạn thọ. Kết quả này tương tự công bố của Owen và đồng tác giả (2017) cho thấy nồng độ N phù hợp thủy canh cây cúc vạn thọ là 100 ÷ 200 ppm.
Nồng độ N (ppm) Đường kính tán (cm) Chiều cao (cm) Số cành
(cành/cây) Đặc điểm khác
50 16,3 ± 3,7a(*) 19,8 ± 0,5c 8,5 ± 4,4a Chậm ra nụ 100 20,0 ± 2,2a 20,0 ± 0,8c 9,3 ± 0,9a Ra nụ sớm 150 20,6 ± 2,4a 18,0 ± 0,8b 11,8 ± 1,9a Ra nụ sớm 200 19,7 ± 5,5a 16,7 ± 0,5a 8,0 ± 3,8a Cây dễ gãy
Hình 13. Cây cúc vạn thọ qua từng giai đoạn
(1, 2, 3, 4: nồng độ 50, 100, 150, 200 ppm; A, B, C: 14, 21, 28 ngày tuổi)
Khảo sat sự hình thành carotenoid giữa cây CVT được trồng trong điều kiện bình thường và thủy canh nhỏ giọt.
Kết quả theo dõi quá trình sinh trưởng của cây cúc vạn thọ trong 2 tháng. Các chỉ tiêu về đường kính tán, chiều cao cây, số cành của cúc vạn thọ được ghi nhận và kết quả được thể hiện trong bảng 5.
Bảng 5. Ảnh hưởng của phương pháp trồng đén sự phát triển của cây CVT
*Các mẫu tự khác nhau biểu diễn mức độ sai biệt có ý nghĩa khác nhau (theo cột) ở độ tin cậy 95%.
Sau khi thu hoạch tiến hành đo sinh khối của mẫu, số liệu thu được thể hiện trong bảng 6.
Phương pháp Đường kính tán (cm)
Chiều cao
(cm) (cành/cây)Số cành Đặc điểm khác
Truyền thống 22,86 ± 4,91a(*) 40,14 ± 1,35a 4,43 ± 0,79a Phát triển chiều cao Thủy canh
nhỏ giọt 29,00 ± 2,16
b 39,57 ± 1,90a 8,14 ± 2,04b Tán lá phát triển mạnh
Bảng 6. Khối lượng chất khô mẫu cúc vạn thọ
Phương pháp trồng Khối lượng tươi (g) Khối lượng khô (g) Truyền thống 87,67 ± 13,28a 17,55 ± 5,14a
Thủy canh nhỏ giọt 161,67 ±17,56b 27,71 ± 1,37b
Hàm lượng carotenoid có trong mẫu sau khi được xác định được thể hiện trong bảng 7.
Bảng 7. Hàm lượng carotenoid tổng
(C1, C2, C3 lần lượt là chậu 1, chậu 2, chậu 3)
Phương pháp trồng Hàm lượng carotenoid tổng (µg/mL)
C1 C2 C3
Truyền thống 198,37 ±3,48a 209,00 ± 0,65a 205,2 ± 5,45a
Thủy canh nhỏ giọt 234,83 ± 12,33b 244,37 ± 5,42b 248,87 ± 3,43b
Kết quả thí nghiệm cho thấy ở hai phương pháp trồng khác nhau, chỉ tiêu về chiều cao cho thấy không có sự khác biệt về mặt thống kê. Về chỉ tiêu về đường kính tán, số nhánh và sinh khối của phương pháp thủy canh nhỏ giọt cao hơn phương pháp trồng truyền thống. Cây được trồng bằng phương pháp truyền thống có xu hướng phát triển chiều cao, tán lá hẹp và thưa. Cây được trồng bằng phương pháp thủy canh nhỏ giọt phát triển cân bằng về chiều cao, tán lá dày và có số nhánh nhiều hơn. Khi phân tích hàm lượng carotenoid hình thành trong quá trình phát triển của cây CVT cho thấy cây CVT được trồng thủy canh có hàm lượng carotenoid cao hơn cây CVT trồng truyền thống.
Hình 14. Cây cúc vạn thọ qua từng giai đoạn
(1, 2: phương pháp truyền thống và thủy canh nhỏ giọt; A, B, C: 14, 28, 49 ngày tuổi)