kết cấu hạ tầng
- Một là, xây dựng, điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật. Đây là công việc đầu tiên phải làm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về
FDI, có tính chất vô cùng quan trọng, không thể thiếu đƣợc. Hoạt động quản lý của Nhà nƣớc phải dựa trên cơ sở hệ thống pháp luật là tất yếu. Chỉ có một hệ thống văn bản pháp luật chặt chẽ, quy định cụ thể về hoạt động FDI mới có thể giúp Nhà nƣớc quản lý thành công hoạt động FDI. Việc xây dựng, điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến FDI bao gồm nhiều công đoạn nhƣ sửa đổi, bổ sung luật đầu tƣ và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, cũng nhƣ các văn bản hƣớng dẫn thực hiện để điều chỉnh bằng pháp luật các quan hệ đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam nhằm định hƣớng FDI theo các mục tiêu đề ra. Đối với lĩnh vực kết cấu hạ tầng, việc điều chỉnh pháp luật về FDI không chỉ liên quan đến luật đầu tƣ mà còn liên quan đến nhiều ngành luật khác nhƣ luật xây dựng, luật quy hoạch, luật đất đai… Trên cơ sở Luật Đầu tƣ và các luật hệ thống có liên quan, Nhà nƣớc mới có thể xây dựng, triển khai các cơ chế, chính sách nhƣ chính sách tài chính, chính sách lao động, chính sách công nghệ, chính sách đất đai, chính sách xúc tiến đầu tƣ… để quản lý hoạt động FDI và hỗ trợ nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
- Hai là, xây dựng, triển khai các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch về đầu tư. Nhà nƣớc muốn đạt đƣợc thành công trong định hƣớng thu hút nguồn vốn FDI và quản lý hoạt động FDI phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc thì cần phải có chiến lƣợc dài hạn về thu hút vốn FDI, từ chiến lƣợc đó xây dựng các kế hoạch trung hạn và ngắn hạn về thu hút vốn FDI trên từng lĩnh vực cụ thể. Cùng với đó, việc xây dựng các quy hoạch về đầu tƣ là vô cùng cần thiết, quy hoạch đầu tƣ càng cụ thể, chi tiết thì càng hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động FDI. Đặc biệt, để quản lý tốt hoạt động FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng, công tác xây dựng quy hoạch về đầu tƣ phải đƣợc đặt lên hàng đầu. Bởi lẽ, kết cấu hạ tầng liên quan đến hoạt động xây dựng, sử dụng nguồn vốn lớn và nguồn lực đất đai, tài nguyên quốc gia… Do đó, công tác xây dựng quy hoạch về đầu tƣ phải thực hiện tốt mới
đảm bảo thành công của các dự án kết cấu hạ tầng, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực của dự án tới an ninh, môi trƣờng xã hội. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lƣợc, kế hoạch, quy hoạch về đầu tƣ phải làm bài bản, dựa trên cơ sở nghiên cứu sâu sắc tình hình kinh tế - xã hội trong nƣớc và xu hƣớng đầu tƣ quốc tế; xây dựng kế hoạch thu hút FDI hay quy hoạch về đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo từng lĩnh vực, từng địa phƣơng phải dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc, cũng nhƣ điều kiện thực tế của địa phƣơng.
- Ba là, kịp thời ban hành và triển khai các chính sách, biện pháp cụ thể nhằm cải thiện môi trường, thủ tục đầu tư. Trong bối cảnh môi trƣờng quốc tế là nhƣ nhau, quốc gia nào nhạy bén hơn trong việc cải thiện môi trƣờng và thủ tục đầu tƣ sẽ có lợi thế lớn hơn trong thu hút vốn FDI. Đối với các nƣớc đang phát triển, nguồn vốn FDI trên các lĩnh vực đều có giá trị thiết thực, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, song FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng có tầm quan trọng đặc biệt. Bởi nền tảng hạ tầng kinh tế - xã hội của các nƣớc đang phát triển hầu nhƣ còn ở trình độ thấp, do đó nhu cầu cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng của các nƣớc này là rất lớn để phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, lĩnh vực kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Nhà nƣớc, các dự án FDI thuộc lĩnh vực này đều chịu tác động bởi hệ thống quy định, quy trình, thủ tục hết sức chặt chẽ. Chỉ có Nhà nƣớc mới đủ thẩm quyền ban hành các chính sách, triển khai các biện pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ vào lĩnh vực này. Nhƣ vậy, việc Nhà nƣớc ban hành kịp thời các chính sách, biện pháp nhằm cải thiện môi trƣờng và thủ tục đầu tƣ có tác động tích cực đến thu hút nguồn vốn FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng, đồng thời tạo thuận lợi về nhiều mặt cho nhà đầu tƣ triển khai các dự án FDI thuộc lĩnh vực này.
- Bốn là, ban hành các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật cho các dự án FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Đối với các dự án FDI thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng, công tác thẩm định dự án đóng vai trò hết sức quan trọng. Dự án thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng không chỉ đáp ứng tiêu chí về nguồn vốn, mà còn phải có tính khả thi, phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội và môi trƣờng, do đó có những tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật riêng. Việc ban hành hệ thống tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật dành cho FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng là cần thiết. Theo Khoản 1 Điều 3 Thông tƣ 04/2017/TT-BTNMT quy định xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật ngành tài nguyên và môi trƣờng do Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ban hành thì: "Định mức kinh tế - kỹ thuật là mức hao phí cần thiết về lao động về nguyên, nhiên vật liệu, máy móc thiết bị, dụng cụ và phƣơng tiện để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hoặc một khối lƣợng công việc nhất định), trong một điều kiện cụ thể của các hoạt động điều tra cơ bản trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Bộ". Nhà nƣớc cần có những đánh giá, khảo nghiệm kỹ lƣỡng về điều kiện tự nhiên, môi trƣờng, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội để ban hành những tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp cho FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Trên cơ sở hệ thống tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, Nhà nƣớc xác định danh mục các dự án ƣu tiên kêu gọi vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; hƣớng dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong việc xây dựng dự án đầu tƣ, lập hồ sơ dự án, đàm phán, kí kết hợp đồng, thẩm định và cấp giấy phép.
- Năm là, xây dựng, tổ chức bộ máy quản lý về đầu tư. Tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý đầu tƣ là vấn đề quan trọng. Sự phân công trong nội bộ hệ thống tổ chức, việc xác định nhiệm vụ cho các cơ quan khác nhau sẽ tạo đƣợc sự điều hoà, phối hợp cần thiết nhằm bảo đảm thực hiện đƣợc mục tiêu tổng thể của quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ
tầng. Cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ tránh đƣợc sự chồng chéo, vƣớng mắc, dễ dàng phối hợp, điều chỉnh công việc trong thực hiện nhiệm vụ, tiết kiệm thời gian; ngƣợc lại nếu cơ cấu bất hợp lý sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động. Hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý đầu tƣ trƣớc hết phụ thuộc vào tính hoàn thiện của chúng, xét trên các phƣơng diện sau: (i) Vị trí, chức năng từng cơ quan phù hợp với tính chất tổ chức bộ máy cũng nhƣ nội dung, phạm vi yêu cầu quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực đầu tƣ trong từng giai đoạn cụ thể; (ii) Nội dung các nhiệm vụ đƣợc xác định bảo đảm tính bao quát, toàn diện trên lĩnh vực đầu tƣ và đối với tất cả các khâu của quá trình quản lý (nhƣ quy hoạch, kế hoạch, tổ chức triển khai, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm…); (iii) Cơ cấu tổ chức phù hợp với quy mô, trình độ quản lý, phân định rõ trách nhiệm của từng chủ thể và có hệ thống giải pháp hỗ trợ hiệu quả; (iv) Hệ thống các quy định, quy chế đầy đủ, bao quát quy trình vận hành, phối hợp với các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nƣớc từ trung ƣơng đến địa phƣơng.
Chất lƣợng nguồn nhân lực quản lý là nhân tố quyết định hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng. So với các lĩnh vực khác, quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực này đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải am hiểu về chuyên môn, nhất là kiến thức về đầu tƣ quốc tế, về quản lý vốn và dự án đầu tƣ... ; đồng thời phải nắm vững luật pháp và có kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động đầu tƣ kinh doanh để có thể tƣ vấn, hỗ trợ doanh nghiệp khi cần thiết. Bên cạnh đó, môi trƣờng liên quan đến các dự án FDI thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng tƣơng đối phức tạp, dễ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng, đòi hỏi công tác quản lý cán bộ thuộc lĩnh vực đầu tƣ phải hết sức chặt chẽ, nghiêm minh. Cơ sở đánh giá chất lƣợng và tính chuyên nghiệp của nguồn nhân lực quản lý chủ yếu dựa trên các tiêu chí sau: (i) Có sự phân biệt rõ từng nhóm đối tƣợng phù hợp với yêu cầu và nội dung quản lý FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng; (ii) Trình độ, năng lực chuyên môn của đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức; (iii) Nắm vững kỹ năng quản lý; (iv) Ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cƣơng và đề cao văn hóa công vụ. Trên cơ sở đó, cần chú trọng từ khâu tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, quản lý đội ngũ cán bộ ở các cơ quan quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ theo một quy trình thống nhất, chặt chẽ, đảm bảo tuyển đƣợc ngƣời có năng lực, đúng sở trƣờng chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao.
- Sáu là, quản lý trực tiếp nguồn vốn nhà nước trong các dự án FDI thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Hầu hết các dự án FDI thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng đều có cơ cấu nguồn vốn đa dạng, ngoài vốn FDI còn có các nguồn vốn khác. Trong đó, Nhà nƣớc có thẩm quyền quản lý trực tiếp nguồn vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào các dự án này. Vốn nhà nƣớc đóng vai trò là nguồn vốn đối ứng quan trọng của vốn FDI, sự hiện diện của nguồn vốn nhà nƣớc thể hiện vai trò định hƣớng, kiểm soát các dự án kết cấu hạ tầng của chính quyền nƣớc tiếp nhận đầu tƣ. Bên cạnh đó, trong khi nhà đầu tƣ nƣớc ngoài hầu nhƣ chỉ quan tâm đến vấn đề lợi nhuận, Nhà nƣớc lại quan tâm đến lợi ích xã hội của dự án. Nhà nƣớc thực hiện quản lý trực tiếp nguồn vốn của mình nhằm tránh nguồn vốn này bị thất thoát, lãng phí, sử dụng sai mục đích; đảm bảo vốn nhà nƣớc cùng với vốn FDI và các nguồn vốn khác đƣợc sử dụng hiệu quả, đóng góp vào thành công của dự án FDI.
- Bảy là, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Trong quá trình triển khai hoạt động FDI trên lãnh thổ nƣớc sở tại, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vì mục tiêu lợi nhuận hoặc ý đồ khác có thể có những vi phạm nhất định trong quá trình đầu tƣ. Nếu nƣớc sở tại buông lỏng quản lý thì càng tạo điều kiện cho những vi phạm này xuất hiện với tần suất dày hơn, nghiêm trọng hơn, gây nguy hại đến an ninh, kinh tế, xã hội, môi trƣờng… của nƣớc sở tại. Đối với lĩnh vực kết cấu hạ
lãnh thổ… nên nhà đầu tƣ nƣớc ngoài càng có khả năng vi phạm ở mức độ nghiêm trọng hơn. Do vậy, để bảo vệ lợi ích quốc gia, Nhà nƣớc cần thực hiện hoạt động kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện đầu tƣ của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trên cơ sở luật pháp. Cụ thể là: Kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành có liên quan đến hoạt động đầu tƣ có tuân thủ pháp luật hay không; kiểm tra, xử lý các doanh nghiệp vi phạm trong việc thực hiện quy định của Nhà nƣớc về các cam kết của nhà đầu tƣ và giấy phép đầu tƣ... Nếu làm tốt công tác kiểm tra, xử lý vi phạm sẽ hạn chế đƣợc những tiêu cực từ hoạt động FDI, để nguồn vốn FDI phục vụ hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc.