1.1 .Tổng quan tình hình nghiêncứu
1.2. Những vấn đề lý thuyết chung về huy động vốn của các DN
1.2.2. Những vấn đề chung về huy động vốn của các Doanh nghiệp
khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ
1.2.2.1. Các khái niệm *Khái niệm về DN
Theo Điểm 7, Điều 4,Chương 1, Luật Doanh nghiệp được ban hành theo số 68/2014/QH13, ngày 26 tháng 11 năm 2014, định nghĩa:.
“Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.
Căn cứ vào quy định này thì Doanh nghiệp có những đặc điểm sau: - Là đơn vị kinh tế, hoạt động trên thương trường, có trụ sở giao dịch ổn định, có tài sản.
- Đã được đăng ký kinh doanh.
- Có hoạt động kinh doanh.
Theo Theo Điểm 7, Điều 4,Chương 1, Luật Doanh nghiệp được ban hành theo số 68/2014/QH13, ngày 26 tháng 11 năm 2014, định nghĩa:“Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”.
Theo bản chất kinh tế của của chủ sở hữu chúng ta sẽ có 3 loại hình Doanh nghiệp là:
-Doanh nghiệp tư nhân (Proprietorship).
-Doanh nghiệp hợp danh (Partnership).
-Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn (Corporation).
* Khái niệm về Khởi nghiệp
Trong những năm gần đây, khởi nghiệp được nhắc đến như một phần của nền kinh tế và là đề tài luôn nóng hổi. Người ta dùng từ “khởi nghiệp” để mô tả về những người trẻ tuổi liều lĩnh, nhiều ý tưởng sáng tạo hay những công ty công nghệ mới xuất hiện.
Khởi nghiệp hay còn gọi là Start-up có thể hiểu nôm na là giai đoạn bắt đầu của một quá trình kinh doanh của một cá nhân hoặc một doanh nghiệp nào đó.
Những năm gần đây, từ khi có phong trào dot – com thì start – up gắn với công nghệ cao.
Trong luận văn này, khởi nghiệp gắn theo nghĩa thứ hai: Startup là quá trình bắt đầu một quá trình kinh doanh về công nghệ cao, với các ý tưởng sáng tạo, để tạo ra một sản phẩm giá trị cao và cũng gắn với rủi ro cao.
Công ty Startup (hay nói gọn Startup) là một loại hình Doanh nghiệp có thể dưới dạng một công ty, một hiệp hội hay thậm chí một tổ chức tạm thời được thành lập để mưu tìm một mô hình kinh doanh ăn khách và linh hoạt. Những startup này là Doanh nghiệp mới thành lập, ở giai đoạn đang phát triển và đang nghiên cứu thị trường.
Dù khác nhau về quy mô và lĩnh vực, các Doanh nghiệp khởi nghiệp thực chất lại có chung đặc điểm về không khí làm việc, một yếu tố vô hình nhưng lại rất quan trọng trong công việc. Những Doanh nghiệp được đánh giá là “thân thiện, trẻ trung, năng động, sáng tạo”, hay đa số nhân viên là những người trẻ tuổi, phần lớn đều là các tên tuổi bắt đầu hoặc đang trong giai đoạn khởi nghiệp. Mô hình phổ biến hiện nay mà các Doanh nghiệp khởi nghiệp lựa chọn là Công ty TNHH và Công ty cổ phần vì loại hình này giúp giảm thiểu trách nhiệm của các thành viên sở hữu, và do mô hình tổ chức, cơ cấu quản lý của loại hình này lại gọn nhẹ, hợp với những nhà khởi nghiệp khi phải tập chung nhiều vào các hoạt động kinh doanh. Đồng thời với mô hình này các Doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn và tăng vốn nhanh hơn.
Cái tên Startup, ngày nay trở nên phổ biến trên thế giới, được khởi đi từ thời bong bóng dot – com (.com), thời mà vô vàn công ty dot – com (công ty kinh doanh trên internet với trang web có đuôi .com) được thành lập. Vì nguồn gốc như thế, nhiều người coi startup chỉ là dạng công ty công nghệ. Nhưng, thời nay, khi công nghệ trở thành yếu tố đương nhiên, thì khi nói đến công ty startup ta phải nhấn mạnh đến 3 tính chất quan trọng của chúng: có sáng kiến đổi mới, quy mô linh hoạt, tăng trưởng nhanh.
Steve và Bob (chuyên gia phát triển khách hàng, nhà sáng lập nhiều startup) giải thích chữ “mưu tìm” trong định nghĩa startup có hai ý: một là từ Doanh nghiệp nhỏ, chẳng hạn một quán ăn, trong một thị trường thành thục, đầy quán sá, hướng đến trở thành công ty khác biệt lớn, hay giá trị cao. Hai là tìm cách thực hiện một chiến lược kinh doanh đổi mới để có thể khoan thủng thị trường hiện tại, như trường hợp của Amazon, Uber hay Google, CocCoc…
Khởi nghiệp kinh doanh chỉ đơn giản là bản thân muốn kinh doanh: tự lo mọi việc từ việc quyết định bỏ vốn bao nhiêu, bán cái gì, thuê mặt bằng ở đâu …
Startups có thể chia làm ba loại. Đầu tiên là các Doanh nghiệp khởi nghiệp thành công, không chỉ dừng lại ở quy mô khởi nghiệp mà vươn tầm trở thành những tập đoàn hùng mạnh phát triển có thể ở quy mô toàn cầu. Thứ hai là các Doanh nghiệp khởi nghiệp thành công nhưng chỉ dừng lại ở quy mô khởi nghiệp. Thứ ba là các Doanh nghiệp khởi nghiệp nhưng thất bại.
Động cơ của mỗi người đưa đến việc thành lập Doanh nghiệp rất khác nhau. Có thể là lý do cá nhân, kinh tế và/hoặc xã hội, sau đây là các động cơ thường thấy nhất ở những người khởi nghiệp:
+ Lý do cá nhân:
-Muốn tìm sự độc lập, sự tự chủ. Khởi nghiệp yêu cầu bản thân người khởi nghiệp phải độc lập, tự chủ, có những rủi ro sẽ đến. Chỉ có như thế Doanh nghiệp mới có thể phát triển và mang đến những lợi ích cho chủ doanh nghiệp.
-Cần sự hoàn thiện bản thân
-Thể hiện quyền lực, những thách thức, khó khăn trong cuộc sống
-Thể hiện ước mơ và mong muốn có địa vị xã hội
+ Động lực kinh tế
Muốn làm giàu và nuôi sống bản thân mình. Đây chính là động lực mà bất cứ ai cũng có, đặc biệt là những người trẻ, có ước muốn khẳng định bản thân thông qua mong muốn được tự nuôi sống mình. Chỉ có khởi nghiệp mới có thể giúp họ tất cả những điều này và sử dụng những kiến thức đã được học.
+ Tự đảm bảo việc làm
Tự tạo ra việc làm là cách hữu hiệu nhất để đảm bảo một công việc ổn định cho mình mà ai cũng mong muốn. nhưng đi liền với nó là những khó khăn không thể tránh khỏi đối với những bạn muốn khởi nghiệp, bởi những yêu cầu và cạnh tranh trên thị trường rộng lớn không hề dễ dàng chút nào.
Tham gia quá trình phát triển đất nước, tạo việc làm cho nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển, tăng sức cạnh tranh cho
nền sản xuất đang trên đà phát triển.
1.2.2.2.DN khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Công nghệ thông tin (IT – Information Technology)là một thuật ngữ bao gồm tất cả các nhóm ngành công nghệ (sử dụng hệ thống máy tính, phần mềm, và mạng lướiinternet) được sử dụng cho việc xử lý và phân phối dữ liệu, lưu trữ, trao đổi và sử dụng thông tin dưới tất cả các hình thức dữ liệu ( dữ liệu kinh doanh, tin đàm thoại, hình ảnh, phim, các bài thuyết trình đa phương tiện, và các hình thức khác).
Theo WikiPedia: Công nghệ Thông tin, người Việt thường gọi tắt là CNTT, (tiếng Anh: Information Technology (gọi tắt là IT) là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin. Các ngành thuộc hệ thống Công nghệ thông tin: Kĩ thuật phần mềm; Mạng máy tính và Truyền thông; Hệ thống thông tin quản lý; Tin học ứng dụng; Khoa học máy tính; Kĩ thuật máy tính; Công nghệ đa phương tiện; An toàn thông tin – Bảo mật mạng….
(https://vi.wikipedia.org/wiki/Định nghĩa công nghệ thông tin)
Ngày nay, ngành Công nghệ thông tin có sức ảnh hưởng tới hầu hết mọi ngành còn lại, không chỉ giúp giải quyết lượng thông tin khổng lồ một cách nhanh chóng, tạo ra nhiều loại hình công việc mới mà còn tạo một bước ngoặt mới cho sự phát triển của xã hội, kéo theo sự phát triển của nền văn minh nhân loại.
Quản trị mạng (Network Administrator) có trách nhiệm cài đặt, bảo trì, nâng cấp..cho hệ thống mạng khởi nghiệp của một hay nhiều công ty.
Quản trị Server (Server Administrator) là những người quản lý máy chủ, có trách nhiệm cài đặt. cấu hình, bảo trì cho một hệ thống mạng lớn. Trách nhiệm bảo mật cho hệ thống máy chủ, cung cấp ID, password, các chính sách…Chương trình cho kĩ sư Quản Trị Server bao gồm hai phần làQuản trị Server và Bảo mật Server.
Lập trình viên (Coder) : Một „lập trình viên‟ có thể chỉ làm công việc viết mã chương trình bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau
Nhà phát triển phần mềm ( Software Developer ) : phân tích, đánh giá chi tiết, phát triển, gia công, viết tài liệu, kiểm thử, bảo trì một hay một hệ thống phần mềm online và offline.
Thiết kế đồ họa (Designer ) : là việc sử dụng máy tính để thiết kế, tạo ra những sản phẩm liên quan đến ngành đồ họa, hình ảnh, mỹ thuật (và cả phim ảnh).
Tiếp thị Online (Internet Marketing – E.Marketing): còn có tên gọi là tiếp thị qua mạng hay tiếp thị trực tuyến là hoạt động tiếp thị cho sản phẩm và dịch vụ chỉ trên Internet. Bao gồm SEO (Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm ) và SEM (Search Engine Marketing, ví dụ như GOOGLE ADWORDS, Facebook Ads…).
Hình 1.1. Mô hình doanh nghiệp công nghệ
Thông thường, Doanh nghiệp công nghệ thông tin thường được hiểu nôm na theo hai hình thức:
Hình thức 1: Theo phƣơng thức hoạt động *DN sản xuất phần cứng
Phần cứng, còn gọi là cương liệu (tiếng Anh: hardware), là các cơ phận (vật lý) cụ thể của máy tính hay hệ thống máy tính như là màn hình, chuột, bàn phím, máy in, máy quét, vỏ máy tính, bộ nguồn, bộ vi xử lý CPU, bo mạch chủ, các loại dây nối, loa, ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ CDROM, ổ DVD,...
*DN sản xuất phần mềm
Phần mềm máy tính (tiếng Anh: Computer Software) hay gọi tắt là Phần mềm(Software) là một tập hợp những câu lệnh hoặc chỉ thị (Instruction) được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định, và các dữ liệu hay tài liệuliên quan nhằm tự động
thực hiện một số nhiệm vụ hay chức năng hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó.
Phần mềm thực hiện các chức năng của nó bằng cách gửi các chỉ thị trực tiếp đến phần cứng (hay phần cứng máy tính, Computer Hardware) hoặc bằng cách cung cấp dữ liệu để phục vụ các chương trình hay phần mềm khác.
Phần mềm là một khái niệm trừu tượng. Nó khác với phần cứng ở chỗ là "phần mềm không thể sờ hay đụng vào", và nó cần phải có phần cứng mới có thể thực thi được.
+ Phần mềm hệ thống dùng để vận hành máy tính và các phần cứng máy tính, ví dụ như các hệ điều hành máy tínhWindows, Linux, Unix, các thư viện động (còn gọi là thư viện liên kết động; tiếng Anh: dynamic linked library - DLL) của hệ điều hành, các trình điều khiển (driver), phần sụn (firmware) và BIOS. Đây là các loại phần mềm mà hệ điều hành liên lạc với chúng để điều khiển và quản lý các thiết bị phần cứng.
+ Phần mềm ứng dụng để người sử dụng có thể hoàn thành một hay nhiều công việc nào đó, ví dụ như các phần mềm văn phòng (Microsoft Office, OpenOffice), phần mềm doanh nghiệp, [Vpar DB], phần mềm quản lý nguồn nhân lực, phần mềm giáo dục, cơ sở dữ liệu, phần mềm trò chơi, chương trình tiện ích, hay các loại phần mềm độc hại.
+ Các phần mềm chuyển dịch mã bao gồm trình biên dịch và trình thông dịch: các loại chương trình này sẽ đọc các câu lệnhtừ mã nguồn được viết bởi các lập trình viên theo một ngôn ngữ lập trình và dịch nó sang dạng ngôn ngữ máy mà máy tính có thể hiểu đưọc, hay dịch nó sang một dạng khác như là tập tin đối tượng (object file) và các tập tin thư viện(library file) mà các phần mềm
khác (như hệ điều hành chẳng hạn) có thể hiểu để vận hành máy tính thực thi các lệnh.
+ Các nền tảng công nghệ như .NET, .COM, …
Hình thức 2: Theo khả năng ứng dụng
+ Những phần mềm không phụ thuộc, nó có thể được bán cho bất kỳ khách hàng nào trên thị trường tự do. Ví dụ: phần mềm về cơ sở dữ liệu như Oracle, đồ họa như Photoshop, Corel Draw, soạn thảo và xử lý văn bản, bảng tính,...
- Ưu điểm: Thông thường đây là những phần mềm có khả năng ứng dụng rộng rãi cho nhiều nhóm người sử dụng.
- Khuyết điểm: Thiếu tính uyển chuyển, tùy biến.
+ Những phần mềm được viết theo đơn đặt hàng hay hợp đồng của một khách hàng cụ thể nào đó (một công ty, bệnh viện, trường học,...). Ví dụ: phần mềm điều khiển, phần mềm hỗ trợ bán hàng, ...
- Ưu điểm: Có tính uyển chuyển, tùy biến cao để đáp ứng được nhu cầu của một nhóm người sử dụng nào đó.
- Khuyết điểm: Thông thường đây là những phần mềm ứng dụng chuyên ngành hẹp.
1.2.3.Nhu cầu về vốn và các hình thức huy động vốn của các Doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Hầu hết các Doanh nghiệp khởi nghiệp có lượng vốn rất nhỏ lúc ban đầu, có thể chỉ từ vài chục triệu đồng, do vậy tài chính luôn là một vấn đề nan giải, gây khó khăn lớn nhất cho doanh nghiệp, do vậy bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt và tìm phương hướng giải quyết hiệu quả.
1.2.3.1. Nhu cầu về vốn của các DN khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Nguồn tài chính được ví như dòng máu trong cơ thể của một doanh nghiệp, việc tìm kiếm, quản lý và sử dụng dòng tiền sao cho hiệu quả có yếu tố quyết định tới sự sống còn của doanh nghiệp. Để bắt đầu hoạt động doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định.
Các doanh nghiệp khởi nghiệp thường có lượng vốn ban đầu rất nhỏ và hạn chế, mà trong bối cảnh nền kinh tế thị trường như hiện nay, sự cạnh tranh càng trở nên quyết liệt. Ngày càng có nhiều công ty mới thành lập làm miếng bánh thị trường trở nên ngày càng nhỏ hẹp dần. Những doanh nghiệp mới luôn xuất hiện với những phương thức làm ăn mới, đưa ra các sản phẩm có tính năng ưu việt hơn. Để sống sót trên thị trường, mỗi doanh nghiệp cần phải tự đổi mới mình, tự nâng cấp mình bằng cách vận dụng triệt để tính năng của tri thức vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công nghệ cao càng phát triển thì hàm lượng tri thức trong sản phẩm càng lớn trong khi hàm lượng vật chất vẫn như cũ hoặc ít hơn, điều này giúp nâng giá trị sử dụng của sản phẩm lên một tầm cao mới. Ví dụ thực tế mà chúng ta có thể thấy được trong cuộc sống hàng ngày đó là điện thoại: từ một tính năng nghe gọi, điện thoại hiện này đã gần như trở thành một chiếc máy tính cầm tay với thế hệ điện thoại thông minh như Iphone của Apple, hay Galaxy notes của Samsung… Trong điều kiện một sản phẩm mới ra đời có giá trị sử dụng cao hơn, được thị trường thừa nhận và sử dụng thì sản phẩm cũ chắc chắn sẽ bị đào thải. doanh nghiệp nào nắm bắt nhanh nhạy được thị trường thì doanh nghiệp đó mới có cơ hội sống sót. Thế giới đang ngày một thay đổi với tốc độ chóng mặt, trước đây muốn mua một món hàng thì cần phải tự mình ra cửa hàng ngắm nghía, chọn lựa, thanh toán…thì
giờ đây có thể thoải mái ngồi nhà sử dụng máy tính và điện thoại để yêu cầu (order) các sản phẩm đó đến tận nơi với mức giá hợp lí. Công nghệ cao đã trở thành yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Hơn nữa để có thể đạt được mức thu lợi cao, doanh nghiệp chỉ có con đường duy nhất mà cũng là con đường ngắn nhất đó là phải săn lùng, tìm kiếm và sáng tạo ra các giải pháp công nghệ mới nhằm đáp ứng các yêu cầu khắt khe và thay đổi liên tục của thị trường.
Một doanh nghiệp khi bắt đầu vào thị trường là bắt đầu một cuộc chiến thực sự. Trong cuộc chiến này, nếu doanh nghiệp muốn có cơ hội tồn tại và phát triển thì họ bắt buộc phải chiến thắng. Để làm được điều này trước tiên nguồn vốn của doanh nghiệp phải dồi dào và đủ cho doanh nghiệp đi những bước đi quyết định. Tuy nhiên đối với một