KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay, có không ít doanh nghiệp sau khi hoạt động không được bao lâu đã phải phá sản vì những lý do chủ quan lẫn khách quan. Doanh nghiệp tư nhân Minh Đức từ khi thành lập đến nay đã trải qua hơn 15 năm gặp không ít khó khăn và thử thách, cùng với sự chuyển mình của đất nước doanh nghiệp đã và đang tự khẳng định mình để đi lên. Tuy còn tồn tại nhiều khó khăn, nhưng qua phân tích trên cho ta thấy:
Các khoản công nợ của doanh nghiệp tuy lớn nhưng doanh nghiệp có thể khống chế và quản lý được.
Hàng tồn kho của doanh nghiệp còn nhiều nguyên nhân chủ yếu là do tình hình kinh tế chung biến động sức mua giảm mạnh, tuy nhiên doanh nghiệp đã có những chính sách khắc phục giảm hàng tồn kho như bán hàng theo phương thức trả chậm, tìm thêm khách hàng, nơi tiêu thụ mới….
Doanh lợi của doanh nghiệp tuy không cao nhưng doanh nghiệp đang có những biện pháp thu hút khách hàng và ngày càng tạo được uy tín với khách hàng trong và ngoài tỉnh, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả.
Với bản lĩnh của giám đốc, sự đoàn kết phấn đấu của toàn thể nhân viên doanh nghiệp đã tận dụng những thuận lợi, vượt qua những khó khăn thử thách, hoàn thành nhiệm vụ được giao, điều đó khẳng định một tương lai phát triển vững chắc của doanh nghiệp.
5.2. KIẾN NGHỊ
Sau khi đã phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau. Tuy nhiên, những kiến nghị nêu ra chỉ mang tính chất tham khảo vì tầm nhìn của tôi còn hạn chế do chưa được tiếp xúc nhiều và trao đổi thực tế.
Đối với doanh nghiệp
Tích cực thu hồi nợ tồn đọng, tập trung thực hiện nhanh dứt điểm các công trình đang xây dựng dở dang, thu hồi vốn từ các khách hàng.
Xem xét sắp xếp lại lao động trong doanh nghiệp sao cho phù hợp với trình độ và năng lực chuyên môn của từng người. Có kế hoạch bồi dưỡng
chuyên nghiệp cho bộ phận quản lý, bộ phận bán hàng. Đẩy mạnh phong trào thi đua khen thưởng, không ngừng nâng cao đời sống công nhân viên.
Do thời gian qua doanh nghiệp còn yếu kém trong khâu tài chính, vì vậy thực hiện tiết kiệm chi phí trong sản xuất, quản lý hiệu quả chi phí, tránh lãng phí là điều quan tâm thường xuyên.
Định kỳ doanh nghiệp nên tiến hành phân tích tình hình tài chính để biết những mặt mạnh cũng như mặt yếu để có những giải pháp xử lý phù hợp.
Quản lý tài sản lưu động, xác định nhu cầu tài sản cần thiết trong từng kỳ kinh doanh, nhằm huy động hợp lý các nguồn vốn bổ sung. Nếu không tính đúng nhu cầu tài sản lưu động doanh nghiệp hoặc là sẽ gặp khó khăn trong khâu thanh toán, hoặc là sẽ dẫn đến lãng phí, làm chậm tốc độ luân chuyển tài sản lưu động. Đối với Nhà nước
Nhà nước nên có những chính sách ưu tiên về cải cách hệ thống tính và thu thuế, bao gồm cả vấn đề hóa đơn VAT, sẽ là rào cản lớn cả đối với doanh nghiệp tư nhân muốn kinh doanh minh bạch. Cần giải quyết có hiệu quả những hạn chế trong chính sách về đất sản xuất và văn phòng- giải pháp này có lẽ sẽ có tác động lớn nhất và có hiệu quả nhất trong mọi nỗ lực phát triển kinh tế tư nhân trong giai đoạn hiện nay.
Ngoài ra, cải cách và tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các thủ tục về giải thể và phá sản, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp cũng cần được chú trọng. Những chính sách khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục tăng tr ưởng cần đi liền với các chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự do thoát khỏi những lĩnh vực kinh doanh kém hiệu quả để thực sự năng động trong kinh doanh.