PHÂN TÍCH CÁC NHÓM CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CHỦ YẾU CỦA

Một phần của tài liệu file_goc_777042 (Trang 52)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.PHÂN TÍCH CÁC NHÓM CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CHỦ YẾU CỦA

DOANH NGHIỆP

4.2.1. Nhóm chỉ tiêu thanh toán

Cơ cấu công nợ thể hiện quan hệ cán cân thanh toán và tình trạng chiếm dụng hay bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi nguồn bù đắp cho tài sản dự trữ thiếu, doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn và ngược lại khi nguồn bù đắp cho tài sản dự trữ thừa khi doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn. Nếu phần vốn đi chiếm dụng lớn hơn phần vốn bị chiếm dụng thì doanh nghiệp có thêm phần vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại doanh nghiệp sẽ thiếu một phần vốn để sản xuất kinh doanh.

Bảng 8: BẢNG SO SÁNH HỆ SỐ CÔNG NỢ QUA CÁC NĂM

Đvt: Triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH

2006 2007 2008 NĂM NĂM

07/06 08/07

Các khoản phải thu 91 177 7.887 86 7.710

Các khoản phải trả 4.375 5.280 29.568 905 24.288

Hệ số khái quát về công nợ (%) 2,08 3,35 26,67 1,27 23,32

Nguồn: Phòng kế toán

Dựa vào bảng so sánh trên ta thấy: hệ số khái quát về công nợ qua các năm tăng, năm sau cao hơn năm trước, cụ thể:

Năm 2006 hệ số này là 2,08 %, sang năm 2007 hệ số này tăng lên là 3,35 % do trong năm 2007 doanh nghiệp đã huy động vốn từ bên ngoài là 5.280 tr.đ tăng 905 tr.đ so với năm 2006. Song doanh nghiệp cũng tiến hành cung cấp tín dụng cho đối tác là 177 tr.đ (tăng 86 tr.đ so với năm 2006).

Năm 2008 hệ số khái quát về công nợ vẫn tiếp tục tăng cao, năm 2008 hệ số này là 26,67% (tăng 23,32 % so với năm 2007), điều này là do trong năm 2008 doanh nghiệp có khoản phải trả rất lớn 29.568 tr.đ (tăng 24.288 tr.đ so với năm 2007). Mặc dù cả hai khoản phải thu và phải trả điều tăng, nhưng tốc độ tăng “Khoản phải thu” chậm hơn tốc độ tăng “Khoản phải trả”.

Với số liệu 3 năm vừa phân tích trên ta thấy tỷ lệ giữa khoản phải thu và phải trả luôn nhỏ hơn 1, cho thấy lượng vốn chiếm dụng doanh nghiệp lớn hơn lượng vốn bị chiếm dụng. Từ góc độ là nhà quản lý chúng ta nhận thấy đây là một tín hiệu chưa tốt vì nó chứng tỏ tình trạng kéo dài trong việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, dẫn đến việc doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Nhưng điều đó cũng cho thấy doanh nghiệp biết cách sử dụng vốn của đơn vị khác để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.

4.2.1.1. Các khoản phải thu

Phân tích các khoản phải thu nhằm đánh giá tình hình thu nợ của doanh nghiệp là tốt hay xấu? Doanh nghiệp có bị chiếm dụng vốn hay không? Từ đó đề ra những biện pháp tài chính phù hợp với tình hình thực tế đang xảy ra.

Bảng 9: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ PHẢI THU

Đvt : Triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH

2006 2007 2008 Năm Năm

07/06 08/07

1-Phải thu của khách hàng - - 6.941 - 6.941

2- Các khoản phải thu khác 38 106 7 68 (99)

3- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 53 71 857 18 786 4- Thuế và các khoản phải thu Nhà nước - - 82 - 82

TỔNG CỘNG 91 177 7.887 86 7.710

Nguồn: Phòng kế toán

Nhìn chung tình hình công nợ phải thu hàng năm của doanh nghiệp tăng lên. Cụ thể năm 2007 tăng 86 tr.đ so với 2006, năm 2008 tăng ênl rất cao 7.710 tr.đ, nguyên nhân có sự tăng đột biến này là do chỉ tiêu “Phải thu khách hàng” trong 2 năm đầu không có nhưng đến năm 2008 lại tăng lên rất cao 6.941 tr.đ, cũng tương tự như vậy “Thuế và các khoản phải thu Nhà nước” tăng lên 82 tr.đ, “Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ” cũng tăng lên đáng kể (năm 2007 tăng 18 tr.đ so với 2006, năm 2008 tăng 786 tr.đ so với năm 2007), “Các khoản phải thu khác” cũng có sự thay đổi năm 2007 tăng 68 tr.đ so với 2006, nhưng sang năm 2008 chỉ tiêu này lại giảm rất đáng kể 99 tr.đ, tuy nhiên vẫn không ảnh hưởng làm giảm của tổng công nợ phải thu.

Để thấy rỏ hơn về tình hình công nợ phải thu thường dựa vào 2 chỉ tiêu: Số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân.

Bảng 10: BẢNG VÒNG QUAY CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ KỲ THU TIỀN BÌNH QUÂN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHỈ TIÊU Đvt NĂM CHÊNH LỆCH

2006 2007 2008 NĂM NĂM

07/06 08/07

Doanh thu thuần Tr.đ 72.280 65.130 59.386 (7.150) (5.744) Các khoản phải thu bình quân Tr.đ 209 134 4.032 (75) 3.898

Vòng quay các khoản phải Vòng 345,8 486,0 14,7 140,2 (471,3) thu

Kỳ thu tiền bình quân Ngày 1,0 0,7 24,4 (0,3) 23,7

Nguồn: Phòng kế toán

Vòng luân chuyển các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản

phải thu thành tiền mặt. Qua bảng phân tích ta thấy vòng quay các khoản phải thu năm 2007 cao hơn năm 2006 là 140 vòng, và năm 2008 thấp hơn 2007 là 471 vòng. Nguyên nhân trong năm 2006, 2007 hầu như doanh nghiệp áp dụng chiến lược kinh doanh thu hồi tiền nợ nhanh chóng, không để bị chiếm dụng vốn, gây nên tình trạng khó cạnh tranh, khó mở rộng thị trường. Sang năm 2008, doanh nghiệp thay đổi loại hình kinh doanh, áp dụng kỹ thuật bán hàng theo phương thức trả chậm nhằm thu hút thêm khách hàng, giải phóng hàng tồn kho.

Kỳ thu tiền bình quân phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các

khoản phải thu nghĩa là: để thu được các khoản phải thu cần một khoản thời gian là bao lâu. Kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp trong 2 năm đầu hầu như không thay đổi, bán hàng và thu tiền chủ yếu là dùng tiền mặt, sang năm 2008 số ngày tăng lên đáng kể 24 ngày do doanh nghiệp thực hiện chính sách bán hàng trả chậm như đã phân tích ở trên.

4.2.1.2. Các khoản phải trả

Phân tích các khoản phải trả là phân tích khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. Tình hình tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến tình hình thanh toán. Để thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai, cần đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Bảng 11: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ PHẢI TRẢ

Đvt: Triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH

2006 2007 2008 Năm Năm

07/06 08/07

1- Vay ngắn hạn 4.250 4.000 27.624 (250) 23.624

2- Phải trả cho người bán 125 1.280 1.944 1.155 664

TỔNG CỘNG 4.375 5.280 29.568 905 24.288

Nguồn: Phòng kế toán

Tình hình công nợ phải trả của doanh nghiệp tăng: năm 2007 tăng 905 tr.đ so với 2006, năm 2008 lại tăng lên rất nhiều 24.288 tr.đ so với 2007. Nguyên nhân chủ yếu là do “Vay ngắn hạn” tăng cao trong năm 2008 là 23.624 tr.đ so với 2007 do doanh nghiệp ứ động vốn, nguồn tiền tại quỹ không đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh nên doanh nghiệp phải đi vay để có thể tiếp tục hoạt động.

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh luôn phát sinh việc thu, chi và khả năng thanh toán. Một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư là liệu doanh nghiệp có khả năng chi trả các khoản nợ khi chúng đến hạn hay không. Bởi vậy, việc phân tích khả năng thanh toán của đơn vị nhằm đưa ra nguyên nhân của mọi sự ngưng trệ, trì hoãn trong các khoản thanh toán, tiến tới làm chủ về mặt tài chính. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp thường dựa vào những hệ số chủ yếu sau:

Bảng 12: BẢNG PHÂN TÍCH CÁC HỆ SỐ THANH TOÁN

Đvt : Triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH

2006 2007 2008 NĂM NĂM

07/06 08/07

A. Tiền và các khoản tương đương tiền 2.013 137 433 (1.876) 296 B. Tài sản lưu động 11.464 12.816 37.559 1.352 24.743 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C. Nợ ngắn hạn 4.375 5.280 29.568 905 24.288

Hệ số thanh toán vốn lưu động (%) 17,56 1,07 1,15 (16,49) 0,08

(A/B)

Hệ số thanh toán hiện hành (%) 262,03 242,73 127,03 (19,31) (115,70)

(B/C)

Hệ số thanh toán nhanh (%) (A/C) 46,01 2,59 1,46 (43,42) (1,13)

Nguồn: Phòng kế toán

Hệ số thanh toán vốn lưu động

Trong 3 năm qua hệ số thanh toán vốn lưu động năm 2006 là cao nhất 17,56 %, năm 2007 và 2008 gần như không thay đổi 1,07 % và 1,15 %, nhìn chung hệ số này của doanh nghiệp vẫn còn thấp, chứng tỏ doanh nghiệp chưa có sẳn tiền mặt để có thể thanh toán khi mua thêm hàng hóa với giá trị lớn.

% 20 18 16 14 12 10 8 6 4 2 0 2006 2007 2008 Năm

Hệ số thanh toán vốn lưu động

Hệ số thanh toán ngắn hạn (Hệ số thanh toán hiện hành) % 300 250 200 150 100 50 0 2006 2007 2008 Năm

Hệ số thanh toán hiện hành

Hình 3 : BIỂU ĐỒ HỆ SỐ THANH TOÁN HIỆN HÀNH

Hệ số thanh toán ngắn hạn trong 3 năm cao hơn mức bình quân thông thường, điều này chỉ ra khả năng thanh toán của doanh nghiệp là đáng tin cậy. Tuy nhiên trong 2 năm đầu hệ số này cao vì vậy doanh nghiệp dễ ứ động vốn và bị chiếm dụng vốn. Quan sát quá trình thay đổi hệ số thanh toán qua 3 năm, hệ số thanh toán ngắn hạn có xu hướng giảm trong năm 2006 là 262,03 %; năm 2007 giảm nhẹ xuống còn 242,73 %, năm 2008 hệ số này tiếp tục giảm xuống còn 127,03 %. Đây là điều hợp lý bởi lẽ nó phù hợp với giải pháp vừa đảm bảo khả năng thanh toán vừa phù hợp với biện pháp hạn chế khả năng bị chiếm dụng vốn. Để có thể đánh giá chính xác hơn khả năng thanh toán khi các khoản nợ ngắn hạn này đến hạn trả, ta hãy tính thêm hệ số thanh toán nhanh.

Hệ số thanh toán nhanh

% 50 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 2006 2007 2008 Năm

Hệ số thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh là một tiêu chuẩn khắc khe hơn về khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn so với hệ số thanh toán hiện hành. Hệ số thanh toán nhanh trong 3 năm đều nhỏ hơn 50%, năm 2008 lại rất thấp 1,46%. Với kết quả này cho thấy khả năng thanh toán nhanh khi nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đến hạn là không có, doanh nghiệp có nguy cơ phải bán gấp tài sản để trả nợ. Đây là một vấn đề trọng tâm mà doanh nghiệp phải quan tâm tìm trước biện pháp giải quyết nguy cơ thiếu tiền mặt chi trả nợ trước khi điều này thực tế xảy ra.

4.2.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, là chỉ tiêu được sự quan tâm đặc biệt của chủ sở hữu vốn và là thước đo năng lực quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hiện đại khi mà các nguồn lực ngày càng hẹp đi và chi phí cho việc sử dụng chúng ngày càng cao, vấn đề sử dụng vốn hiệu quả ngày càng trở nên cấp thiết.

Để đánh giá xem doanh nghiệp khai thác các nguồn lực vào hoạt động sản xuất kinh doanh như thế nào? Ta sử dụng các chỉ tiêu sau:

4.2.2.1. Số vòng quay vốn chung

Trong năm 2006 số vòng quay toàn bộ tài sản là 5,11 vòng, tức là trong 1 đồng tài sản doanh nghiệp tạo ra được 5,11 đồng doanh thu, điều này chứng tỏ khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp nhanh, đã tạo được điều kiện hạn chế bớt vốn dự trữ, bị chiếm dụng, tích lũy, tái đầu tư tài sản mới, đảm bảo tiết kiệm vốn, nâng cao và cải thiện tư liệu sản xuất, cơ sở vật chất. Năm 2007, số vòng quay này giảm, 1 đồng tài sản doanh nghiệp tạo ra được 4,22 đồng doanh thu, sang năm 2008 số vòng quay này giảm rất mạnh, giảm xấp xỉ 3 vòng so với năm 2007, đây là dấu hiệu không tốt cho doanh nghiệp, khả năng thu hồi vốn trong năm 2008 chậm dễ dẫn đến việc tăng nguồn vốn dự trữ, bị chiếm dụng vốn, khó thu hồi vốn, khó có điều kiện tích lũy, tái đầu tư tài sản cố định mới để nâng cao và cải thiện tư liệu sản xuất, cơ sở vật chất cho doanh nghiệp.

Bảng 13: VÒNG QUAY VỐN CHUNG

Đvt: Triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH

NĂM NĂM

2006 2007 2008

07/06 08/07 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh thu thuần Tổng tài sản

Số vòng quay toàn bộ tài sản (Vòng)

72.280 65.130 59.386 (7.150) (5.744) 14.153 15.445 40.254 1.292 24.809

5,11 4,22 1,48 (0,89) (2,74)

Nguồn: Phòng kế toán

4.2.2.2. Số vòng luân chuyển hàng hóa (Vòng quay hàng tồn kho)

Số vòng luân chuyển hàng tồn kho phản ảnh mối quan hệ giữa khối lượng hàng hóa đã bán với hàng hóa dự trữ trong kho. Nó thể hiện số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân được bán trong kỳ. Số ngày của một vòng quay phản ánh độ dài của thời gian dự trữ hàng hóa và sự cung ứng hàng dự trữ cho số ngày ấy.

Bảng 14: VÒNG QUAY HÀNG TỒN KHO VÀ SỐ NGÀY CỦA MỘT VÒNG QUAY

Đvt: Triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH

2006 2007 2008 NĂM NĂM 07/06 08/07 Giá vốn hàng bán 68.855 63.103 58.133 (5.752) (4.970) Hàng tồn kho đầu kỳ 11.818 9.360 12.502 (2.458) 3.142 Hàng tồn kho cuối kỳ 9.360 12.502 29.239 3.142 16.737 Hàng tồn kho bình quân 10.589 10.931 20.870,5 342 9.940 Vòng quay hàng tồn kho (Vòng) 6,50 5,77 2,79 (0,73) (2,99) Số ngày của một vòng quay 55,36 62,36 129,24 7,00 66,88 (Ngày)

Nguồn: Phòng kế toán

Năm 2006 vòng quay hàng tồn kho tương đương là 7 vòng, mỗi vòng với thời gian 55 ngày, nghĩa là trung bình hàng hóa mua về được bán ra 7 lần, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho trong năm 2007 giảm tương đương 1 vòng và số ngày luân chuyển mỗi vòng tăng lên 7 ngày so với năm 2006, sang năm 2008 vòng

luân chuyển hàng tồn kho lại giảm xấp xỉ 3 vòng, số ngày luân chuyển tăng 67 ngày so với năm 2007. Với sự thay đổi nhanh về tốc độ luân chuyển hàng tồn kho như vậy thể hiện doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính, sự tồn kho quá mức hàng hóa làm tăng chi phí một cách lãng phí. Như chúng ta đã biết, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh một phần có trong lĩnh vực xây dựng nên hàng tồn kho của doanh nghiệp không giống với các doanh nghiệp ở lĩnh vực hoạt động khác. Hàng tồn kho của doanh nghiệp phần lớn là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (các công trình đang trong giai đoạn thi công) do đó làm cho vòng quay hàng tồn kho thấp. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng nên tìm biện pháp để cải thiện nhằm đẩy nhanh vòng quay hàng tồn kho.

4.2.2.3. Thời hạn thanh toán

Thời hạn thu tiền

Chỉ tiêu này thể hiện phương thức thanh toán bằng tiền mặt hay bán thiếu trong việc tiêu thụ hàng hóa, ở đây chúng ta chỉ xét mối quan hệ giữa chỉ tiêu “Phải thu khách hàng” với “Doanh thu thuần” để từ đó biết được thời hạn mà khách hàng thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp.

Bảng 15: THỜI HẠN THU TIỀN

Đvt: Triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH

2006 2007 2008 NĂM NĂM

07/06 08/07

Phải thu khách hàng - - 6.941 0 6.941

Doanh thu thuần 72.280 65.130 59.386 (7.150) (5.744) Doanh thu bình quân 1 ngày 200,78 180,92 164,96 (19,86) (15,96)

Thời hạn thu tiền (Ngày) 0 0 42 0 42

Nguồn: Phòng kế toán

Trong 2 năm đầu doanh nghiệp đã áp dụng phương thức bán hàng cứng nhắc, thu trực tiếp bằng tiền mặt, nên làm hạn chế một số lượng lớn khách hàng, năm 2008 doanh nghiệp áp dụng chính sách bán hàng trả chậm nhằm giải phóng hàng tồn kho, nên thời hạn thu tiền tăng lên 42 ngày, tuy nhiên số ngày thu tiền

này quá chậm làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh và lợi nhuận, doanh nghiệp cần chú ý để điều chỉnh kịp thời.

Thời hạn trả tiền

Thời hạn trả tiền được đánh giá trên tỷ số giữa “Khoản phải trả người bán” so với “Giá vốn hàng bán”, nhằm biết được thời gian doanh nghiệp có thể chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Bảng 16: THỜI HẠN TRẢ TIỀN Đvt: Triệu đồng NĂM CHÊNH CHỈ TIÊU LỆCH 2006 2007 2008 NĂM NĂM 07/06 08/07 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các khoản phải trả người bán 125 1.280 1.944 1.155 664

Một phần của tài liệu file_goc_777042 (Trang 52)