Các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Hà Nội (Trang 41 - 43)

1.3. Quản trị rủi ro tín dụng

1.3.5. Các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng

Kết quả của việc quản trị rủi ro tín dụng là kết quả của việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn khả năng rủi ro xảy ra đối với hoạt động tín dụng. Các chuyên gia cho rằng, một số tài sản của ngân hàng đặc biệt là các khoản cho vay giảm giá hoặc không thể thu hồi đƣợc là biểu hiện của rủi ro tín dụng. Do vốn chủ sở hữu của ngân hàng so với tổng giá trị tài sản là nhỏ nên một tỷ lệ nhỏ danh mục cho vay có vấn đề sẽ có thể đẩy ngân hàng tới nguy cơ tài sản.

Nợ quá hạn là các khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.

Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN ban hành quy định các TCTD thực hiện phâ loại nợ thành 5 nhóm nợ, cụ thể nhƣ sau :

Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm :

 Các khoản nợ trong hạn mà TCTD đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn

 Các khoản nợ khác đƣợc phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 điều này (khoản 2 :Trường hợp khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu lại tối thiểu trong vòng 1 năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, 3 tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và được TCTD đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn theo thời gian đã được cơ cấu lại, TCTD có thể phân loại khoản nợ đó vào nhóm 1).

Nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm :

 Các khoản nợ quá hạn dƣới 90 ngày

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại

 Các khoản nợ khác đƣợc phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 3 và 4 điều này (khoản 3 : Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ với TCTD mà có bất kỳ khoản nợ chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì TCTD bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro. Khoản 4 : trường hợp các khoản nợ (kể cả khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn đã cơ cấu lại) mà TCTD có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì TCTD chủ động tự quyết phân loại khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro)

Nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn) bao gồm :

 Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại

 Các khoản nợ khác đƣợc phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 3 và 4 điều này.

Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm :

 Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại

 Các khoản nợ khác đƣợc phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 3, 4 điều này.

Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm :

 Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

 Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại

 Các khoản nợ khác đƣợc phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3, 4 điều này

Trong 5 nhóm nợ trên, nợ quá hạn đƣợc phân loại từ nhóm 2 đến nhóm 5, và nợ xấu là khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5 đƣợc quy định tại điều 6 và điều 7 theo Quyết định 493/2005.

Các khoản tín dụng có vấn đề là các khoản vay chƣa đến hạn, chƣa đƣợc xếp vào loại nợ quá hạn nhƣng trong quá trình theo dõi, ngân hàng phát hiện thấy khách hàng có những dấu hiệu không trả đƣợc nợ vay. Dây là các chỉ tiêu tuyệt đối, các chỉ tiêu này càng cao thì mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng càng lớn, việc quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng là chƣa tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Hà Nội (Trang 41 - 43)