ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNGTY 1.Đặc điểm sản phẩm và tình hình sản xuất tiêu thụ

Một phần của tài liệu Tín dụng trong doang nghiệp không chỉ là mối quan hệ với ngân hàng pot (Trang 38 - 57)

1.Đặc điểm sản phẩm và tình hình sản xuất tiêu thụ

a. Đặc điểm sản phẩm

Sản phẩm chính của công ty gồm 3 loại: +Gạch ốp lát Ceramic nhãn hiệu COSEVCO +Tấm lợp Fibrociment nhãn hiệu Cefib +Cement nhãn hiệu COSEVCO

Trong đó :

*Gạch men nhãn hiệu COSEVCO là sản phẩm chủ lực của công ty .Đặc điểm cơ bản của sản phẩm này là loại vật liệu xây dựng cao cấp, mang tính thẩm mỹ cao .Do đó đòi hỏi việc tráng men, trình bày in ấn hoa văn trên bề mặt sản phẩm phải đáp ứng cao về yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật

Sản phẩm gạch men bao gồm đủ chủng loại kích cỡ:200 x 200 mm, 200x250mm ,400 x 400 mm dùng cho chế độ áp tường và lát nền ,các công trình vệ sinh...

• Độ bền uốn trung bình :150N/m2 • Hệ số giản nở nhiệt :Max 9.106 K1

• Sai lệch kích thước trung bình của mỗi vien gạch so với kích thước chuẩn là: +/-0,5%.

• Sai lệch chiều dày trung bình của mỗi viên gạch so với kích thước chuẩn là +/- 0,6%.

• Chất lượng bề mặt :95% không có khuyết tật bề mặt có thể thấy • Tỷ lệ phẩm cấp chất lượng sản phẩm :

Loại I :>90% Loại II<10%

*Tấm lợp Fibrociment nhãn hiệu Cefib của công ty có đầy đủ các kích cỡ :1,9 x 1,2;1,5 x 1,2 ; 1,2x 1m ....Sản phẩm này phục vụ cho các công trình mang tính chất tạm bợ, bán kiên cố không mang nặng tính thẩm mỹ.

Sản phẩm này chủ yếu dùng để lợp mái ,tuy nhiên nó có nhiều nhược điểm là nóng, dễ vỡ , không thẩm mỹ

Do đó hiện nay người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển sang sử dụng các sản phẩm có tính chất thay thế như tôn tráng kẽm , tôn cách nhiệt, tôn nhựa có nhiều ưu điểm hơn, phong phú đa dạng về mẫu mã, màu sắc và có tính thẩm mỹ cao hơn

*Cement mang nhãn hiệu COSEVCO :

Sản phẩm này mang tính chất thông dụng trên thị trường phục vụ cho chu cầu thiết yếu của người tiêu dùng trongh xây dựng nhà cửa, các công trình cơ bản .

Đặc điểm sản phẩn có thời gian sử dụng ngắn, khó khăn trong bảo quản ,vận chuyển .

Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm có tính chất mùa vụ, chỉ tiêu thụ mạnh trong mùa nắng

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại Cement mang nhiều nhãn hiệu khác nhau của nhiều công ty sản xuất, có chất lượng tương đồng nhau khó có sự phân biệt được về chất lượng đối với người tiêu dùng :

Do đó việc tạo được hình ảnh, ấn tượng đối với người tiêu dùng là yếu tố cực kỳ quan trọng, nên công ty cần tranh thủ các hoạt động quản cáo và tuyên truyền nhằm tạo niềm tin trong người tiêu dùng .

Hiện nay sản phẩm của công ty có đủ các chủng loại PCB30 , PCB40 ...để đáp ứng nhu cầu thị trường

b.Tình hình sản xuất và tiêu thụ Tình hình sản xuất:

Hiện tại công ty đã đưa vào vân hành dây chuyền sản xuất gạch men với công suất 1.300.000m2/năm nâng tổng công suất gạch men của công ty lên 1.300.000m2/năm nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu của thị trường, trong tương lai công ty đang có kế hoạch thực hiện việc mở rộng nhà máy sản xuất gạch men, đầu tư thêm dây chuyền nhằm nâng cao năng lực sản xuất đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường

Về tấm lợp: Tổng công suất hiện nay của phân xưởng sản xuất tấm lợp là 1.500.000tấm /năm .Tuy nhiên do những năm gần đây nhu cầu về tấm lợp giảm sút một cách đáng kể do đó sản lượng làm ra khó tiêu thụ được. Nên sản lượng chỉ sản

xuất ra ở mức cầm chừng, chưa khai thác một cách tốt nhất năng lực sản xuất của các loại máy móc thiết bị.

Nhận xét:

Sản lượng gạch men sản xuất qua các năm không ngừng tăng lên điều đó cho thấy xu hướng tiêu dùng của thị trường gạch men ngày càng gia tăng đây là tín hiệu đáng mừng cho công ty. Tuy nhiên sản lượng sản xuất tấm lợp ngày một giảm sút đáng kê, nguyên nhân là do thị trường về nhu cầu tấm lợp giảm đi, hầu như đang có xu hướng sử dụng các sản phẩm khác có tính chất thay thế, đây là điều đáng lo ngại cho công ty và công ty cần có giải pháp để đối phó

Tình hình tiêu thụ:

Trong những năm qua công ty đã cố gắng nổ lực đẫy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty trên thị trường cả nước, xây dựng hệ thống đại lý phân phối rộng rãi khắp ba miền.

Nhận xét:

Sản lượng tiêu thụ tấm lợp qua các năm ngày càng giảm sút, đặc biệt sản lượng tiêu thụ của năm 2000 so với năm 1997giảm hơn 50%. Đây là điều đe dọa đến hoạt động sản xuất tấm lợp, do đó công ty cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tiêu thụ đối với sản phẩm này thông qua các hình thức đẩy mạnh lực lượng bán hàng ,xây dựng hệ thống phân phối rộng rãi trên thị trường và có chính sách chiết khấu, khuyến mãi hợp lý Đối với sản phẩm gạch men thì tình hình tiêu thụ trong những năm qua rất khả quan, sản lượng tiêu thụ không ngừng tăng qua các năm, hiện nay thị phần về sản phẩm gạch men của công ty trên thị trường Miền Trung khá cao, khoảng 13,5 %. Điều

đó cho phép công ty có cái nhìn lạc quan hơn về tương lai của sản phẩm gạch men trên thị trường trong thời gian tới

2. Kết quả hoạt động kinh doanh.

a.Phân tích mối quan hệ và sự biến động của tài sản và nguồn vốn A. TSLĐ và ĐTNH

I. Vốn bằng tiền II. Đầu tư ngắn hạn III.Các khoản phải thu IV.Hàng tồn kho V. TSLĐ khác

B. TSCĐ và ĐTDH I. TSCĐ

II. Các khoản ĐTDH III. Chi phí XDCB dở dang IV. Các khoản kí quỹ 47733 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ Ngắn hạn II. Nợ dài hạn III. Nợ khác B. NGUỒN VỐN CSH I. Nguồn vốn quỹ

II. Nguồn kinh phí

Cột (5) : tỷ trọng của từng loaüi tài sản (nguồn vốn) trong tổng tài sản năm 1999 Cột (6) : tỷ trọng của từng loại tài sản (nguồn vốn) trong tổng tài sản năm 2000 Nhận xét:

Phần tài sản: TSLĐ và đầu tư ngắn hạn tăng 25956 triệu đồng (tỷ lệ tăng 54,38%), vốn bằng tiền tăng lên 1.597 triệu đồng ( tỷ lệ tăng 68,39%). Theo quy mô chung thì tỷ lệ tăng TSLĐ và ĐTNH của năm 2000 so với năm 1999 chỉ có 0,62%. Điều này cho thấy sự ổn định trong việc quản ly TSLĐ và đầu tư ngắn hạn. Các khoản phải thu tăng 14433 triệu đồng (tỷ lệ tăng là 65.62%) đây là điều mà công ty cần quan tâm bởi vì với mức độ tăng như vậy thì sẽ có nhiều nguy cơ về rủi ro trong việc thất thoát các khoản nợ phải thu gây mất ổn định tài chính cho doanh nghiệp.

TSCĐ tăng 21570 triệu đồng( tỷ lệ tăng 50,57%), trong khi đó các khoản đầu tư dài hạn không được đầu tư điều đó cho thấy côngty chỉ tập trung đầu tư vào các loại tài sản cố định.

Qua những số liệu trên cho thấy mức độ đầu tư của công ty vào tổng tài sản qua các năm tăng nhanh, mức độ gia tăng trên 50% cho thấy công ty đang cố gắng tập trung mọi nổ lực để thúc đẩy phát triển huy động kinh doanh của mình.

Phần nguồn vốn : nợ phải trả tăng 30.296 triệu đồng (tỷ lệ tăng 51,57%) trong đó nợ ngắn hạn tăng 27.717 triệu đồng (tỷ lệ tăng 95,54%), nợ dài hạn tăng 4760 triệu đồng ( tỷ lệ tăng 25,29%). Nguồn vốn (CSH) tăng 17230 triệu đồng (tỷ lệ tăng 54,46%). Theo quy mô chung thì tỷ lệ nợ phải trả của năm sau giảm so với năm trước là 0,42

%, trong khi đó nguồn vốn CSH tăng 0,43%, cho thấy sự cố gắng của công ty trong việc giảm tỷ lệ nợ.

Tuy nhiên theo mức chênh lệch của năm 2000 so với 1999 thì tỷ lệ nợ phải trả của công ty tăng ở mức khá cao trong khi đó nguồn vốn CSH tăng ở mức thấp. Điều này cho thấy nguồn vốn của công ty là vay ngắn hạn khá cao cho nên công ty có thể sẽ đối mặt với nhiều bất trắc do nợ ngắn hạn quá lớn tỷ lệ tăng ở mức 95,54% nên công ty cần quan tâm để có biện pháp đối phó phù hợp.

b.Phân tích mối quan hệ và sự biến động của các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh.

Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Lãi gộp

Chi phí bán hàng Chi phí quản lí DN Lợi nhuận từ HĐKD Lợi nhuận bất thường Tổng lợi nhuận trước thuế Thuế thu nhập DN(25%) Lợi nhuận sau thuế 138732

Giải thích cách tính toán : Cột (3) = Cột (2) - Cột (1)

Cột (5), Cột (6) : Doanh thu thuần được xác định với quy mô chung là 100%, các chỉ tiêu khác được so với doanh thu thuần để xác định kết cấu.

Nhận xét :

Lợi nhuận của công ty được tạo ra chủ yếu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong năm 1999 cứ 100 đồng doanh thu thuần thì có 76,27 đồng giá vốn hàng bán, 10,29 đồng chi phí bán hàng và 10,86 đồng chi phí quản lí doanh nghiệp, tạo ra 2,58 đồng lãi thuần. Trong năm 2000 cứ 100 đồng doanh thu thuần có 78,49 đồng giá vốn hàng bán, 7,69 đồng chi phí bán hàng, 9,02 đồng chi phí quản lí doanh nghiệp , tạo ra 4,83 đồng lợi nhuận thuần cao hơn năm 1999 là 2,25 đồng.

Nguyên nhân là do công ty đã giảm được chi phí bán hàng và chi phí qủan lí doanh nghiệp. Tổng lợi nhuận trước thuế của công ty tạo ra năm 2000 là 7201 triệu đồng tăng 3415 triệu đồng so với năm 1999 (tỷ lệ tăng 90,20%). Lợi nhuận sau thuế năm 2000 tăng 5400,75 triệu đồng(tỷ lệ tăng 90,22%). Nguyên nhân của kết quả trên là do doanh thu của công ty năm 2000 tăng 8645 triệu đồng (tỷ lệ tăng 6,23%), nhưng trong quá trình hoạt động công ty đã giảm được chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp là 4774 triệu đồng (tỷ lệ giảm 32,79%) đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng lợi nhuận

3. Đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính: a.Phân tích các tỷ số tài chính:

A. Các tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn.

1. Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả (%) 2. Tỷ lệ thanh toán hiện thời

3. Tỷ lệ thanh toán nhanh

4. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt B. Các tỷ số hoạt động

1. Vòng quay tồn kho(vòng)

2. Vòng quay các khoản phải thu(vòng) 3. Kì thu tiền bình quân (ngày)

4. Vòng quay vốn cố định(vòng) 5. Vòng quay tài sản(vòng) Nhận xét :

Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả từ 24,78 % năm 1999 tăng lên 28,23% năm 2000 cho thấy khoản vốn công ty bị chiếm dụng đang có chiều hướng gia tăng. Tỷ lệ thanh toán năm 2000 là 0,85 giảm đi so với năm 1999 là 0,13. Với tỷ lệ trên cho thấy công ty khó có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn Tỷ lệ thanh toán nhanh năm 2000 cũng giảm đi so với năm 1999 là 0,07 cho thấy tình hình tài chính của năm sau có khó khăn hơn so với năm trước vì lượng tồn kho và khoản phải thu tăng lên. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt của công ty trong những năm qua cho thấy công ty hoàn toàn không có sẵn tiền mặt để thanh toán .

Năm 2000 vòng quay tồn kho là 3,64 vòng, nghĩa là trung bình hàng tồn kho mua về được bán ra 3,64 lần .Tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho năm sau nhỏ hơn năm trước là 1,53 vòng .

Vòng quay khoản phải thu năm 2000 là 4,04 vòng giảm 2,28 vòng so với năm 1999, chứng tỏ tốc độ thu hồi khoản phải thu chậm và đang có chiều hướng tăng lên.Tuy

nhiên có thể có một tín hiệu vui là doanh số tiêu thụ có chiều hướng tăng lên. So với năm 1999 kỳ thu tiền bình quân năm 2000 tăng lên 32 ngày, điều đó cho thấy việc chuyển hóa các khoản nợ phải thu thành tiền năm sau chậm hơn so với năm trước. Năm 1999 vốn cố định quay được 3,25 vòng, năm 2000 vốn cố định quay được 2,29 vòng. Như vậy mức độ sử dụng vốn cố định năm sau không hiệu quả bằng năm trước. b.Phân tích tình hình đầu tư và cơ cấu vốn kinh doanh:

Phân tích tình hình đầu tư và cơ cấu vốn kinh doanh nhằm mục đích đánh giá rủi ro của đầu tư dài hạn và khả năng kinh doanh lâu dài của công ty đối với việc thỏa mãn các khoản nợ vay dài hạn mà công ty vay của các chủ nợ.

Bảng phân tich tình hình đầu tư và cơ cấu vốn kinh doanh: Khoản mục 1999 2000

Tỷ suất nợ =nợ phải trả /tổngNV.(%) Tỷ suất tự tài trợ=VCSH/tổngN V(%) Tỷ suất đầu tư = tổng TSCĐ/tổng TS

Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ= VCSH/TSCĐ 98,19 Nhận xét:

Tỷ suất nợ của công ty trong năm 1999 là 98,19% năm 2000 là 93,57%, tỷ lệ giảm năm 2000 so với 1999 là 4,62%. Cho thấy tỷ lệ nợ có xu hướng giảm đi, tuy nhiên tỷ lệ nợ qua các năm chiếm tỷ lệ khá cao, trong khi đó tỷ suất tự tài trợ năm 1999 là 1,80%, năm 2000 là 6,43% có xu hướng tăng. Nhưng mức chênh lệch giữa tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ là khá lớn chứng tỏ doanh nghiệp phụ thuộc khá lớn vào các chủ nợ, doanh nghiệp có tính độc lập với các chủ nợ thấp và bị sức ép từ các chủ nợ.

Tỷ suất đầu tư của năm 1999 cao hơn so với năm 2000 là 0,01, điều này chứng tỏ công ty đang cố gắng duy trì mức đầìu tư ở mức ổn định.

Tỷ suất tự tài trơ của công ty năm 1999 là 0,04, năm 2000 là 0,14 tỷ lệ tăng 0,1. Tuy công ty có cố gắng gia tăng tỷ suất tài trợ nhưng hiện nay tỷ suất này quá thấp. Điều đó cho thấy khả năng tài chính của công ty không vững vàng, do hiện tại công ty đi vay ngắn hạn quá lớn để đầu tư cho TSCĐ, đây là điều cực kì mạo hiểm.

4.Đánh gía hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

Để đánh giá được một cách tổng quát và rõ ràng về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua ta có thể để vào phân tích các chỉ số sau:

Bản đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty: Khoản mục 1999 2000

1. Tỷ suất LN trên DT = LN sau thuế x 100%/ DT thuần 2.Hiệu suất sử dụng chi phí= DT thuần/tổng chi phí

3.Doanh lợi trên chi phí = LN sau thuế/tổng chi phí 4.Năng suất lao động = DT thuần /tổng số lao động

5.Hiệu qủa sử dụng lao động = LN sau thuế /tổng số LĐ 2,05% Nhận xét:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanhn thu cho thấy vào năm 1999 cứ 100 đồng doanh thu thì mang lại 2,05 đồng lợi nhuận, vào năm 2000 mang lại 3,67 đồng (tỷ lệ tăng năm 2000 so với 1999 là 1,62), cho thấy mức sinh lợi của công ty là ở mức tương đối thấp. Hiệu suất sử dụng chi phí của công ty ở mức tương đối thấp vì cứ 1 đồng chi phí thì tạo được 1,03 đồng doanh thu vào năm 1999 và 1,05 đồng vào năm 2000.cho thấy

công ty chưa có sự khai thác tốt hiệu quả chi phí của nó. Đây là nguyên nhân chính làm cho lợi nhuận của công ty giảm đi, tức 1 đồng chi phí công ty chỉ tạo ra được 0,02 đồng lợi nhuận vào năm 1999 và 0,04 đồng vào năm 2000. Mặc dù công ty đã cố gắng và nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí của năm 2000 so với năm 1999 nhưng vẫn còn ở mức thấp, và công ty cần phải nổ lực hơn nữa.

Tuy nhiên trong vấn đề sử dụng hiệuquả lao động và khai thác năng suất lao động công ty đã đạt được những hiệu quả khá cao. Trung bình 1 lao động công ty đã tạo ra được 404,47 đồng doanh thu thuần và 8,28 đồnglợi nhuận ròng sau thuế vào năm 2000 (mức tăng lợi nhuận ròng của 1 công nhân làm ra vào năm 2000 so với năm 1999 là 7,37). Đây là một kết quả khá cao mà công ty đã được và cần duy trì.

Nhận xét chung:

Nhìn chung trong quá trình hoạt động công ty đã có những nổ lực và đạt được những kết quả khả quan .Tuy nhiên công ty cần xem xét lại một số vấn đề cần quan tâm :Đó là hiện nay công ty đang có những khoản nợ ngắn hạn phải trả khá cao và tỷ lệ các khoản nợ phải đòi khách hàng khá nhiều .Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng và nó có thể dẫn đến việc công ty phải đối mặt với những khó khăn và rủi ro khá cao về tài chính sau này, đặc biệt là những khoản vay ngắn hạn .

Do đó trong thời gian đến công ty cần có các biện pháp phải quyết và đối phó với

Một phần của tài liệu Tín dụng trong doang nghiệp không chỉ là mối quan hệ với ngân hàng pot (Trang 38 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)