Cuối thập niên 80 của thế kỷ trƣớc theo đƣờng lối của Đảng xóa bỏ bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, kể từ đó nền kinh tế của chúng ta mở cửa với bên ngoài, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Ngành du lịch Việt Nam cũng phát triển và hội nhập với các quốc gia khác. Nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí khám phá và các hoạt động kinh tế thƣơng mại tăng đột biến ngay sau khi gia nhập WTO, đã gia tăng áp lực trong việc xây dựng và phát triển các cơ sở tiện nghi và dịch vụ phục vụ khách du lịch trong nƣớc và quốc tế. Ngành Du lịch Việt Nam đã xác định cho mình các mục tiêu cơ bản để có thể sánh ngang các nƣớc phát triển trong khu vực và trên thế giới trong tƣơng lai thông qua các kế hoạch
chiến lƣợc cụ thể từng thời kỳ, dựa vào chính sách phát triển chung của Đảng và Chính phủ.
Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết, Tổng cục đã xây dựng chiến lƣợc phát triển du lịch từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 Chiến lƣợc phát triển du lịch giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến 2030 đƣợc tập trung vào các vấn đề: Xây dựng sản phẩm du lịch, tuyên truyền quảng bá, đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác và hội nhập quốc tế, phát triển tổ chức lãnh thổ về du lịch. Tổng cục Du lịch đã đƣa ra 7 nội dung và là mục tiêu hƣớng đến cần giải quyết. Trong đó, chủ động sử dụng kinh phí đã đƣợc phân bổ, tăng cƣờng xúc tiến tại thị trƣờng lớn Trung Quốc, lập đề án thành lập kênh truyền hình cáp chuyên về Du lịch, thi sáng tác biểu tƣợng và khẩu hiệu cho ngành Du lịch giai đoạn 2011 - 2015, tăng cƣờng bầu chọn cho vịnh Hạ Long trở thành 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Mỗi địa phƣơng sẽ tạo sản phẩm du lịch độc đáo riêng chứ không lặp lại sản phẩm của nơi khác. Các sản phẩm du lịch đƣợc hình thành dựa trên 3 yếu tố: Du lịch biển với những tiềm năng mà nƣớc khác không có; những công trình kiến trúc, di sản văn hóa đƣợc thế giới công nhận; dựa vào văn hóa bản địa… Bên cạnh đó, ngành Du lịch sẽ tập trung đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh công tác quảng bá, tuyên truyền, xúc tiến du lịch trong và ngoài nƣớc. Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục Trƣởng Tổng cục Du lịch cho rằng, ngành Du lịch từng nhắm đến mục tiêu phát triển Việt Nam thành điểm đến hấp dẫn của thế giới với khoảng 6 triệu lƣợt khách quốc tế trong năm 2011. Tuy nhiên, với lƣợng khách đến nhƣ hiện nay thì mục tiêu này xem ra khó đạt đƣợc. Việc xây dựng chiến lƣợc mới, ngành du lịch Việt Nam hy vọng tạo nên một bƣớc đột phá trong thời gian tới.
Phấn đấu đến năm 2020 đƣa Việt Nam trở thành một trong những nƣớc có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực.
3.2. Chiến lƣợc phát triển Du Lịch Hà Nội thời gian tới
3.2.1. Chiến lược phát triển Du Lịch Hà Nội
Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị của cả nƣớc do vậy du lịch của Hà nội cũng nỗ lực hòa chung với sự phát triển ngành du lịch của cả nƣớc để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phù hợp hợp với quá trình hội nhập quốc tế.
3.2.1.1. Định hướng chung
Phát triển du lịch Hà Nội phải theo qui định hướng phát triển du lịch của Đảng, Nhà nước
Quan điểm này xuất phát từ định hƣớng phát triển du lịch cả nƣớc, cũng nhƣ định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của thành phố đến năm 2015 đƣa ngành du lịch Thủ đô xứng đáng là một trong ba trung tâm du lịch lớn của quốc gia và trở thành ngành kinh tế quan trọng trong thập niên đầu thế kỷ XXI- xứng đáng với tiềm năng to lớn của Thủ đô. Nghị quyết ĐH Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI và chỉ thị của Ban bí thƣ TW Đảng qua các kỳ đại hội, nghị quyết 15 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội đã thể hiện và xác định rõ các quan điểm về phát triển du lịch Việt Nam theo hƣớng: tập trung phát triển du lịch văn hoá, lịch sử, cảnh quan môi trƣờng tạo sức hấp dẫn đặc thù, giữ gìn phát huy đƣợc bản sắc văn hoá dân tộc và nhân phẩm con ngƣời Việt Nam, nâng cao chất lƣợng và đa dạng hoá sản phẩm du lịch thu hút nhiều khách du lịch quốc tế, đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch ngày càng tăng của nhân dân, tạo việc làm cho xã hội, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nƣớc.
Mục tiêu tổng quát như sau:
Nắm vững và khai thác triệt để những điều kiện thuận lợi, thời cơ mới trong nƣớc và quốc tế, sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh của Thủ đô tạo bƣớc ngoặt phát triển mới cả về lƣợng lẫn chất cho ngành du lịch đƣa ngành kinh tế này trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố vào đầu thế kỷ XXI, góp phần đƣa nƣớc ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực.
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2010 và đến 2020 đã đƣợc nghiệm thu theo quyết định số 2189/QĐ-UB ngày 14/07/1998 đã nêu mục tiêu tổng quát: "Đƣa ngành du lịch Thủ đô xứng đáng với vị trí là một trong ba trung tâm du lịch lớn của cả nƣớc và trở thành ngành kinh tế quan trọng trong thập niên đầu thế kỷ XXI và khẳng định phát triển ngành du lịch và dịch vụ du lịch của Hà Nội nhằm: Góp phần phát triển kinh tế xã hội của thành phố, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng GDP của du lịch trong cơ cấu kinh tế của thành
phố, nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán ngoại tệ, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nhân dân, mở rộng giao lƣu, nâng cao dân trí, tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình phát triển kinh tế, phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử văn hoá, các lễ hội truyền thống, cảnh quan môi trƣờng".
3.2.1.2. Một số yêu cầu cụ thể
Thực hiện một số yêu cầu cụ thể để phát triển du lịch Hà Nội là điều có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn vì qua đó thống nhất đƣợc tƣ tƣởng và hành động giữa các ngành các cấp, tập trung nỗ lực trong việc xây dựng quy hoạch và tổ chức thực hiện để đạt đƣợc các mục tiêu đề ra.
Một là: phát triển du lịch Hà Nội phải đặt trong mối quan hệ hữu cơ với việc
phát triển kinh tế xã hội của Thành phố, nhằm đạt tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế xã hội cao.
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có liên quan mật thiết tới nhiều ngành kinh tế khác nhƣ: giao thông, bƣu chính, tài chính, xây dựng, thƣơng mại… Sự phát triển của các ngành này sẽ là tiền đề thúc đẩy du lịch phát triển, việc cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu của du khách chỉ đƣợc đảm bảo về số và chất lƣợng kịp thời khi các ngành trên đạt đến một trình độ phát triển nhất định. Sự phát triển của du lịch không chỉ đặt ra yêu cầu một chiều đối với nhiều ngành kinh tế mà ngƣợc lại sự phát triển của du lịch cũng sẽ tác động trở lại đối với sự phát triển của những thành phần kinh tế đó.
Mục đích phát triển du lịch Thủ đô không chỉ là tốc độ tăng trƣởng cao, mà còn phải đảm bảo yếu tố bền vững, phải có cơ sở vững chắc cho sự phát triển đó. Vấn đề không chỉ là đạt các chỉ số kinh tế cao cho ngành du lịch mà quan trọng là phải gắn liền sự phát triển của ngành du lịch với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đƣa du lịch dần trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô. Quy hoạch phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.
Để thực hiện đƣợc chủ trƣơng này không chỉ liên quan đến bản thân ngành du lịch mà liên quan tới nhiều ngành kinh tế khác trên địa bàn Thủ đô, phải trải qua
quá trình phấn đấu hàng chục năm lâu dài bền bỉ. Trong thời gian tới, ngành du lịch Thủ đô phải đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao (bình quân 25%/năm) thì mới trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và sự phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội mới phù hợp với xu thế biến đổi cơ cấu kinh tế của các nền kinh tế phát triển, phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nƣớc.
Hai là: đa dạng hoá các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch , tăng
cường đầu tư cho doanh nghiệp quốc doanh, tạo lập môi trường cạnh tranh du lịch lành mạnh.
Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là một đòi hỏi khách quan của việc vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng, là một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta, trong Luật Du lịch đã nêu rõ nguyên tắc phát triển du lịch: "Bảo đảm sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cƣ trong phát triển du lịch". Thực tiễn cho thấy các thành phần kinh tế khác nhau đều có thể tham gia kinh doanh du lịch; hiện nay một số lƣợng vốn của tƣ nhân, của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã đƣợc tham gia đầu tƣ vào các dự án trong nhiều lĩnh vực khác nhau của du lịch: vận chuyển, lƣu trú, khu vui chơi giải trí, ăn uống… Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thƣờng năng động hơn trƣớc những biến động của thị trƣờng, đặc biệt là trong chính sách giá cả, chính sách sản phẩm mới… Có thể nói sự tham gia của các nhân tố này đã góp phần đa dạng hoá các sản phẩm, nâng cao chất lƣợng phục vụ và góp phần làm cho bộ mặt ngành du lịch Thủ đô ngày càng hiện đại hơn. Mặt khác, có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế sẽ huy động đƣợc sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội để phát triển du lịch. Hiện nay, với xu thế hội nhập quốc tế hoá hoạt động du lịch, với sự tham gia của các đối tác nƣớc ngoài sẽ giúp chúng ta làm chủ đƣợc công nghệ phục vụ của các tập đoàn du lịch hàng đầu thế giới, giúp chúng ta thu hút đƣợc nguồn vốn quan trọng cho sự phát triển của du lịch và nhất là giúp chúng ta tiếp cận và khai thác hiệu quả các thị trƣờng khách quốc tế.
Để đảm bảo vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nƣớc, đảm bảo tính định hƣớng XHCN thì cần phải tăng cƣờng đầu tƣ cho các doanh nghiệp quốc doanh, đây là yêu cầu thiết yếu để tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững của du lịch Thủ đô.
Quá trình phát triển đòi hỏi phải tạo lập một môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, mọi thành phần kinh tế phải đƣợc đối xử bình đẳng nhƣ nhau, phải có các quy định thống nhất về luật pháp với mọi thành phần kinh tế, các chính sách phải minh bạch, công khai, xoá bỏ các đặc quyền đặc lợi đối với các doanh nghiệp Nhà nƣớc, trong thực tế chính cơ chế ƣu đãi không thúc đẩy phát triển mà đã làm cho các doanh nghiệp nhà nƣớc trì trệ, hoạt động kém hiệu quả, trở thành gánh nặng cho xã hội.
Ba là: phát triển du lịch gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn an
ninh chính trị trật tự xã hội.
Du lịch phát triển đi kèm với nó là: khu vực điểm đến phải tiếp nhận một khối lƣợng lớn khách du lịch, nhiều khi là quá tải, gây sức ép đối với môi trƣờng sinh thái, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Điều đó đòi hỏi bên cạnh chức năng kinh doanh, ngành du lịch cần phải phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cơ quan chức năng để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, mục tiêu kinh tế chỉ là một mặt trong hệ thống mục tiêu của ngành du lịch: "Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội".
Việc tham khảo kinh nghiệm của các nƣớc là hết sức cần thiết, tuy nhiên để đảm bảo tính khả thi và đạt hiệu quả cao thì cần phải tính đến những đặc thù và bối cảnh cụ thể thì mới đáp ứng đƣợc những yêu cầu của thực tiễn.
Bốn là: khai thác hiệu quả các lợi thế của Hà Nội, tạo ra các sản phẩm đặc trưng, mang đậm bản sắc dân tộc, chú trọng phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng cao.
Hà Nội có nhiều lợi thế để phát triển du lịch, tuy nhiên việc khai thác các lợi thế phải tạo ra sức hấp dẫn đối với du khách. Trong bối cảnh mức độ cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng gia tăng, đòi hỏi tất yếu phải định hình đƣợc sản phẩm du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng.
Sản phẩm du lịch của Thủ đô phải mang đậm bản sắc của một dân tộc có truyền thống lịch sử lâu đời, nền văn hoá đa dạng đƣợc đúc kết qua hàng ngàn năm lịch sử, một nền văn hoá với sự giao thoa văn hoá của cả phƣơng Đông huyền bí cổ kính phƣơng Tây hiện đại; phải mang đậm dấu ấn của một Hà Nội thanh lịch và
duyên dáng, tinh tế và sâu sắc, đồng thời phải đƣợc nâng lên một tầm cao mới văn minh và hiện đại cho phù hợp với sự phát triển của xu thế thời đại.
Để sản phẩm du lịch của Thủ đô có sức sống dài lâu, có sức cạnh tranh cao, tạo nên thị trƣờng ngày càng rộng lớn đòi hỏi ngành du lịch phải chú trọng các sản phẩm có chất lƣợng cao, đây vừa là xu hƣớng phát triển chiến lƣợc của du lịch Thủ đô, vừa nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Năm là: xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm du lịch của vùng Bắc Bộ và là
một trung tâm du lịch lớn của cả nước.
Thủ đô Hà Nội có vị thế hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội- văn hoá của cả nƣớc nói chung, đối với Bắc Bộ nói riêng. Hà Nội là tâm điểm của tam giác động lực tăng trƣởng du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Với nhiều lợi thế về TNDL, về CSHT, với tƣ cách là trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội của cả nƣớc, Hà Nội có nhiều thuận lợi để phát triển trở thành một trung tâm du lịch lớn và sự phát triển của du lịch Hà Nội sẽ là đầu tàu tạo động lực cho sự phát triển du lịch của vùng và quốc gia. Hà Nội đã là Thủ đô hành chính của cả nƣớc, Hà Nội sẽ phấn đấu để trở thành Thủ đô du lịch của cả nƣớc.
- Sự phát triển du lịch cần đảm bảo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển một cách đúng đắn, ổn định và hiệu quả, trong đó kinh tế du lịch Nhà nƣớc vẫn đóng vai trò chủ đạo và điều tiết các hoạt động du lịch. Trong các hoạt động du lịch cần chú trọng đến đa dạng hoá các sản phẩm du lịch đảm bảo sự phát triển bền vững, có hiệu quả.
- Tổ chức hoạt động du lịch phải gắn liền với tổ chức quản lý (kể cả quản lý về môi trƣờng và văn minh du lịch của đất nƣớc), đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự xã hội, giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc, đảm bảo môi trƣờng sinh thái.
- Phát huy các nguồn lực hiện có của Hà Nội và các vùng phụ cận, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên ngành du lịch và