Quản lý là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt đƣợc mục tiêu đề ra trong sự vận động của sự vật (Phan Huy Đƣờng, 2012). Trong đó, đối tƣợng, khách thể quản lý chủ yếu là con ngƣời, song bên cạnh đó còn có các khách thể khác nhƣ tài nguyên, cơ sở vật chất kỹ thuật… trên thực tế vẫn cần thực hiện hoạt động quản lý. Về chủ thể quản lý, có thể là cá nhân, tổ chức, pháp nhân, Nhà nƣớc... trong đó phổ biến là tổ chức quản lý, bởi trên thực tế nếu chỉ một cá nhân thƣờng không hội đủ các nguồn lực, điều kiện để quản lý nhiều đối tƣợng khác.
Trong các loại hình quản lý, quản lý nhà nƣớc có tính đặc thù riêng bởi đó là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực của Nhà nƣớc, sử dụng quyền lực nhà nƣớc để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hoạt động của con ngƣời. Hoạt động quản lý của nhà nƣớc tác động lên mọi mặt của đời sống xã hội, từ chính trị, kinh tế, văn hóa... Trong đó, quản lý nhà nƣớc về kinh tế là một bộ phận của quản lý nhà nƣớc nói chung, là một dạng hoạt động phối hợp thực
hiện chức năng của hệ thống quản lý nhà nƣớc nhằm tác động có hiệu quả lên hệ thống bị quản lý là nền kinh tế thông qua việc sử dụng hệ thống các phƣơng pháp, công cụ, biện pháp quản lý nhằm đạt tới những mục tiêu chiến lƣợc từng thời kỳ (Phan Huy Đƣờng, 2017). Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động FDI cũng nằm trong phạm vi quản lý nhà nƣớc về kinh tế, mà cụ thể là quản lý đầu tƣ nƣớc ngoài. Hoạt động quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ nƣớc ngoài là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hƣớng vào quá trình đầu tƣ bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế - xã hội cao trong điều kiện cụ thể xác định, trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật kinh tế khách quan nói chung và quy luật vận động đặc thù của đầu tƣ nƣớc ngoài nói riêng (Vũ Thị Kim Vân, 2017).
Trên cơ sở đó, quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động FDI phải tuân theo những nguyên lý chung về quản lý nhà nƣớc về kinh tế, nhƣng cũng có những nét đặc thù riêng, xuất phát từ đặc điểm nội tại của hoạt động FDI, đồng thời xuất phát từ điều kiện và yêu cầu riêng về quản lý FDI của Nhà nƣớc.
Thứ nhất, FDI là hoạt động thị trƣờng, mà cụ thể là hoạt động thị trƣờng mang tính chất quốc tế, tuân theo các quy luật của thị trƣờng thế giới. Do điều kiện cạnh tranh quốc tế, việc tính toán kỹ khả năng, điều kiện của thị trƣờng nƣớc tiếp nhận đầu tƣ để thu lợi nhuận của các nhà đầu tƣ là tất yếu. Do vậy, quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động FDI phải phù hợp với các quy luật của thị trƣờng, đồng thời vừa tuân thủ pháp luật trong nƣớc, vừa tuân theo các quy tắc và thông lệ quốc tế.
Thứ hai, FDI là hoạt động của khu vực tƣ nhân nƣớc ngoài, nguồn vốn FDI do nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sở hữu và trực tiếp quản lý. Trong khi đó, giữa động cơ, mục đích của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và mục tiêu của nƣớc tiếp nhận đầu tƣ có những khác biệt nhất định. Trong khi nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chủ
yếu quan tâm đến các loại thuế, chi phí sản xuất và nhất là lợi nhuận thực tế, thì nƣớc tiếp nhận đầu tƣ lại chủ yếu quan tâm đến hiệu quả kinh tế - xã hội, nhất là sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Vì lẽ đó, quản lý nhà nƣớc đối với FDI phải tạo điều kiện cho cả hai lợi ích này dung hòa đƣợc với nhau (Trần Hƣơng Giang, 2016). Để làm đƣợc việc này, Nhà nƣớc phải có các chính sách hƣớng dẫn cụ thể và hấp dẫn, đồng thời không đƣợc phép áp đặt một cách chủ quan, duy ý chí cho bất kỳ bên nào.
Thứ ba, quản lý của nhà nƣớc đối với hoạt động FDI chủ yếu tác động lên chủ thể chính là các công ty xuyên quốc gia, bởi các công ty xuyên quốc gia là chủ thể chính tiến hành hoạt động FDI, hay nói cách khác, hoạt động FDI phần lớn do các công ty này tiến hành. Ƣu điểm của các công ty xuyên quốc gia là uy tín, nhãn hiệu, thị trƣờng, song nhƣợc điểm lớn nhất của các công ty này là hầu hết đều có xu hƣớng bảo hộ sản xuất, công nghệ và bản quyền sản phẩm mạnh mẽ, thậm chí còn có xu hƣớng độc quyền, xây dựng "luật chơi" riêng. Bởi vậy, Nhà nƣớc cần chú ý nghiên cứu biện pháp thu hút tối đa lợi thế của chủ đầu tƣ FDI - các công ty xuyên quốc gia về công nghệ, bí quyết quản lý kinh doanh, đồng thời hạn chế xu hƣớng bảo hộ của họ để tạo "sân chơi" bình đẳng với doanh nghiệp trong nƣớc.
Thứ tư, FDI, dù dƣới hình thức nào, bắt buộc phải đƣợc thực hiện thông qua các dự án đầu tƣ. Dự án FDI có quy trình hoạt động với nhiều đặc điểm khác với quy trình hoạt động của các loại dự án khác: Từ khi chuẩn bị dự án, lựa chọn đối tác, đàm phán, lập hồ sơ, ký kết, xin giấy phép cho đến việc triển khai và đƣa dự án vào hoạt động đều trải qua các khâu thẩm định khá phức tạp. Do đó, cần có một cơ quan quản lý nhà nƣớc thống nhất, đủ năng lực để vừa theo dõi, giám sát các dự án này, vừa hỗ trợ cho quá trình triển khai dự án thành công.
Về mục tiêu, công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động FDI thực hiện mục tiêu chung của Nhà nƣớc trong quan hệ hợp tác với nƣớc ngoài, nhằm tranh thủ nguồn lực của các nƣớc đối tác về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, thị trƣờng và phân công lao động quốc tế, khai thác hiệu quả tiềm năng về lao động, tài nguyên của đất nƣớc để thúc đẩy phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng tích lũy, cải thiện đời sống nhân dân, từng bƣớc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Mục tiêu cụ thể của quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động FDI là giúp các nhà đầu tƣ thực hiện một cách tốt nhất, hiệu quả nhất các quy định về đầu tƣ ở nƣớc sở tại, tạo môi trƣờng kinh doanh thông thoáng, xử lý ổn thỏa những phát sinh trong quá trình đầu tƣ, đảm bảo kinh tế - xã hội phát triển bền vững.