Các ví dụ điển hình trong việc khởi nghiệp thành công và thất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp (startups) trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại hà nội (Trang 44 - 50)

1.1 .Tổng quan tình hình nghiêncứu

1.3. Các ví dụ điển hình trong việc khởi nghiệp thành công và thất

bại

*Dự án khởi nghiệp thành công

Lozi.vn ra mắt lần đầu vào 1/2014, đến tháng 6/2014 Lozi tham gia vào một khóa đào tạo Startup của Công ty Vietnam Silicon Valley Accelerator (VSVA) với số tiền đầu tư ban đầu từ VSVA là 10.000 USD tương đương 200 triệu đồng, sau 04 tháng được đào tạo, đến tháng 10/2014 tham gia ngày hội Demo Day được VSVA phối hợp với Bộ KH – CN tổ chức, Lozi chính thức tốt nghiệp và được trở thành Startup.Hiện nay Lozi được điều hành bởi Nguyễn Hoàng Trung. Nhà đồng sáng lập 9X người Quảng Ngãi, đã trở về nước xây dựng Lozi khi đang học năm thứ hai tại Học viện KAIST – Hàn Quốc.Những ngày cuối năm 2015, giới startup Việt xôn xao, bất ngờ khi Lozi – nền tảng giới thiệu món ăn – vừa ra đời hai năm bởi một nhà sáng lập 9X đã được định giá 2 triệu USD và gọi được số vốn ít nhất là 1 triệu USD từ nhà đầu tư (NĐT) danh tiếng Golden Gate Ventures và Tập đoàn DesignOne Japan.

+Bí quyết huy động vốn thành công

Khi được hỏi về "bí quyết" gọi vốn thành công từ quỹ đầu tư nước ngoài danh tiếng như Golden Gate Ventures, Nguyễn Hoàng Trung không ngần ngại chia sẻ: “Cái khó nhất chính là bạn phải chứng minh

được sản phẩm có khả năng giải quyết một nhu cầu nào đó của xã hội. Nếu bạn trả lời được câu hỏi đó, bạn sẽ dễ dàng thuyết phục được NĐT”.

Khi Lozi gọi vốn, Trung đã chọn NĐT nước ngoài chứ không phải một quỹ đầu tư trong nước, bởi sự khác biệt trong mục đích của các quỹ đầu tư. “Trong khi NĐT trong nước sẽ muốn biết mô hình startup của bạn mất bao lâu để sinh lợi nhuận thì NĐT nước ngoài sẽ chỉ cần bạn trình bày bức tranh toàn cảnh trong 5 năm, 10 năm nữa bạn sẽ trở thành gì. Họ muốn đầu tư cho những startup có kế hoạch, tầm nhìn rõ ràng và hiểu biết về lĩnh vực mình đang kinh doanh”, CEO Lozi cho biết.

Theo Hoàng Trung, có rất nhiều người giỏi công nghệ nhưng chưa thành công là bởi họ chỉ viết các ứng dụng, phần mềm mà họ muốn chứ không phải những điều xã hội cần. “Một startup cần trả lời được những câu hỏi như: Ứng dụng, mô hình của tôi nhằm giải quyết vấn đề xã hội gì?,Tôi có nhất thiết phải sử dụng ứng dụng này không?, Tôi có thích sản phẩm của tôi không?... Một cách khách quan, nếu bạn không thực sự thuyết phục được chính mình về vai trò, sự cần thiết của sản phẩm, bạn cũng sẽ không thuyết phục được NĐT”, Trung chia sẻ kinh nghiệm.

+Chiến thắng từ sự khác biệt

Câu hỏi đầu tiên đại diện Golden Gate Ventures đặt ra với Hoàng Trung là: “Lozi làm gì để tìm chỗ đứng trên thị trường khi đã có một đối thủ quá mạnh như Foody?”. Trung đã chứng minh được những khác biệt của Lozi, gồm 3 yếu tố: Tiếp thị thức ăn chứ không tiếp thị địa điểm, hình ảnh thức ăn đẹp, đối tượng người dùng khác biệt.

Từ nhu cầu của chính mình và qua khảo sát bạn bè, Trung nhận thấy mỗi khi đến giờ ăn, mọi người sẽ hỏi: “Ăn cái gì?” thay vì “Ăn ở đâu?”. Nghĩa là khách hàng có tâm lý chọn lựa thức ăn chứ không phải

nghĩ đến một địa điểm nhất định nào đó. Đó là lý do đầu tiên của định hướng "đánh" vào món ăn - Lozi tập trung đưa hình ảnh món ăn vào giao diện chính của ứng dụng chứ không gợi ý địa điểm nhà hàng như đối thủ.

Thứ hai, đối tượng khách hàng mục tiêu của Lozi từ 15-24 tuổi. Đây là nhóm khách hàng trẻ tuổi và thường sử dụng mạng xã hội, vì vậy Facebook và Instagram cũng là kênh tiếp cận người dùng chủ lực của Lozi. Khi đối thủ đã rất mạnh trong mảng tìm kiếm trên Google, Lozi cần có con đường khác. Trung và các cộng sự của mình hiểu được tâm lý khách hàng trong độ tuổi này và đã tạo ra những nội dung phù hợp với nhu cầu, giúp Lozi có lợi thế hơn hẳn.

Cuối cùng, Lozi đẩy mạnh truyền thông thị giác bằng cách chú trọng sử dụng hình ảnh món ăn đẹp mắt. Với việc đẩy mạnh các hoạt động trên mạng xã hội “nói chuyện bằng hình ảnh” như Instagram, Lozi đã khiến người dùng luôn cố gắng chụp và đăng tải những hình ảnh đẹp và “chất”, từ đó Lozi lại có được nhiều hình ảnh món ăn ngày càng đẹp hơn.

Lozi mất 5 tháng để cập nhật sự tăng trưởng cho NĐT, và đến tháng thứ 6, Golden Gate quyết định rót vốn cho ứng dụng dù còn non trẻ nhưng nhiều tiềm năng này.Hoàng Trung đã quyết định dùng tiền đầu tư để giải quyết 3 vấn đề lớn gồm: Đưa ứng dụng đến nhiều người dùng hơn; tiến hành R&D để nghiên cứu kỹ lưỡng sở thích, nhu cầu của người dùng; mở rộng phạm vi hoạt động đến nhiều thành phố hơn.Trung rất tự tin về tình yêu lớn mà mình dành cho Lozi, và muốn truyền cảm hứng và nhiệt huyết ấy đến các cộng sự của mình, để tất cả cùng hiện thực hóa ước mơ Lozi sẽ là ứng dụng tìm kiếm món ăn hàng đầu tại Việt Nam sau 5 năm nữa.

*Dự án khởi nghiệp thất bại

Flappy Bird là một trò chơi điện tử trên điện thoại do Nguyễn Hà Đông, một developer ở Hà Nội phát hành vào năm 2013. Tuy nhiên Flappy Bird đã bị gỡ xuống trên App Store và Google Play bởi tác giả của nó vào ngày 10 tháng 2 năm 2014.Đông đ ưa ra được quyết định gỡ bỏ Flappy Bird vào thời điểm trò chơi đang nằm ở vị trí cao nhất trên bảng xếp hạng toàn cầu ở cả 2 nền tảng iOS và Android. Đó là một quyết định không hề dễ dàng khi một người trẻ tuổi đang ở đỉnh cao của thành công .Vậy đâu có thể là lý do chính dẫn đến quyết định này?

+ Vấn đề vi phạm bản quyền?

Sau khi thông tin Flappy Bird có thể đem về cho tác giả cả tỷ đồng mỗi ngày, một số tờ báo (chủ yếu ở Việt Nam chứ không phải quốc tế) đưa tin rằng có “tin đồn” hãng Nintendo của Nhật Bản có thể kiện tác giả Flappy Bird vì vi phạm bản quyền hình ảnh ống nước ở trò game Mario nổi tiếng, và số tiền bồi thường có thể lên tới hàng tỷ đô la.

Rất nhiều chuyên gia công nghệ cả trong nước và quốc tế đã phản bác rằng tin đồn này hoàn toàn thiếu cơ sở. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc công ty ePi Technologies cho rằng điều này khó xảy ra vì “game Flappy Bird là một trò chơi có kịch bản và cách chơi hoàn toàn khác với Mario, không gây nhầm lẫn và không gây ảnh hưởng gì tới trò Mario cũng như Nintendo”. “Giả sử Nintendo muốn kiện, họ còn phải chứng minh được thiệt hại trực tiếp gây ra bởi cái ống khói trong Flappy Bird đối với game Mario của họ. Trong trường hợp này, giả sử có chứng minh được và thuyết phục được tòa, thì thiệt hại cũng là rất nhỏ. Hai trò chơi khác nhau hoàn toàn và được sử dụng ở hai môi trường không hề có sự cạnh tranh lẫn nhau.”

Thông tin chú chim Flappy của Đông có thể kiếm 50 ngàn USD/ngày quả thực đã khiến nhiều tờ báo trong nước đứng ngồi không yên, điều phóng viên tìm tới tận nhà của Đông và túc trực liên tục để lấy thông tin, hỏi người thân trong gia đình, bạn bè để tìm kiếm các thông tin đời tư. Khi cuộc sống đơn giản đời thường của Đông bị đảo lộn và liên tục chịu sức ép săn đuổi của truyền thông cả trong nước lẫn quốc tế, quyết định “im lặng” bằng cách gỡ bỏ game sẽ là một giải pháp hiệu quả tức thì, giúp Đông lấy lại thăng bằng để ổn định lại cuộc sống của mình thì mới có thể tiếp tục công việc lập trình game như trước.

Việc lãnh đạo Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan thuế phải “bắt tay ngay vào rà soát để tránh thất thu thuế, đảm bảo sự công bằng với những người đang nộp thuế khác” cũng nhận được khá nhiều ý kiến chế giễu trên các diễn đàn và mạng xã hội bởi sự vội vàng và “đếm cua trong lỗ”.

Doanh thu quảng cáo của Google và Facebook ở Việt Nam hiện cũng rất lớn, cũng như rất nhiều người chơi game Angry Birds và Candy Crush tại Việt Nam đã trả tiền để chơi game trên điện thoại và máy tính bảng. Lẽ ra đó mới là những đối tượng cần cơ quan thuế của Việt Nam “bắt tay ngay vào rà soát”, chứ không phải một trò chơi nhỏ vừa nhen nhóm lên hy vọng phát triển ra toàn cầu cho các nhà phát triển game di động ở Việt Nam nói riêng và cho ngành công nghệ thông tin nước nhà nói chung.

+ Phản ứng tiêu cực từ người nghiện Flappy Bird?

Trong những dòng tweet trước khi gỡ bỏ trò game, Đông cho biết anh không muốn người chơi download Flappy Bird về máy điện thoại thêm nữa. Điều này có thể xuất phát từ việc người chơi phản ứng thái

quá và giận dữ vì trò game quá khó chơi, đồng thời lại nghiện tới mê mẩn và chơi ở mọi lúc mọi nơi.

Nhiều tờ báo của Mỹ đã gọi Flappy Bird là “trò game khiến bạn muốn đập điện thoại nhất”, dẫn chứng những trường hợp có người bỏ cả công việc, chồng con, gia đình, thuê phòng ở khách sạn để chơi Flappy Bird. Trên YouTube cũng có vô số clip về những người chơi cáu giận, bực tức cay cú vì không điều khiển được chú chim Flappy như ý, thậm chí là cả clip lấy búa đập vỡ điện thoại sau khi chơi trò game này.

Như vậy, với sự săn lùng thái quá của giới truyền thông trong và ngoài nước, phản ứng tiêu cực từ những người nghiện game thái quá, hành động gỡ bỏ Flappy Bird của Đông khỏi Google Play và App Store là thực sự cần thiết và rất sáng suốt. Đông có thể bình tâm trở lại với cuộc sống của mình để tiếp tục phát triển game, giới truyền thông cũng sẽ bớt sôi sục chạy đua trong việc đào bới các thông tin đời tư của anh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp (startups) trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại hà nội (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)