Khái quát một số nét về tỉnh Ninh Bình và công tác giáo dục đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh ninh bình kinh tế chính trị (Trang 60)

đào tạo của tỉnh

Tỉnh Ninh Bình nằm ở vùng cực nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp 2 tỉnh Hoà Bình và Thanh Hoá, phía Đông giáp tỉnh Nam Định, phía Nam giáp biển Đông. Ninh Bình có diện tích tự nhiên hơn 1.400 km², với bờ biển dài hơn 15 km. Toàn tỉnh có 67.000 ha đất nông nghiệp, trong đó đất canh tác 55.000 ha; đất lâm nghiệp 13.000 ha; rừng tự nhiên 10.400 ha và trên 20.000 ha diện tích núi đá với trữ lƣợng hàng chục tỷ m³ đá vôi; rừng núi chiếm 22% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Ninh Bình có vị trí chiến lƣợc quan trọng, là nơi tiếp nối giao lƣu kinh tế và văn hoá giữa lƣu vực sông Hồng với lƣu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng núi rừng Tây Bắc của Tổ quốc. Trên địa bàn tỉnh có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10; 12A; 12B và đƣờng sắt Bắc Nam chạy qua cùng hệ thống sông ngòi dày đặc nhƣ: sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sông Vạc, Sông Vân...tạo thành mạng lƣới giao thông thuỷ, bộ rất thuận tiện cho giao lƣu phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh.

Hiện nay, tỉnh Ninh Bình có 6 huyện là Gia Viễn, Nho Quan, Kim Sơn, Hoa Lƣ, Yên Khánh, Yên Mô; 01 thị xã là Tam Điệp và 01 thành phố là Ninh Bình với tổng số 147 xã, phƣờng, thị trấn. Dân số toàn tỉnh hơn 95 vạn ngƣời, trong đó có 15% đồng bào theo đạo Thiên chúa, 2% đồng bào dân tộc. Tỉnh Ninh Bình có hai tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo. Nhân dân Ninh Bình sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp, trồng lúa nƣớc và

chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngoài ra nhiều ngƣời còn làm các nghề thủ công truyền thống nhƣ: thêu ren ở Hoa Lƣ, dệt chiếu và làm hàng cói mỹ nghệ ở Kim Sơn, Yên Khánh..., đan lát mây tre ở Gia Viễn, Nho Quan, sản xuất đồ đá mỹ nghệ ở Ninh Vân (Hoa Lƣ).

Sau hơn 20 năm tái lập (năm 1992), kinh tế Ninh Bình duy trì tốc độ tăng trƣởng khá. Cơ cấu chuyển dịch tích cực theo hƣớng tăng tỷ trọng trong các ngành công nghiệp- dịch vụ. Sản xuất công nghiệp phát triển, trở thành động lực phát triển kinh tế- xã hội. Các ngành dịch vụ có mức phát triển vƣợt bậc. Trong đó, du lịch đang từng bƣớc trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lƣơng thực đạt đƣợc nhiều thành tựu, đảm bảo an ninh lƣơng thực, tăng cƣờng đời sống nhân dân, góp phần giữ vững ổn định xã hội. Thu ngân sách tăng nhanh, cơ cấu nguồn thu có sự chuyển dịch tích cực theo hƣớng bền vững. Từ một tỉnh thuần nông, đến nay đã hình thành rõ nét nền kinh tế phát triển theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cơ cấu vùng kinh tế có bƣớc chuyển dịch theo hƣớng hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế theo hƣớng kết hợp giữa vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp và các khu công nghiệp , cụm công nghiệp, các khu du lịch dịch vụ . Ninh Bình đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phù hợp, tập trung sƣ́c xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo lập môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh lành mạnh, thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển, thu hút đƣợc nhiều dự án đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài.

Cùng với phát triển kinh tế, các lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục, các hoạt động văn nghệ, thể thao, thông tin tuyên truyền và các lĩnh vực xã hội khác từng bƣớc đƣợc chăm lo, phát triển. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo đạt đƣợc những tiến bộ mới, toàn diện. Thành quả phát triển kinh tế kết hợp với giải quyết tốt các vấn đề xã hội đã làm cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc nâng lên.

Giai đoạn (2011-2013), tỉnh Ninh Bình phát triển tƣơng đối toàn diện về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và giải quyết cơ bản các vấn đề về môi trƣờng. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn theo giá thực tế năm 2013 đạt 28.714 tỷ đồng

Bảng 2.1: Quy mô GDP các ngành giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng GDP 22.618 26.104 28.714

Nông lâm ngƣ nghiệp 3.392 3.975 4.364

Công nghiệp, Xây dựng 11.084 12.050 13.556

Dịch vụ 8.142 10.079 10.794

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình)

Thu nhập bình quân đầu ngƣời theo giá thực tế năm 2013 đạt hơn 22,287 triệu đồng/ngƣời và mới bằng 57% mức bình quân cả nƣớc và 65% mức bình quân chung vùng đồng bằng sông Hồng.

Tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn giai đoạn 2011-2013 là 10.955 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân năm đạt 34%/năm. Nguồn thu ngân sách hàng năm có tăng nhƣng chƣa thật vững chắc.

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của giáo dục - đào tạo trong sự nghiệp đổi mới mọi mặt nền kinh tế - xã hội…., mặc dù còn rất nhiều khó khăn song đƣợc sự quan tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, sự phối hợp giữa các Ban, ngành, đoàn thể và nhân dân trong tỉnh, đặc biệt sự cố gắng của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh, sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở Ninh Bình đã không ngừng phát triển cả về quy mô lẫn chất lƣợng đào tạo.

Quy mô giáo dục ngày càng mở rộng, các loại hình trƣờng, lớp phát triển đa dạng: trƣờng công lập, trƣờng bán công, trƣờng dân lập, các trung tâm hƣớng nghiệp dạy nghề, trung tâm dạy nghề, trung tâm học tập cộng đồng xã, phƣờng, thị trấn, đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân.

- Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông

Duy trì 100% trẻ 5 tuổi đến trƣờng mầm non, chuyển đổi kịp thời các trƣờng mầm non bán công sang loại hình công lập. Số lƣợng trƣờng học ngày đƣợc ổn định, số học sinh vào lớp 1 hàng năm giảm (do chính sách sinh đẻ có kế hoạch và số trẻ em sinh ra hàng năm giảm). Số giáo viên đƣợc bổ sung hàng năm lớn, do vậy, số lƣợng học sinh bình quân trên một giáo viên và số lƣợng học sinh bình quân trên một lớp có xu hƣớng giảm. Tỷ lệ học sinh trên giáo viên bình quân năm học 2012-2013 là 17 học sinh/giáo viên (tỷ lệ này là 19 học sinh/giáo viên năm học 2011-2012); tỷ số học sinh/lớp cũng giảm từ 28 học sinh/lớp học xuống còn 25 học sinh/lớp học.

Bảng 2.2: Quy mô Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông năm 2013

S TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Mầm non Tiểu học THCS THPT 1 Số trƣờng học Trường 150 150 142 27 - Công lập Trường 148 150 142 23

- Ngoài công lập Trường 2 0 0 4

2 Số lớp học Lớp 1.234 2.321 1.444 657

- Công lập Lớp 1.191 2.321 1.444 620

- Ngoài công lập Lớp 43 0 0 37

3 Số giáo viên Người 2.390 3.415 3.324 1.544

- Ngoài công lập Người 91 0 0 106

4 Số học sinh 39.023 64.975 47.540 27.128

- Công lập Người 37.410 64.975 47.540 25.620

- Ngoài công lập Người 1.613 0 0 1.508

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình)

- Giáo dục thƣờng xuyên.

Hệ thống cơ sở giáo dục thƣờng xuyên đƣợc củng cố, hoạt động khá hiệu quả. Toàn tỉnh có 08 trung tâm giáo dục thƣờng xuyên ở 8 huyện, thị xã, thành phố và 146 Trung tâm học tập cộng đồng tại các xã , phƣờng, thị trấn.

Các hình thức học giáo dục thƣờng xuyên phát triển đa dạng. Đã có 8/8 đơn vị huyện, thị xã, thành phố đã có quyết định công nhận các xã, phƣờng đạt phổ cập Tiểu học ở ngƣời lớn và đạt phổ cập THCS cho thanh niên đến 25 tuổi.

- Giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề:

Thực hiện phân luồng và tăng quy mô, chất lƣợng, hiệu quả đào tạo trung cấp chuyên nghiệp; triển khai thực hiện các giải pháp để phân luồng học sinh sau trung học cơ sở vào học trung cấp chuyên nghiệp (TCCN). Hiện nay, toàn tỉnh có 1 trƣờng đại học, 4 trƣờng cao đẳng và 3 trƣờng trung cấp chuyên nghiệp đào tạo nhiều ngành nghề với nhiều loại hình đào tạo đã đáp ứng đƣợc nhu cầu đào tạo nghề nghiệp của nhân dân. Tổng số sinh viên đến năm học 2012-2013 là 26.428 sinh viên, trong đó hệ trung cấp là 12.648 sinh viên; hệ đại học, cao đẳng là 10.964 sinh viên;… So với năm học 1996-1997, hiện tổng số học sinh tăng gấp 4,9 lần, trong đó hệ đào tạo trung cấp gấp 4,4 lần; hệ đào tạo đại học, cao đẳng gấp 26,5 lần; hệ công nhân kỹ thuật gấp 1,3 lần.

trung, đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học, đào tạo theo địa chỉ, dạy nghề ngắn hạn….

Về giáo dục cao đẳng, đại học: Quy mô đào tạo chính quy tăng trung bình mỗi năm trên 10%, ngành nghề đào tạo đƣợc mở rộng, trung bình hằng năm mở thêm 2 đến 3 mã ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Hằng năm có trên 10.000 học viên theo học các lớp cao đẳng, đại học liên thông, vừa làm vừa học thuộc một số lĩnh vực ngành nghề nhƣ: tin học, ngoại ngữ, y tế, sƣ phạm, kinh tế…

Tỷ lệ cán bộ, giáo viên toàn ngành đạt trình độ chuẩn trở lên là 99,5%, trong đó trình độ trên chuẩn là 47,5%. Đặc biệt, tỉnh đã rất quan tâm đến việc đƣa tin học vào nhà trƣờng. 100% các nhà trƣờng đƣợc trang bị máy vi tính, 100% các cơ sở giáo dục trong tỉnh đƣợc nối mạng Internet. Từ tháng 1-2007, các văn bản của Sở gửi các cơ sở đều đƣợc gửi qua mạng và áp dụng giao dịch văn bản điện tử qua cổng thông tin điện tử dùng chung. Từ năm học 2007-2008, tại các hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học, giáo viên đều phải sử dụng giáo án điện tử.

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, giáo duc đào tạo Ninh Bình vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc phục:

- Tình trạng thừa, thiếu giáo viên ở các cấp học luôn xảy ra. Hiện nay Ninh Bình còn thiếu khoảng 200 giáo viên ở cấp THCS, nhƣng ở bậc tiểu học theo số liệu của Sở Giáo dục - Đào tạo, số giáo viên hiện nay còn thừa khoảng 400 ngƣời.

- Cơ cấu giáo dục - đào tạo ở một số cấp học, ngành học chƣa hợp lý, đặc biệt là đối với dạy nghề, quy mô phát triển chậm, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế của địa phƣơng

2.2. Chi thƣờng xuyên NSNN cho giáo dục - đào tạo

Bảng 2.3 thể hiện tình hình chi NSNN cho giáo dục - đào tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2013 theo cơ cấu chi

Bảng 2.3. Chi NSNN cho giáo dục đào tạo theo cơ cấu chi

Đơn vị: Triệu đồng Năm 2011 2012 2013 Chỉ tiêu Số tuyệt đối Số tƣơng đối (%) Số tuyệt đối Số tƣơng đối (%) Số tuyệt đối Số tƣơng đối (%) Tổng chi NSNN

cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo

Trong đó:

962.286 100 1.695.219 100 2.214.118 100

- Chi đầu tƣ XDCB 84.681 8,8 266.997 15,75 319.899 17,7 - Chi thƣờng xuyên 877.605 91,2 1.428.222 84,25 1.822.219 82,3

(Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình)

Chi thƣờng xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo chiếm tỷ trọng chủ yếu trong chi NSNN cho giáo dục đào tạo. Trong những năm qua, tỷ trọng chi thƣờng xuyên chiếm trên 80%, phần dành cho công tác xây dựng trƣờng chiếm tỷ trọng nhỏ. Chi đầu tƣ xây dựng cơ bản đã tăng qua các năm nhƣng nguồn kinh phí này mới đảm bảo rất hạn chế về cơ sở vật chất cho giảng dạy và học tập. Nhìn chung cơ sở vật chất vẫn còn nghèo nàn, khuôn viên nhiều trƣờng còn chật hẹp, bãi tập, sân chơi chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia. Nhiều trƣờng xây dựng từ rất lâu, cơ sở hạ tầng đã xuống cấp nhƣng vẫn chƣa có nguồn kinh phí để đầu tƣ xây dựng mới. Hàng năm, tỉnh mới chỉ phân bổ kinh phí cho một số trƣờng để cải tạo lại những hạng mục trƣờng sở đã xuống cấp trầm trọng.

Trong tổng chi NSNN cho giáo dục - đào tạo, phần lớn là các khoản chi thƣờng xuyên. Vì vậy, quản lý các khoản chi này có tính chất quyết định đến chất lƣợng quản lý chi NSNN cho giáo dục - đào tạo nói chung.

2.2.2. Tình hình chi thường xuyên NSNN cho giáo dục - đào tạo

Bảng 2.4: Chi thƣờng xuyên NSNN cho giáo dục - đào tạo

Đơn vị: Tỷ đồng S TT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 GDP 22.618 26.104 28.714 A Tổng chi NSĐP 4.743 5.703 7.917

I Chi đầu tư phát triển 1.600 1.217 1.223

II Chi thường xuyên 2.513 3.541 5.743

Trong đó:

1 Chi sự nghiệp kinh tế 263 459 1.073

2 Chi sự nghiệp giáo dục – đào tạo 877 1.428 1.822

3 Chi sự nghiệp y tế 309 397 844

4 Chi quản lý hành chính 602 676 913

5 Chi đảm bảo xã hội 381 534 981

6 Chi thƣờng xuyên khác 81 47 110

III Chi khác 630 945 951

B Tỷ trọng chi GDĐT so với tổng chi

NSĐP 18,49% 25,05% 23,01%

C Tỷ trọng chi giáo dục đào tạo so với

chi thƣờng xuyên 34,90% 40,33% 31,73%

Bảng 2.4 cho thấy:

+ Về số tuyệt đối, giai đoạn 2011-2013, chi ngân sách địa phƣơng cho giáo dục - đào tạo tăng lên từng năm. Chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo đạt mức cao nhất vào năm 2013 (1.822 tỷ đồng), gấp 2,1 lần mức chi của ngành vào năm 2011.

+ Là tỉnh còn nhiều khó khăn, hàng năm phải nhận trợ cấp từ trung ƣơng khoảng 30% nhu cầu chi theo chế độ nhƣng cấp uỷ và chính quyền địa phƣơng đã quan tâm đầu tƣ cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Tổng chi thƣờng xuyên ngân sách cho giáo dục - đào tạo giai đoạn 2011-2013 là 4.127 tỷ đồng, chiếm 22,5% tổng chi ngân sách địa phƣơng và 35% tổng chi thƣờng xuyên của tỉnh. Với tốc độ tăng chi bình quân khoảng 29%, mấy năm trở lại đây, chi ngân sách đã cơ bản đáp ứng đƣợc các nhu cầu chi thƣờng xuyên của ngành giáo dục - đào tạo tỉnh.

+ Mặc dù về số tổng chi NSNN cho giáo dục - đào tạo tăng liên tục qua các năm nhƣng tỷ trọng chi của ngành trong tổng chi ngân sách địa phƣơng lại có xu hƣớng giảm xuống. Năm 2013, chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo chiếm 23,01% tổng chi ngân sách địa phƣơng và 31,73% chi thƣờng xuyên. Tỷ lệ này tƣơng ứng là 25,05% và 40,33% vào năm 2012. Tỷ trọng chi giảm do chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo về cơ bản đã đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngành. Trong điều kiện thu ngân sách của tỉnh hàng năm có tăng nhƣng tốc độ tăng chậm, tỉnh chủ trƣơng tăng chi cho các ngành nhƣng tăng chi trong sự cân đối giữa các lĩnh vực (kinh tế, y tế...) để tạo sự phát triển toàn diện về kinh tế xã hội trong tỉnh.

+ Giai đoạn 2011-2013, tăng trƣởng GDP của tỉnh đạt cao và ổn định, trung bình hàng năm là 13%. Chi thƣờng xuyên NSNN cho giáo dục - đào tạo chiếm tỷ trọng 4% GDP năm 2011, tăng lên 6% năm 2013. So với các ngành

đây, tỷ trọng chi thƣờng xuyên NSNN cho giáo dục - đào tạo trong tổng chi ngân sách địa phƣơng của Tỉnh đạt mức trung bình trong các tỉnh đồng bằng sông Hồng.

Bảng 2.5 Chi NSNN cho giáo dục - đào tạo tại các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng Đơn vị: Triệu đồng Tỉnh, thành phố Năm 2012 Năm 2013 Tổng chi thƣờng xuyên Chi giáo dục đào tạo Tỷ lệ Tổng chi thƣờng xuyên Chi giáo dục đào tạo Tỷ lệ Hà Nội 22.238.856 6.201.678 28% 28.258.951 7.912.506 28% Hải Phòng 11.303.387 3.522.939 31% 14.737.036 4.494.796 31% Vĩnh Phúc 4.448.699 1.679.702 38% 7.143.579 2.500.253 35% Hải Dƣơng 5.937.906 2.347.083 40% 8.807.535 2.994.562 34% Hƣng Yên 3.406.714 1.274.643 37% 5.288.692 1.639.495 31% Bắc Ninh 3.751.819 1.314.875 35% 5.368.331 1.677.603 31% Hà Tây 8.314.367 3.340.082 40% 12.913.621 4.261.495 33%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh ninh bình kinh tế chính trị (Trang 60)