Đặc điểm một số cơ quan giác quan của chó bản địa H'mông cộc đuôi

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái học chó h’mông cộc đuôi trong huấn luyện nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma túy (Trang 72 - 74)

3 16 Đặc điểm sinh lý, sinh hoá máu

317 Đặc điểm một số cơ quan giác quan của chó bản địa H'mông cộc đuôi

3 1 7 1 Thính giác

Thính giác có vai trong quan trọng trong cuộc sống của chó nói chung, trong công tác huấn luyện nghiệp vụ nói riêng, nó được sử dụng để có thể tiếp nhận khẩu lệnh của người huấn luyện viên một cách tốt nhất và chính xác nhất Tuy nhiên với mỗi độ tuổi trong vòng đời của chó thì khả năng thính giác là khác nhau Trong nghiên cứu này, 50 cá thể chó bản địa H'mông cộc đuôi ở các giai đoạn tuổi khác nhau (chó con, chó choai và chó trưởng thành) được kiểm tra, đánh giá dựa trên khoảng cách nghe của chó, kết quả cụ thể trình bày tại bảng 3 8

Bảng 3 8 Khoảng cách nghe của chó bản địa H'mông cộc đuôi theo giai đoạn tuổi

Khoảng cách nghe (m) Giai đoạn tuổi

Mean ± SD Min Max

Chó con Chó choai Chó trưởng thành 176,4 ± 9,1a 447,1 ± 13,2b 706,1 ± 7,9c 150 414 685 186 466 726

Qua bảng 3 8 cho thấy, chó bản địa H'mông cộc đuôi ở các giai đoạn tuổi khác nhau, khoảng cách nghe được của chúng là khác nhau và sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)

Khoảng cách tối thiểu chó con nghe được tiếng động là 150 m, tối đa là 186 m và khoảng cách trung bình chó con có thể nghe được là 176,4 ± 9,1m

Chó choai nghe được ở khoảng cách trung bình là 447,1 ± 13,2 m; khoảng cách tối đa là 466 m và khoảng cách tối thiểu là 414 m

Chó trưởng thành nghe được ở khoảng cách trung bình là 706,1 ± 7,9 m Khoảng cách xa nhất chó trưởng thành có thể nghe thấy tín hiệu là 726 m và thấp nhất là 685 m

Như vậy khoảng cách chó nghe được hay nói cách khác là khả năng nghe của chó bản địa H'mông cộc đuôi tăng dần theo giai đoạn độ tuổi, phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của giống

Giai đoạn chó con khi thí nghiệm thì thấy khả năng nghe kém nhất, bởi vì ở độ tuổi này chó còn non, các cơ quan chức năng trong cơ thể cũng như cơ quan thính giác đang hình thành và phát triển hoàn thiện dần, nên khả năng thính giác còn rất hạn chế

Ở giai đoạn chó choai, cơ quan thính giác đã phát triển tốt hơn nên khả năng nghe phát triển nhanh trong giai đoạn chó choai, cũng có một số cá thể đã gần đạt được sự phát triển tối đa về thính giác ở độ tuổi này, mức độ chênh lệch về khoảng cách nghe trung bình giữa giai đoạn chó con và chó choai khoảng 300 m trong khi so sánh với giai đoạn trưởng thành chỉ chênh lệch trung bình khoảng 250 m

Ở giai đoạn chó trưởng thành, khả năng nghe của chó bản địa H'mông cộc đuôi đã ổn định và đạt ngưỡng cao nhất Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển vể vể trạng cũng như đặc điểm sinh học của chó

Để đánh giá khả năng thính giác của chó bản địa H'mông cộc đuôi theo giới tính, đã tiến hành kiểm tra, đánh giá dựa trên khoảng cách nghe của 26 cá thể đực và 24 cá thể cái ở giai đoạn trưởng thành (> 8 - 18 tháng tuổi) Kết quả được trình bày tại hình 3 8

Hình 3 8 Khoảng cách nghe của chó bản địa H'mông cộc đuôi theo giới tính

Khoảng cách nghe trung bình của cá thể đực là 706,5 ± 8,5 m và ở cá thể cái có thể nghe được ở khoảng cách trung bình là 705,7 ± 7,3 m

Qua hình 3 8 cho thấy, đối với cá thể đực trung vị 50% của khoảng cách nghe được là 705 m, ở phân vị 25% khoảng cách nghe được là 702 m và phân vị 75% khoảng cách nghe được 710 m Khoảng cách chó nghe được thấp nhất là 694 m và khoảng cách xa nhất là 715 m, tuy nhiên trong nghiên cứu này vẫn quan sát thấy có cá biệt 01 cá thể chỉ nghe được ở khoảng cách 685 m và có 02 cá thể nghe được ở khoảng cách 725 m

Tương tự như cá thể đực, ở cá thể cái, ở phân vị 25% khoảng cách nghe được là 701,7 m, phân vị 75% nghe được ở khoảng cách 710 m và trung vị 50% nghe được khoảng cách 706 m Khoảng cách gần nhất mà cá thể cái nghe được là 689 m, xa nhất là 710 m, cá biệt có 01 cá thể có thể nghe được ở khoảng cách 725 m Khoảng cách nghe được hay nói cách khác khả năng nghe của chó bản địa H'mông cộc đuôi không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa cá thể đực và cá thể cái (P > 0,05) Như vậy đối với giống chó này giới tính không ảnh hưởng đến khả năng nghe của chó

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái học chó h’mông cộc đuôi trong huấn luyện nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma túy (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(165 trang)
w