CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
2.1. Phƣơng pháp luận
2.1.1. Phương pháp duy vật biện chứng
Đây là một bộ phận của học thuyết triết học do Karl Marx đề xƣớng. Đặc trƣng của phƣơng pháp duy vật biện chứng là coi một sự vật hay một hiện tƣợng trong trạng thái luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tƣợng khác. Trong luận văn này, công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện Bắc Mê đƣợc coi là một sự việc liên tục vận động, có mối quan hệ chặt chẽ với bối cảnh tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa trong địa bàn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tình hình xóa đói giảm nghèo cũng nhƣ năng lực thực hiện Chƣơng trình 135 cần phải đặt trong mối quan hệ khá phức tạp đó. Các phân tích cần phải đảm bảo tính toàn diện, biện chứng, thể hiện rõ những mối quan hệ nhân quả, tƣơng tác lẫn nhau giữa các đối tƣợng, chủ thể.
Theo đó, trƣớc khi bàn tới cần phải làm gì để có thể nâng cao năng lực thực hiện Chƣơng trình 135 trên địa bàn huyện Bắc Mê, tác giả đã phân tích về các điều kiện tự nhiên và bối cảnh kinh tế, xã hội để thấy đƣợc những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện chƣơng trình này. Ngƣợc lại, nếu việc thực hiện Chƣơng trình đạt đƣợc kết quả nhƣ mong đợi, chúng ta cũng có thể thấy đƣợc những đóng góp quan trọng của nó đối với các yếu tố xung quanh có liên quan. Cụ thể là, việc thực hiện tốt Chƣơng trình 135 giúp tiết kiệm chi phí, cải thiện đời sống của ngƣời dân, tạo điều kiện thuận lợi để cá nhân có thể học hỏi, nâng cao trình độ, ý thức tốt hơn về các cơ hội làm giàu
và những khó khăn có thể gặp phải. Từ đó, các khía cạnh khác của cuộc sống nhƣ kinh tế, văn hóa, giáo dục và sức khỏe cũng đƣợc cải thiện.