3 Ảnh hưởng của giới tính đến khả năng huấn luyện chó bản địa H'mông cộc đuô
341 Xác định sự ảnh hưởng của một số đặc điểm sinh học đến kết quả huấn
luyện chuyên khoa lùng sục phát hiện các chất ma tuý
Làm cơ sở cho việc xây dựng tiêu chí tuyển chọn chó bản địa H'mông cộc đuôi, trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành phân tích mối tương quan giữa các đặc điểm sinh học đến kết quả huấn luyện chuyên khoa lùng sục phát hiện các chất ma tuý Các yếu tố được chúng tôi lựa chọn bao gồm: Đặc điểm tính trội, đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao, đặc điểm khứu giác và đặc điểm hành vi xã hội Riêng đặc điểm hình thái là một trong những tiêu chí bắt buộc nên trong phép phân tích này chúng tôi không đưa vào
Sử dụng phương pháp BMA (Bayesian Model Average) trên phần mềm R để lựa chọn mô hình hồi quy Kết quả kiểm tra được trình bày ở hình 3 30
Hình 3 30 Chọn mô hình hồi quy tuyến tính bằng phương pháp BMA
Qua hình 3 30 cho thấy phép kiểm tra phân tích đã đưa ra 5 mô hình tốt nhất với tỷ lệ phản ánh sát thực tế đạt từ 86,8% đến 88,3% Với kết quả này chúng tôi lựa
chọn mô hình thứ 5 tức là mô hình có 4 biến và tỷ lệ phản ánh sát thực tế là 88,3% Mặc dù hệ số BIC là -71,12 cao hơn so với các mô hình khác, song xét trong thực tế công tác chăn nuôi và huấn luyện yếu tố hành vi xã hội rất quan trọng trong việc tuyển chọn nhân giống cũng như nuôi dưỡng chăm sóc
Mô hình tương quan giữa các đặc điểm sinh học với kết quả huấn luyện chuyên khoa ma tuý được xây dựng trên phần mềm R, kết quả được trình bày ở hình 3 31
Hình 3 31 Mô hình tuyến tính giữa kết quả huấn luyện chuyên khoa ma túy với một số đặc điểm sinh học của chó bản địa H'mông cộc đuôi
Qua hình 3 31, phần dư (residual) có trung vị bằng 0,03 xấp xỉ bằng không, Q1 = -0,95, Q3 = 1,06, min = -3,9 và max = 3,7 Như vậy phần dư có phân phối chuẩn, đảm bảo giá trị của mô hình là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu Cũng qua hình 3 31, xác định đươc hằng số là 30,9 với mức ý nghĩa thống kê (P < 0,05) đồng thời xác định được 3 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả huấn luyện chuyên khoa ma tuý có ý nghĩa thống kê là đặc điểm tính trội; đặc điểm thần kinh và đặc điểm khứu giác Mô hình hồi quy có thể viết dưới dạng công thức sau:
Trong đó:
MT - Kết quả huấn luyện chuyên khoa ma tuý; tt - tính trội;
tk - dạng hoạt động thần kinh cấp cao; kg - khả năng khứu giác;
hv - hành vi xã hội
Mô hình có thể phản ánh sát với thực tế ở mức độ 87% với giá trị F-statistic là 66,14 và giá trị p < 0,0001
Như vậy qua mô hình hồi quy cho thấy các đặc điểm sinh học có ảnh hưởng đến kết quả huấn luyện chuyên khoa lùng sục phát hiện các chất ma tuý Tuy nhiên mỗi đặc điểm có mức độ ảnh hưởng khác nhau Để xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến kết quả huấn luyện, chúng tôi đã tiến hành phân tích dữ liệu mô hình dựa trên phương pháp phân tích bootstraps với vòng lặp là 1000 lần Kết quả được trình bày ở hình 3 32
Hình 3 32 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả huấn luyện chuyên khoa lùng sục phát hiện các chất ma tuý
Qua hình 3 32 cho thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố được xác định lần lượt như sau: Đặc điểm khứu giác, đặc điểm thần kinh, đặc điểm tính trội và cuối cùng là hành vi xã hội với thang điểm tương ứng là AB, ABC, BC, D Mức độ ảnh hưởng của đặc điểm khứu giác đến kết quả huấn luyện chuyên khoa lùng sục phát hiện các chất ma tuý khoảng 34,5% dao động 30 - 39% ở độ tin cậy 90% Mức độ ảnh hưởng của đặc điểm thần kinh khoảng 27,1 % dao động 22,9 - 31,8%; mức độ ảnh hưởng của đặc điểm tính trội khoảng 26,5% dao động 23,3 - 30%