Tiếp tục triển khai cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh ninh bình kinh tế chính trị (Trang 122 - 123)

Để phát huy hiệu lực của Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo, trong thời gian tới cần thực hiện tốt các biện pháp:

- Các đơn vị, cơ sở giáo dục thực hiện quy hoạch, bố trí, sắp xếp lại cán bộ hiện có, cải tiến quy trình làm việc, đẩy nhanh việc áp dụng tin học trong các khâu của quá trình quản lý tài chính. Hàng năm, có chính sách tinh giản biên chế, tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ công chức, bồi dƣỡng kiến thức quản lý tài chính cho lãnh đạo và các bộ làm công tác kế toán trong đơn vị.

- Các đơn vị, cơ sở giáo dục cần xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ khoa học, dân chủ thông qua việc thảo luận công khai quy chế chi tiêu nội bộ, cơ chế phân phối thu nhập, hình thức thanh toán thu nhập cho cán bộ công chức, quy định trích lập các quỹ... để quy chế chỉ tiêu nội bộ trở thành căn cứ pháp lý cho quá trình quản lý tài chính của đơn vị.

- Các đơn vị, cơ sở giáo dục thực hiện quy chế công khai nhằm nâng cao tính minh bạch, phát huy dân chủ, tăng cƣờng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trong quản lý nguồn lực và đảm bảo chất lƣợng giáo dục. Nội dung công khai gồm: Công khai cam kết của cơ sở giáo dục về chất lƣợng giáo dục và công khai về chất lƣợng giáo dục thực tế; công khai về điều kiện đảm bảo chất lƣợng giáo dục và công khai về thu chi tài chính để ngƣời học, các thành viên của cơ sở giáo dục và xã hội tham gia giám sát và đánh giá cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh ninh bình kinh tế chính trị (Trang 122 - 123)