Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình nhập khẩu ôtô trong tương lai

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích sự thаy đổi củа thuế quаn Việt Nаm đối với hàng ô tô nhập khẩu và thách thức với ngành ô tô trоng nước (Trang 58 - 62)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình nhập khẩu ôtô trong tương lai

a) Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Sơ lược về hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. 12 thành viên của TPP bao gồm: Úc, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Vietnam, Mỹ và Nhật Bản

Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên. Ngoài ra, TPP sẽ còn thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước này, như: sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, hay an toàn lao động… Các quốc gia thành viên hiện

tại của TPP chiếm 40% GDP của cả thế giới và 26% lượng giao dịch hàng hóa toàn cầu.

Ảnh hưởng của hiệp định lên ngành công nghiệp ô tô

Theo thỏa thuận TPP, Việt Nam sẽ cắt giảm dần thuế nhập khẩu đối với ôtô có động cơ dung tích từ 3.0 L trở lên về 0% trong vòng 10 năm (hiện thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ các nước này về Việt Nam đang ở mức 70%) Mỹ và Nhật hiện nay là hai quốc gia xuất khẩu ô tô lớn nhất trong khối TPP. Do đó ôtô hai nước này sẽ rộng đường tiến vào thị trường Việt Nam đầy hấp dẫn.

Cũng theo thỏa thuận này, ô tô được miễn thuế nhập khẩu sẽ phải có ít nhất 45% linh kiện sản xuất nội khối TPP. Một chiếc xe được xem là sản xuất nội khối nếu các thành phần chính được làm tại một trong 12 nước TPP. Còn các linh kiện nhỏ vẫn có thể được lấy từ bên ngoài. Các nhà đầu tư có thể dịch chuyển đầu tư chuỗi cung ứng linh kiện phụ tùng ôtô từ Thái Lan (nước không phải thành viên TPP) sang Việt Nam để được hưởng thuế suất 0%. Do đó, TPP sẽ tạo ra sức hút đầu tư cho Việt Nam trong ngành sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô. Điều này cũng tạo tiền đề cho việc sản xuất ra một chiếc ô tô “Made in Vietnam”.

Ở góc nhìn khác, một chuyên gia kinh tế nhận định khi xe nhập khẩu rẻ hơn xe trong nước, các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp sẽ có xu hướng chuyển sang nhập khẩu xe. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chiến lược phát triển công nghiệp ô tô nội địa.

Ở góc độ khác, quá trình hội nhập này có thể mang đến những thách thức không nhỏ, đặc biệt với các nhà sản xuất trong nước. Khi hiệp định TPP chính thức có hiệu lực, thuế suất nhập khẩu giữa các nước nội khối sẽ giảm xuống 0%, đến lúc đó, nếu không chứng minh được tỉ lệ linh phụ kiện đạt 45% có xuất xứ nội khối, Việt Nam chỉ còn cách nhập khẩu ô tô. Song song với hiệp định TPP, lộ trình cắt giảm thuế quan đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu từ các quốc gia thành viên ASEAN và ASEAN + 3 (gồm Trung Quốc,

Hàn Quốc, Nhật Bản) sẽ giảm rất nhanh và đến năm 2018, mức phổ biến sẽ là 5%, chỉ nhỉnh hơn chút ít so với xe nhập khẩu từ các nước thành viên ASEAN là 0%. Vì vậy, với tỉ lệ nội địa hóa ở mức thấp như hiện nay, VN có thể sẽ trở thành thị trường tiêu thụ xe ôtô của các doanh nghiệp nước ngoài.

Hơn nữa, khi các doanh nghiệp Mỹ, Nhật đổ tiền sản xuất linh kiện ở Việt Nam, họ cũng sẽ xem xét kỹ về trình độ năng lực lao động, các loại thuế phí phải đóng… có lợi thế hơn so với đầu tư tại nước họ hay không. Đồng thời cơ chế chính sách, thủ tục hành chính của Việt Nam phải thay đổi hợp lý hơn, đến lúc đó Việt Nam mới có thể trở thành nơi cung cấp linh kiện ô tô cho thế giới.

b)Dự thảo thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô

Cụ thể dự thảo thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với mặt hàng ô tô dưới 1.000 cm đã tăng lên so với dự thảo tại tờ trình số 469/TTr-CP ngày 6/10/2015. Đồng thời thời gian áp dụng các mức thuế suất cũng được chia cụ thể hơn qua các năm. (xem bảng 1 phần phụ lục)

Cụ thể, xe ô tô có dung tích xi lanh18

trên 3.0 đến 4.0 sẽ tăng thuế TTĐB từ 60% lên 90%. Xe có dung tích xi lanh trên 4.0 đến 5.0 tăng thuế từ 60% lên 110%. Xe có dung tích xi lanh trên 5.0 đến 6.0 tăng thuế từ 60% lên 130%. Với xe trên 6.0 sẽ tăng tới 2,5 lần mức thuế hiện hành, từ 60% lên 150%. Chiều ngược lại, Chính phủ chọn phương án giảm thuế TTĐB đối với dòng xe ưu tiên phát triển có dung tích xi lanh dưới 2.0 với mức giảm từ 5- 15%. Theo lý giải, việc đề nghị tăng thuế suất với dòng xe kể trên vì những dòng xe tiêu hao nhiên liệu, kích thước lớn chưa phù hợp với điều kiện hạ tầng giao thông và thu nhập người dân, lượng khí thải ra môi trường lớn.

Nếu Quốc hội phê duyệt phương án này thì từ năm 2016, ô tô nhập khẩu có giảm giá nhưng sẽ không giảm mạnh. Cụ thể, theo cam kết gia nhập

18Dung tích xi lanh: thể tích của tất cả các xilanh bên trong của động cơ, thường đo bằng đơn vị lít

AFTA, từ 1/1/2016 thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ khu vực ASEAN về Việt Nam sẽ giảm xuống còn 40% và đến 1/7 sang năm, thuế tiêu thụ đặc biệt với xe có dung tích xi lanh từ 2.0L trở xuống giảm 5%. Theo tính toán của các doanh nghiệp, ô tô có dung tích xi lanh dưới 2.0L nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN về sẽ giảm khoảng 7% vào thời điểm sau 1/7/2016. Trong khi đó, nếu áp dụng phương án trước kia, mức giá xe loại này có thể giảm từ 15% tới 30%, tùy từng dung tích. Với ô tô nhập khẩu ngoài khu vực ASEAN, theo cam kết của các hiệp định thương mại khác, do thuế suất thuế nhập khẩu giảm không đáng kể, chỉ ở mức khoảng 6-7% trong năm 2016, nên giá xe nhập về Việt Nam, tính cả thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm không đáng kể. Như vậy, muốn mua xe rẻ thì phải chờ đến 2019, khi đó thuế tiêu thụ đặc biệt giảm sâu và thuế nhập khẩu với khu vực ASEAN đã về mức 0%, các khu vực khác xuống mức 50%, giá xe dung tích nhỏ có dòng giảm tới 42%, như Bộ Tài chính tính toán.

c)Nguồn lực đến từ thị trường Nga

Với việc Việt Nam tham gia FTA với Liên minh Kinh tế Á - Âu (EEU), thuế NK ô tô sẽ được dỡ bỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho NK ô tô Nga vào Việt Nam. Về mặt chất lượng, hiện nay, hãng xe Nga đã hợp tác với hãng Nissan của Nhật Bản để phục hồi thương hiệu Lada nên mẫu mã tương đối hiện đại, gọn nhẹ, chất lượng cũng được nâng cao, phù hợp với thị trường Việt Nam. Các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới có thể sản xuất một chiếc ô tô ở hàng chục quốc gia khác nhau, mỗi quốc gia sản xuất một bộ phận, sau đó lắp ghép lại với nhau. Khi họ mở nhà máy tại Việt Nam cũng chỉ là chuyên sản xuất một bộ phận nhất định, do đó, muốn yêu cầu mức độ nội địa hóa cao cũng khó. Nhưng người Nga thì khác, các hãng ô tô Nga tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu ít hơn so với nước khác. Chính vì thế khi họ mở các nhà máy sản xuất ô tô ở các nước khác thì họ vẫn có thể chuyển giao công nghệ để tạo ra quy trình sản xuất mang tính khép kín. Đây có thể là một bước đột phá về

mặt công nghệ đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, bởi Việt Nam đã bỏ ra rất nhiều thời gian, tiền của nhưng ngành công nghiệp ô tô vẫn không thể nào phát triển được.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phân tích sự thаy đổi củа thuế quаn Việt Nаm đối với hàng ô tô nhập khẩu và thách thức với ngành ô tô trоng nước (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)