Đánh giá chung tình hình cho vay sản xuất, kinh doanh đối với khách hàng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN XUẤT KINH DOANH ĐỐIVỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀPHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN2019 – 2021 (Trang 59 - 64)

1.1.1 .Khái niệm cho vay

2.3. Đánh giá chung tình hình cho vay sản xuất, kinh doanh đối với khách hàng

cá nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Quảng Bình qua ba năm (2019 – 2021)

2.3.1. Kết quả đạt được

Nhìn chung, quy mô hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Bắc Quảng Bình chiếm tỷ trọng khá lớn, hoạt động cho vay SXKD đối với KHCN ngày càng được mở rộng, đóng góp một phần lớn vào tổng doanh thu của chi nhánh. Qua đó, góp phần gia tăng năng lực tài chính cũng như năng lực cạnh tranh của chi nhánh và nâng cao vị thế của BIDV trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình nói riêng và cả nước nói chung.

Chi nhánh luôn có những biện pháp phòng ngừa rủi ro và các chính sách kiểm soát khách hàng trước, trong và sau khi cho vay. Nhờ vậy mà trong ba năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh đều là không , điều này thể hiện chi nhánh đã có những chính sách tốt, có trách nhiệm, ý thức nghề nghiệp, thực hiện đúng các quy trình cấp tín dụng mang lại hiệu quả cao trong công việc.

Chi nhánh đã kịp thời ứng dụng các sản phẩm mới của BIDV, đem đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng để sản xuất kinh doanh.

Hoạt động cho vay SXKD đối với KHCN của chi nhánh tập trung vào mảng cho vay đảm bảo bằng tài sản, điều này giúp cho chi nhánh giảm thiểu được rủi ro khi các khoản nợ trở thành nợ xấu, chính vì thế mà trong những năm qua nợ xấu có dấu hiệu giảm dần.

2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được ở trên, ngân hàng BIDV – chi nhánh Bắc Quảng Bình còn phải đối phó với những khó khăn sau:

Thứ nhất là:Thủ tục vay vốn phức tạp và thiếu tài sản đảm bảo là hai rào cản cơ bản khiến cho các KHCN không vay được vốn. Quá trình xin vay vốn đòi hỏi nhiều văn bản giấy tờ; thủ tục công chứng gây mất thời gian và chi phí; các yêu cầu xây dựng phương án/dự án sản xuất kinh doanh và chứng minh hiệu quả của phương án/dự án vượt quá khả năng của nhiều KHCN.

Thứ hai là: Về chất lượng CBTD còn nhiều thiếu sót cần phải cần phải nâng cao kỹ năng theo kịp thời đại, xu hướng của thị trường để không bị bỏ lại và có thể nắm bắt được nhu cầu thông tin mới nhất của khách hàng cũng như các công nghệ mới hiện đại trong công việc.

Thứ ba là: Có nhiều đối thủ cạnh tranh là các ngân hàng khác trong khu vực hoạt động của chi nhánh BIDV Bắc Quảng Bình, nhất là các ngân hàng tư nhân họ thường có các ưu đãi lãi suất với các gói ưu đãi hơn, hạn mức vay cũng cao hơn sẽ thu hút thêm khách hàng. Chi nhánh cần phát triển và cải thiện hơn về sản phẩm của mình.

Thứ tư là: Về hình thức đảm bảo chủ yếu đến từ đảm bảo của khách hàng, hình thức đảm bảo hình thành từ vốn vay còn rất hạn chế. Điều này không những tạo ra nhưng rào cản giữa chi nhánh và khách hàng, kéo theo đó không thu hút được nhiều khách hàng nếu như họ muốn sản xuất kinh doanh một ngành nghề gì đó mà không có tài sản đảm bảo.

Thứ năm là: Về việc Makerting của chi nhánh còn hạnn chế và ít phổ biến. Chi nhánh chưa thực sự quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu về Makerting. Làm

cho nội dung Makerting tại chi nhánh còn nghèo nàn, chưa đủ hấp dẫn, chưa đủ chuyên nghiệp và chưa thực sự mang tính hiện đại và hội nhập.

2.3.3. Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan:

Trong ba năm qua, tình hình sản xuất kinh doanh của Tỉnh Quảng Bình có nhiều biến động, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình vay vốn của chi nhánh, bên cạnh đó còn có những cuộc đua cạnh tranh về lãi suất giữa các ngân hàng, các chính sách thắt chặt, kiểm soát nghiêm ngặt của NHNN.

Nền kinh tế ngày càng phát triển, đã xuất hiện rất nhiều chi nhánh mới của các NHTM tạo nên áp lực cạnh tranh rất lớn. Điều này cho thấy, BIDV cần phải có những biện pháp, chính sách thay đổi phù hợp và có tính cạnh tranh cao để thu hút khách hàng.

Nguyên nhân chủ quan:

Quy trình cho vay sản xuất kinh doanh của ngân hàng tuy đã có những đổi mới song vẫn chưa thật sự thuận lợi cho KHCN, vẫn còn cứng nhắc, chưa linh hoạt so với tình hình thực tế khiến khách hàng gặp nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ xin vay.

Công tác marketing tiếp xúc khách hàng trong thời gian qua đã được chi nhánh chú ý nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, không có nhiều biện pháp tuyên truyền các sản phẩm hiện tại cũng như sản phẩm mới, các dịch vụ khác của ngân hàng khiến cho người dân chưa đến và hiểu được tiện ích của nó mang lại.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã giới thiệu sơ qua về lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Bắc Quảng Bình. Bên cạnh đó, chương này đã cho biết những số liệu, thông tin tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của Tỉnh Quảng Bình , từ những số liệu đó có thể biết được khái quát về hoạt động huy động vốn, tình hình cho vay, kết quả hoạt động kinh doanh nói chung và tình hình hoạt động cho vay SXKD đối với KHCN qua ba năm 2019-2021 nói riêng. Việc dẫn chứng cơ sở lý luận về hoạt động cho vay SXKD đối với KHCN của BIDV kết hợp với phân tích số liệu trên, ta có thể thấy được một phần thực trạng của hoạt động này và tìm ra những hạn chế còn tồn tại cũng như những nguyên nhân gây ra hạn chế ấy. Đó cũng là cơ sở để đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượng của hoạt động cho vay SXKD đối với KHCN tại chi nhánh trong chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN XUẤT KINH DOANH ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC

QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN XUẤT KINH DOANH ĐỐIVỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀPHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN2019 – 2021 (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w