MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THUỶ SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ

Một phần của tài liệu Quản lý cạnh tranh một cách lành mạnh về mẫu mã, chất lượng để thương hiệu luôn được tồn tại ở người tiêu dùng trong nước cũng như nước ngoài pot (Trang 42 - 50)

TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THUỶ SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN ĐÀ NẴNG:

Sản xuất chế biến sản phẩm xuất khẩu đặc biệt là sản phẩm thuỷ sản đòi hỏi quy trình sản xuất khép kín . Do đó công tác kế toán phải được hoàn chỉnh theo chu kỳ sản xuất. Từ đó có thể thấy rằng để đạt được kết quả sản xuất chế biến của công ty phụ thuộc rất nhiều vào trình độ quản lý và công tác đièu hành sản xuất nhân đây em một vài ý kiến đề góp phần hoàn chỏnh công tác hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm như sau:

1. Về hệ thống sổ sách:

Với quy mô công ty sản xuất số liệu sản phẩm khá nhiều như vật thì nguyên vật liệu thu mua vào không ít nên ngoài các l oại biểu mẫu sổ sách như hiện nay nếu được công ty nên có những sổ chi tiết phù hợp với tình hình thực tế của công ty mình. a. Sổ chi tiết vật liệu, bao bì, CCDC:

Mẫu này theo dõi chi tiết cho từng loiaị vật liệu, bao bì, CCDC cho từng loại sản phẩm thay cho thẻ hàng hoá. Việc nhập hoặc xuất vật liệu, CCDC, bao bì đóng gói.. sẽ giúp cho kế toán dễ dàng tính tổng hợp chi phí tính gtd. Em xin được chi tiết một số loại vật tư nhập xuất tồn trong quý I/2003 lên sổ chi tiết vật tư.

SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ QUÝ I/2003

Tên, quy cách vật liệu: ... ĐVT: ... Tại kho: ... Tài khoản: ...

Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Đơn giá Nhập Xuất Tồn Ghi chú 10/1 Mua thùng dây niền thùng 152 50.450 550

25/1 Mua PE 30x40 152 48.920 450 22.041.000

5/2 Xuất đồ lao động 621 92.500 60bộ 5.550 30/3 Đồ LĐ còn trong kho 153 92.500

2. Hạch toán và phân bổ: a. Hạch toán và phân bổ vật tư:

Ở đây em xen được đề cập vấn đề theo dõi vật tư của công ty, chúng ta nên tách vật liệu phụ, CCDC, bao bì, nhiên liệu, riêng ra và theo dõi chi tiết cho từng đối tượng như:

Vật liệu phụ ở công ty gồm: hoá chất, xà phòng, mì chính, muối ớt ... có vai trò phụ làm vụ trong quá trình sản xuất chế biến.

Nhiên liệu: dầu hoả, dầu diezel ga đốt...

Phụ tùng thay thế: các loại phụ tùng dùng để sửa chữa thay thế các thiết bị máy móc . CCDC ở công ty có thể chia làm 2 nhóm:

+ Công cụ thay thế như: khay, kê, thớt, cân bàn, giao, kéo, quần áo bảo hộ... bao bì như: thùng nhựa PE thùng cách nhiệt, bao PE... dùng để gói, bảo quản thành phẩm. Như vậy từ cách phân loại trên kế toán nên tổ chức theo dõi vật tư chi tiết trên các tài khoản:

TK 152 :"Vật liệu phụ, vật liệu khác" TK 153 "CCDC" (mở chi tiết)

TK 1531 "CCDC"

TK 1532 "Bao bì luân chuyển"

Hằng ngày kế toán theo dõi tình hình biến động CCDC, đến cuối quý tổng cộng làm căn cứ ghi vào sổ cái.

Tập hợp các phiếu xuất vật liệu, CCDC trong quý I/2003 ta có bảng sau: Loại vật tư Đối tượng sử dụng (ghi Nợ TK)

Vật liệu phụ (TK152) 28.885.248 2.451.178

CCDC, (TK153) 173.218.118 1.017.086 16.106.312 14.674.232 CCDC (TK1531) 24.214.788 1.017.086 16.106.312 2.519.033 Bao bì đóng gói (TK1532) 149.003.330

Tổng 202.103.336 3.410.000 16.106.312 17.193.265 b. Hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất chung:

Chi phí khấu hao TSCĐ ở phân xưởng.

Về nguyên tắc khấu hao TSCĐ năm phải được phân bổ cho các quý tỷ lệ với mức độ tài sản cố định sử dụng cho sản xuất của hàng quý. Nhưng trong khi đó việc sản xuất kinh doanh ở Công ty Cổ phần Thuỷ sản Đà Nẵng lại mang tính chất vụ mùa rõ nét, vì thế qua thời gian thực tập tại công ty em thấy nên phân bổ mức khấu hao cho từng qúy theo sản lượng sản phẩm hoàn thành %. Khối lượng sản phẩm năm 2002 là 22,54%. Mức khấu hao năm 2002 là 80.880.000 x 4 = 323.520.000.

Nếu trong năm không có biến động về TSCĐ thì mức khấu hao của quý là: Kế toán ghi

Nợ TK 6274 72.921.408 Có TK 214 72.921.408

Khi công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo tỷ lệ theo khối lượng sản phẩm hoàn thành mức khấu hao quý I là 72.921.408 giảm 7.878.592 đồng cho quý I dẫn đến giá thành sản phẩm hạ xuống, sản phẩm tiêu thụ nhanh hơn dễ cạnh tranh hơn và thị trường ngày càng rộng hơn.

Tuy nhiên phương pháp này có hạn chế là khi thời tiết không thuận lợi tình hình sản xuất giảm, sản phẩm tạo ra không nhiều thì mức độ thu hồi vốn lâu hơn cũng là một vấn đề không nhỏ, tuy nhiên khi thời tiết thuận lợi với thị trường đã rộng, việc sản xuất sản phẩm nhiều thì việc thu hồi vốn nhanh, mà thị trường cạnh tranh ta rộng lớn chắc chắn ta sẽ thành công.

c. Nguyên tắc thu mua nguyên vật liệu chính:

Theo nguyên tắc thu mua hiện nay, nguyên liệu được các Nậu Vựa chở đến công ty, nhân viên thu mua xác định tính đồng bộ rồi chọn mẫu đánh giá tỷ lệ.

* Ví dụ: Sau khi chọn theo đồng bộ ta có 1.000kg tôm, bốc 1kg đếm được 45 con, trong 45 con có 820g loại 1 chiếm 82%, 160g loại 2 chiếm 16%, 20g đen chiếm 2%. Vậy sec có sự sai số nếu nhân viên khâu tiếp nhận kinh nghiệm hay thiếu trung thực sẽ gây thiệt hại không nhỏ cho công ty, không chỉ về giá mua mà còn làm rớt cở, rới loại. Bên cạnh đó các đầu nậu còn nhiều thủ thuật làm cho khối lượng nguyên liệu tăng lên như: ngâm mực tôn vào nước hoặc tiêm nước vào vè mực... dẫn đến chất lượng và sản phẩm giảm sút, định mức nguyên liệu tăng lên, thành phẩm bị hạ cấp chất lượng dẫn đến chi phí nguyên liệu tăng mà số lượng sản phẩm sản xuất không đạt, ảnh hưởng nhiều đến giá thành. Vì vậy công ty nên tổ chức giám sát bộ phận này và có quyết định khen thưởng, kỷ luật cho thật sát đáng.

Bên cạnh đó công ty nên thường xuyên mở các khoá học giúp nâng cao tay nghề cho nhân viên và nhất là nhân viên thu mua tiếp nhận nguyên liệu, đánh giá cở, nếu đánh giá chất lượng cao hơn thực tế, thì sẽ dẫn đến rớt giá, rớt loại thành phẩm và nhiều khi không thể đóng gói theo cở, tránh trường hợp sản phẩm chất lượng mà phải chấp nhận đi hàng xô (hàng nhiều loại, nhiều cở), đó chưa kể đến việc sản xuất bị gián đoạn, vi

phạm hợp đồng vì số lượng, chất lượng và thời gian giao hàng. Điều này làm giảm uy tín của công ty và sự cạnh tranh trên thị trường.

Mặt khác công ty cần phải ràng buộc trách nhiệm đối với từng nhân viên trong từng lô hàng, có chế độ khuyến khích về vật chất xứng đáng cũng như tinh thần, và kỹ luật thật mạnh, bắt bồi thường đối với những ai không tuân thủ nhằm giảm đến mức thấp nhất những tình huống không may xảy ra.

2. Quản lý theo hệ thống định mức kết hợp quản lý chất lượng kỹ thuật trên toàn quy trình sản xuất chế biến thuỷ sản:

a. Quản lý theo định mức: Tổng hợp trên bảng kê giao nhận nguyên liệu giữa các tổ sản xuất. Do các công nhân trong tổ thường có tay nghề ngang nhau nên công ty quản lý định mức theo từng tổ. Tuy nhiên công ty nên có chế độ khen thưởng khuyến khích vật chất cao hơn định mức và cắt thưởng đối với các tổ có định mức cao hơn định mức cho phép. Đồng thời xây dựng tỷ lệ sai hỏng để công nhân không vì số lượng mà bỏ qua chất lượng.

b. Quản lý chất lượng kỹ thuật: có thể nói đây là khấu rất quan trọng quyết định đến giá trị lô hàng, nên cần phải tuân thủ đúng các thao tác chế biến cũng như khâu bảo quản vệ sinh thực phẩm.

c. Quản lý quá trình chế biến thuỷ sản: Vì công ty chủ yếu sản xuất hàng xuất khẩu nên việc xử lý chế biến thuỷ sản đòi hỏi công nhân phải tuân thủ các thao tác kỹ thuật trong sản xuất. Nếu công nhân không cẩn thận trong khâu này như: làm thân tôm vụn nát hoặc khi sơ chế mực nang nếu tách vè mực làm rách thịt thì khi chế biến mực Fillet, định mức tiêu hao năng lượng tăng kích cỡ thành phẩm bị hạ xuống, đặc biệt hơn nếu rách quá nhiều thì phải đem chế biến hành nội địa, gây thiệt hại không nhỏ.

d. Quản lý công tác phân cở phân loại: Cùng một loại hàng nhưng khác nhau kích cỡ thì giá bán khác nhau nên cần phải phân cở, phân loại sản phẩm trước khi đóng thùng, vì thế đây cũng là khâu khá quan trọng, cần thận trọng hơn để phân cho đúng kích cở. 3. Tận dụng nhân lực máy móc thiết bị:

Dường như hầu hết máy mcó thiết bị ở công ty chưa hoạt động hết tối đa công suất như:

Loại máy móc thiết bị Công suất máy móc thiết bị Thiết kế Thực tế

1. Tự động 1 tấn/mẽ 0,8tấn/mẽ 2. Hầm đông 5 tấn/mẽ 3,5 tấn/mẽ 3. Kho lạnh 200 tấn 170 tấn 4. Kho chờ đông 40 tấn 30 tấn

Nguyên nhân dẫn đến máy móc thiết bị chưa phát huy hết tối đa công suất chủ yếu là do khâu tiêu thụ. Tuy là một công ty cổ phần nhưng còn hạn chế về vốn, mặt khác, công ty chỉ mới tìm được thị trường đầu vào chứ thị trường đầu ra vẫn còn hạn chế. Do đó muốn vận dụng hết công suất vốn có của máy móc thiết bị thì tiêu thụ là một vấn đề không nhỏ.

Vì vậy theo em trong thời gian tới công ty nên thực hiện mạnh những công tác sau: Thứ nhất: Trong thị trường cạnh tranh bây giờ nhiều loại thuỷ sản chế biến nổi tiếng của các nước mà mọi người tiêu dùng đã biết đến như Mỹ... để sản phẩm của công ty có vị trí đứng vững trên thị trường thì việc xây dựng một thường hiệu thương mại cho sản phẩm để khi người tiêu dùng nhìn vào biết ngay đây là hàng hoá của Công ty Cổ phần thuỷ sản Đà Nẵng , Việt Nam.

Ở đây em xen nói thêm ta đừng nên để các nước lạm dụng thương hiệu của mình khi mình không đăng ký sự bảo vệ của quốc tế ví như sự kiện Mỹ lạm dụng thương hiệu cá Tra, cá Basa để dán nhãn cho sản phẩm kém chất lượng của nước ta làm cho thị trường cá Basa, cá Tra một phen vật lộn. Nhưng đáng nói ở đây do nước ta không đăng ký thương hiệu quốc tế, nếu từ đầu ta quyết định đăng ký cho sản phẩm một thương hiệu nhờ pháp luật bảo vệ thì liệu rằng sự việc cá Tra, cá Basa bị lung lay có xảy ra không? Từ đó ta nên rút kinh nghiệm đừng để việc này xảy ra thêm một lần nữa đối với tất cả những sản phẩm của nước ta đặc biệt là ngành thuỷ sản.

Thứ hai: Công ty chủ động tìm kiếm bạn hàng, xây dựng bộ phận chuyên trách Marketing để thực hiện mục tiêu trong kinh doanh cho công ty cả trong và đặc biệt nên có một thông tấn viên thị trường ở nước để họ kịp thời báo nhu cầu thị trường của các nước.

Thứ b: Công ty nên có chiến dịch quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng về mặt hàng mình đang kinh doanh, giúp cho người tiêu dùng ở những thị trường mới khai thác, làm qủn với sản phẩm của công ty, nếu có cơ hội nên tham gia các hội chợ thương mại ở những nước mà công ty đang nhắm đến.

Thứ tư: nếu thấy cần thiết công ty nên có áp dụng chính sách giảm giá trong một thời gian.

Trong môi trường kinh doanh ngày càng mang tính chất quốc tế hoá, công ty cần thiết phải biết vươn ra chủ động gặp gỡ với các quan hệ với khách hàng đặc biệt là các khách hàng lớn lâu dài, cần phải phan biệt khách hàng hiện tại (Đài Loan, Nhật) và khách hàng tiềm năng (EU, Bắc Mỹ...). Mặt khác, bên cạnh sự quan tâm hàng đầu là chế biến xuất khẩu hàng thuỷ sản, công ty cần tính đến việc liên doanh với các đơn vị cùng ngành khác để mở rộng đa dạng mặt hàng chế biến. Do xu hướng khu vực hoá,

toàn cầu đời sống kinh tế xã hội, bắt buộc ngành thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam và giữa các nước cạnh tranh với nhau. Mọi sự biến động về thời tiết, mùa vụ tình hình kinh tế chính trị trong khu vực cũng như trên thế giới trong vài năm gần đây ít nhiều đã ảnh hưởng đến ngành thuỷ sản Việt Nam, ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái giữa các đồng ngoại tệ và đồng Việt Nam, ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của công ty.

Bên cạnh đó nhiều mặt hàng nguyên vật liệu ở địa phương dồi dào như cá chuồn, cá nục... nhưng công ty vẫn chưa tìm được thị trường tiêu thụ. Thị trường trong nước được đánh giá là lạc quan , khi đất nước đang trên đà hội nhập, mức sống của người dân ngày càng nâng cao, nhu cầu về sinh dưỡng là một vấn đề người tiêu dùng quan tâm. Chắc chắn khả năng tiêu thụ hải sản chế biến sẽ tăng nhanh và mạnh, nếu như sản phẩm của công ty được quảng bá rộng rãi.

Lời kết

Công ty Cổ phần thuỷ sản Đà Nẵng là một công ty chuyên sản xuất chế biến thuỷ hải sản xuất khẩu, tiền thân là xí nghiệp khai thác hải sản Quảng Nam đã mạnh dạn bỏ cơ chế bao cấp và từng bước cổ phần hoá công ty, đó cũng là một thành công lớn, hiện bây giờ việc sản xuất kinh doanh đã đi vào ổn định, song thị trường còn hơi nhỏ nên chưa thể phát huy hết công suất của máy móc, cần phải tìm kiếm thị trường rộng hơn nữa để công ty đầu vào đầu ra phong phú hơn.

Với thời gian thực tập tại tại công ty không nhiều, mặt khác kiến thức còn non trẻ chỉ mới là lý thuyết, chưa có kinh nghiệm thực tế cũng như việc tìm hiểu về công ty chưa sâu, nhưng với kiến thức học được ở nhà trường cùng với tình hình xã hội, qua đây em cũng xin nêu ra một số ý kiến nhằm mong muốn công ty hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn, giám sát chặt ở khâu thu mua, chế biến ... nhằm góp phần trong công tác hạch toán chi phí và tính giá thành được.

Về phần mình với sự chỉ dẫn của các cô, chú, các anh, chị trong phòng kế toán tài vụ, cộng thêm phần hướng dẫn của thầy giáo trong tổ hạch toán em cũng đã hoàn thành bảng báo cáo chuyên đề tốt nghiệp này với đề tài "Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm"

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô các cô chú, anh chị trong phòng kế toán tài vụ, trong quá trình tìm hiểu về công ty cũng như quá trình trình bày, không khỏi những sai sót và có phần nào không được chính xác em xin các cô chú, anh chị trong phòng bỏ qua.

Cuối cùng em xin chúc công ty làm ăn ngày một khấm khá và vững bước đứng trên thị trường cạnh tranh lành mạnh.

Học viên thực tập Nguyễn Hồ Hoàng Yến Lưu Thị Đăng Khoa

Một phần của tài liệu Quản lý cạnh tranh một cách lành mạnh về mẫu mã, chất lượng để thương hiệu luôn được tồn tại ở người tiêu dùng trong nước cũng như nước ngoài pot (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)