NHẬN XÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN ĐÀ

Một phần của tài liệu Quản lý cạnh tranh một cách lành mạnh về mẫu mã, chất lượng để thương hiệu luôn được tồn tại ở người tiêu dùng trong nước cũng như nước ngoài pot (Trang 39 - 42)

VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN ĐÀ NẴNG:

1. Nhận xét chung:

Công ty Cổ phần Thuỷ sản Đà Nẵng là một đơn vị kinh tế hạch toán độc lập, mô hình của công ty đã mở ra một hướng đi phù hợp với xu thế kinh tế thị trường hiện nay đó là chế biến và kinh doanh tổng hợp các mặt hàng thuỷ sản và thế mạnh của công ty là chế biến hành xuất khẩu. Là một doanh nghiệp nhiều năm liên tục hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch. Những năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đa dạng và có hiệu qủa kinh tế cao góp phần nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho nhân viên trong công ty, vừa phần tăng thu ngân sách, vừa tăng tích luỹ mở rộng sản xuất cho công ty. Trong quá trình hoạt động công ty đã không ngừng củng cố, cải tiến và hoàn thiện mình nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và đáng nói nhất là sản phẩm của công ty đã được khách hàng trong và ngoài nước chấp nhận.

Đạt được kết quả đó có thể thấy sự cố gắng của các cán bộ công nhân viên trong công ty đã cố gắng rất nhiều trong khâu quản lý cũng như trong sản xuất.

2. Nhận xét về công tác hạch toán kế toán:

Với bộ máy kế toán gọn nhẹ được tổ chức khoa học tạo điều kiện cho việc ghi chép kiểm tra đối chiếu một cách dễ dàng và nhanh chóng. Bên cạnh công ty đã tổ chức một khung nhân viên thống kê kế toán từ phân xưởng, cho nên các nghiệp vụ ngay khi phát sinh tại phân xưởng đã được phản ánh kịp thời.

Công ty áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung là phù hợp với quy mô của công ty, tránh được việc ghi chép trùng lặp. Đặc biệt công ty đã áp dụng kế toán máy trong công tổ

chức quản lý cũng như công tác hạch toán kế toán, điều này đã góp phần giảm bớt khối lượng ghi chép, tính toán, lưu trữ, xử lý và cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời hơn.

Bên cạnh đó so với yêu cầu của công tác kế toán cũng như công tác quản lý kinh doanh, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần Thuỷ sản Đà Nẵng còn tồn tại một số vấn đề cần hoàn thiện hơn nữa. Để giá thành được phản ánh chính xác công tác tiếp nhận tự mua nguyên liệu và khâu điều hành sản xuất cần chặt chẽ hơn, tránh những chi phí không cần thiết, ảnh hưởng đến giá thành.

3. Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành: a. Chi phí nguyên liệu chính:

Chi phí nguyên liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong việc tính giá thành sản phẩm, mặt khác giá cả nguyên liệu luôn biến động trên thị trường nên yêu cầu đặt ra là phải kiểm soát các khoản chi hàng ngày càng chi tiết càng tốt để khỏi ảnh hưởng đến giá thành nhiều. Hiện nay chi phí nguyên liệu ở công ty được kế toán tổng hợp trên "bảng tổng hợp nguyên vật liệu hải sản" theo từng loại hải sản cả về số lượng và giá trị chứ không theo dõi chi tiết chi tiết cho từng kích cỡ... từ đó đến cuối quý kế toán chỉ có thể tập hợp chi phí tính giá thành cho sản phẩm thuỷ sản cho từng loại sản phẩm (như tôm, cá , mực... ) chứ không tính giá thành sản phẩm thuỷ sản chi tiết (như tôm, loại, lích cỡ cá)

b. Về chi phí vật liệu, bao bì, CCDC (chi phí vật tư):

Chi phí vật tư phát sinh tại phân xưởng chế biến, theo nguyên tắc những chi phí cơ bản trực tiếp dùng để sản xuất sản phẩm mới được phân bổ vào tài khoản 621 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" và thế chi phí công cụ được tcsh ra khỏi chi phí nguyên vật

liệu trực tiếp và được hạch toán vào TK 627 "Chi phí sản xuất chung" còn đối với chi phí vật liệu bao bì đóng gói sẽ được hạch toán vào TK 627 "Chi phí sản xuất chung" còn đối với chi phí vật liệu bao bì đóng gói sẽ được hạch toán vào TK 621 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp"

Công ty theo dõi vật liệu bao bì, CCDc trên TK 152 "Chi phí vật liệu phụ" là chưa phù hợpl vì vậy, công ty nên tổ chức hạch toán chi phí bao bì CCDC trên TK 153 bởi vật liệu phụ là trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm (như muối ớt...), việc tách CCDC, bao bì đóng gói ra khỏi TK 152 "vật liệu phụ" sẽ giúp cho việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành thuận lợi hơn, chính xác hơn.

c. Chi phí khấu hao tài sản cố định:

Công ty quản lý tài sản cố định và sử dụng phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian, theo em thấy việc sản xuất của công ty mang tính chất thời vụ rõ nét, cho nên việc sử dụng tài sản cố định giữa các tháng không đều nhau nhưng chi phí khấu hao tài sản cố định lại phân bổ đều nhau theo phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian điều này chưa hợp lý. Vì thế vấn đề đặt ra đối với công ty là nên thay đổi tiêu thức phân bổ mức khấu hao giữa các tháng cho phùh hợp giữa các quý trong năm.

d. Tập hợp chi phí:

Tập hợp chi phí là yếu tố quan trọng quyết định giá thành nên cần tổ chức chặt chẽ hơn nữa, tránh thất thoát để giá thành phẩm tạo ra không quá cao so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Từ những vấn đề trên trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Thuỷ sản Đà Nẵng em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhỏ có tính chất tham khảo nhằm mong muỗn công ty hoàn chỉnh công tổ chức hạch toán chi phí và tính giá thành.

Một phần của tài liệu Quản lý cạnh tranh một cách lành mạnh về mẫu mã, chất lượng để thương hiệu luôn được tồn tại ở người tiêu dùng trong nước cũng như nước ngoài pot (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)