CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG

Một phần của tài liệu (Trang 36 - 68)

VỐN

1.3.1. Nhân tố khách quan

Thứ nhất, sự tiến bộ và mở rộng của nền kinh tế:

Việc người dân quyết định mua vàng, quy đổi ra đồng ngoại tệ mạnh, mua sắm bất động sản hay mua sắm trang thiết bị khác, gửi tiền vào ngân hàng thương mại phụ thuộc hoàn toàn vào hình thái của nền kinh tế. Khi nền kinh tế ổn định, lạm phát được kiểm soát thì người dân sẽ tin tưởng vào nền kinh tế, đẩy mạnh mua sắm và gửi tiền gửi ờ các NHTM từ đó các NHTM huy động được lượng tiền nhàn rỗi làm tăng quy mô hoạt động. Ngược lại khi nền kinh tế trở lên bất ổn, người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu, chuyển hướng sang đầu tư vào vàng và quy đổi ra ngoại tệ dẫn đến NHTM sẽ bị giảm quy mô nguồn vốn.

Yếu tố tiết kiệm trong nền kinh tế: Khi người dân tiết kiệm trong việc chi tiêu tiêu dùng, nhà nước giảm bớt chi phí không cần thiết, các doanh nghiệp tiết kiệm trong việc kinh doanh và sản xuất thì ắt sẽ có vốn tiết kiệm từ đó tạo được lượng vốn nhàn rỗi lớn để quay lại đầu tư cho phát triển nền kinh tế. Khi mức thu nhập trung bình đầu người tăng đến một mức mà cao hơn thu nhập thiết yếu để sử dụng vào chi tiết và các nhu cầu khác thì lúc này lượng tiền nhàn rỗi sẽ tăng nhanh trong dân cư từ đó các NHTM có thể thu

hút lượng lớn tiền gửi này thông qua các chính sách kinh doanh của mình từ đó thu hút được lượng lớn nguồn vốn để gia tăng quy mô nguồn vốn. Nhưng người dân khi đó sẽ có những lựa chọn mới mức lãi suất tốt hơn từ các nhóm đầu tư khác như bất động sản hay chứng khoản và phụ thuộc vào tâm lý của dân cư từng khu vực.

Trong khi đó ngân hàng có thể huy động nguồn vốn khác ngoài dân cư đó chính là từ các tổ chức trong xã hội, NHTM có thể phát hành chứng khoán, trái phiếu, kỳ phiếu với lãi suất cực kỳ hấp dẫn qua đó thu hút được nhiều nguồn vốn hơn. Vì vậy để ngân hàng thương mại có thể hoàn thiện và nâng cao tính cạnh tranh thì rất cần các cá nhân, tổ chức và chính phủ có chính sách hợp lý coi trọng tiết kiệm là hàng đầu

Thứ hai, chính sách của Nhà nước:

Công tác HĐV của các NHTM sẽ bị chi phối mạnh mẽ bởi chính sách của nhà nước. Khi nhà nước hạn chế công tác HĐV thì việc mở rộng nguồn vốn và phát triển kinh doanh các NHTM là cực kỳ khó khăn và khó có thể tồn tại, ngược lại khi nhà nước khuyến khích việc HĐV để mở rộng quy mô nguồn vốn từ đó đẩy mạnh sản xuất kinh doanh thì các NHTM sẽ gặp nhiều thuận lợi trong việc huy động vốn từ nền kinh tế.

Hiện nay, Nhà nước ta đang chú trọng phát triển kinh tế, hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảng và chính phủ gia sức hành động ban hành các văn bản quy phạm, hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc mở rộng nguồn vốn của NHTM từ đó mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh đưa đất nước phát triển

Thứ ba, nhu cầu vốn của nền kinh tế:

Kinh tế nước nhà ngày càng vận động và phát triển mạnh mẽ, do đó đòi hỏi rất lớn nhu cầu vốn để hoạt động sản xuất và kinh doanh. Tuy vậy

nền kinh tế vẫn chưa thể tự túc được nguồn vốn mà vẫn còn phải cần nguồn vốn từ NHTM tạo lập được, lúc này chức năng là trung giang giữa người thừa vốn và người thiếu vốn trở lên cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế, mặc dù nước ta đã có thị trường chứng khoán có thể phát hành cổ phiếu để thu hút vốn đầu tư nhưng vẫn còn quá sơ khai do đó nhu cầu vốn của nền kinh tế vẫn phải phụ thuộc hoàn toàn vào ngân hàng thương mại.

Thứ tư, vị trí địa lý và cơ cấu khu dân cư:

Ở những địa điểm vùng núi, nông thôn hay các địa phương xa xôi thì việc mở rộng nguồn vốn là cực kỳ khó khăn tại đây, do người dân còn chưa có nguồn tiền nhàn rỗi cũng như sự xuất hiện của NHTM là gần như không có nhưng ngược lại đối với các thành phố lớn, sôi động, dân cư đông đúc, người dân có mức thu nhập cao thì NHTM có thể huy động được lượng lớn tiền tệ, nhanh hơn và hiệu quả hơn so với các vùng núi, nông thôn

1.3.2. Nhân tố chủ quan

Thứ nhất, Sự uy tín của NHTM: Khi lựa chọn gửi tiền vào các NHTM, người dân thường lo sợ khủng hoảng kinh tế hay biến động của nền kinh tế mà qua đó do dự có nên gửi tiền vào ngân hàng không vì vậy họ sẽ lựa chọn những ngân hàng có danh tiếng và uy tín lớn trên thị trường với quy mô nguồn vốn cực lớn để gửi. Các yếu tố để người dân xem xét khi lựa chọn gửi tiền bao gồm nhiều yếu tố như lãi suất, công nghệ, dịch vụ.. qua đó mới gửi tiền của mình vào ngân hàng đó vì đối với người dân lòng tin là vô cùng lớn khi trao gửi số tiền mà họ tiết kiệm được vào ngân hàng.

Thứ hai, chính sách lãi suất hấp dẫn: Lãi suất bao gồm lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Lãi suất huy động ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động mà ngân hàng có thể tạo lập và thu hút được, nó đòi hỏi ngân hàng thương

mại phải đưa ra các gói lãi suất linh hoạt, phù hợp với người gửi, đồng thời đảm bảo được kết quả kinh doanh của ngân hàng, đối với người gửi tiền khi đi gửi các ngân hàng, họ rất coi trọng lãi suất tiết kiệm của ngân hàng tại thời điểm đó từ đó so sánh và lựa chọn ngân hàng nào có lãi suất huy động hấp dẫn và từ đó so sánh với các hình thức đầu tư khác từ đó gia quyết định gửi tiền. Lãi suất cho vay cũng cực kỳ quan trọng đối với NHTM, khi lãi suất cho vay quá thấp hoặc bằng lãi suất huy động thì ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dẫn đến thua lỗ, vi vậy các NHTM luôn có chính sách vay vốn phù hợp với từng đối tượng vay từ đó đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

Các doanh nghiệp tổ chức trong nền kinh tế họ thường đánh giá cao công nghệ, dịch vụ của NHTM và tính thanh khoản, tiện ích của NHTM

Thứ ba, chính sách sản phẩm: Các ngân hàng ngày càng tạo được sự khác biệt hóa trong các sản phẩm huy động vốn của mình để từ đó tạo lập được nhiều nguồn vốn hơn từ cá nhân và các tổ chức. Các sản phẩm huy động vốn của NHTM gắn liền với sự phong phú về kỳ hạn, lãi suất hấp dẫn, qua đó ngày càng đáp ứng được nhu cầu cao của khách hàng, từng bước tạo tiếp cận được nhiều khách hàng từ các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Một NHTM có sản phẩm đánh đúng vào tâm lý, sở thích của khách hàng thì càng thu hút khách hàng muốn gửi tiền vào ngân hàng hơn là tìm một kênh đầu tư khác sinh lợi nhiều hơn. Vì vậy các ngân hàng thương mại luôn thay đổi để phù hợp với nền kinh tế qua đó gia tăng năng lực cạnh tranh về các dòng sản phẩm huy động với các ngân hàng đối thủ

Thứ tư, công tác cân đối vốn của Ngân hàng: Tùy vào các thời kỳ mà ngân hàng thương mại sẽ có sách lược cụ thể cho việc HĐV một cách đúng đắn và bài bản nhất, sẽ giúp cho ngân hàng gia tăng được lợi nhuận, giảm

thiểu rủi ro từ đó gia tăng quy mô nguồn vốn. Tình hình công tác cân đối vốn có vai trò cực kỳ cần thiết trong hệ thống ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển của ngân hàng. Ngân hàng thuơng mại sẽ dự đoán luợng vốn cần thiết trong tuơng lai thông qua cân đối vốn. Từ đó đua ra các chiến luợc và sách luợc phù hợp về loại tiền và kỳ hạn huy động. Nâng cao tính chủ động trong toàn hệ thống ngân hàng

Thứ năm, chính sách quảng cáo: Quảng cáo là một trong những hình thức mà ngân hàng mang thuơng hiệu của mình tới khách hàng gần hơn, mỗi một chuơng trình quảng cáo các ngân hang đều đua ra chiến luợc, cách thức thực thi, tổ chức thực hiện bài bản từ đó tạo ấn tuợng cho từng chiến dịch truyền thông quảng cáo của mình đến khách hàng. Các ngân hàng đổ tiền vào quảng cáo để tạo dựng, củng cố, khuếch truơng thuơng hiệu, và hình ảnh của ngân hàng nhằm mở rộng thị phần tới nguời dân, chi phí quảng cáo ngày càng tăng trong các tổ chức tài chính ngân hàng lớn, ngân hàng sử dụng nhiều loại quảng cáo khác nhau nhu quảng cáo ngoài trời, quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo qua báo đài, quảng cáo trên giấy, tờ rơi..qua đó nâng cao hình ảnh và Tăng doanh số trên thị truờng hiện tại và thị truờng mới

Ngoài các chính sách cơ bản trên, HĐV của ngân hàng thuơng mại còn chịu nhiều ảnh huởng từ các chính sách khác nhu: Chính sách bán hàng, các chính sách khách hàng,... Trong đó các dịch vụ HĐV nhu: Chiết khấu, khuyến mại, quà tặng,... có vai trò hỗ trợ cực kỳ quan trọng. Qua đó nhằm khuyến khích tạo thêm những tính năng thu hút khách hàng gửi tiền và có gia tăng năng lực trong công tác HĐV của ngân hàng thuơng mại

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nguồn vốn huy động không những đóng vai trò vô cùng thiết yếu trong hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng mà còn có giá trị với toàn bộ nền kinh tế. Nghiên cứu các vấn đề lý luận về nguồn vốn ngân hàng, đặc biệt nguồn vốn huy động của NHTM, các hình thức huy động vốn, những yếu tố tác động đến việc tạo lập nguồn vốn giúp cho hệ thống ngân hàng đua ra các cách thức tốt nhất để gia tăng nguồn vốn huy động.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

2.1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, thành lập vào năm 1991. Từ những năm đầu thành lập, NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín là một tổ chức tín dụng bé với vốn chủ sở hữu chỉ vọn vẻ 3 tỉ đồng. Sacombank được người dân và các tổ chức biết đến nhờ thành công trong việc tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như cung cấp dịch vụ tuyệt vời các cá nhân trong nền kinh tế. Năm 2002, công ty tài chính quốc tế bắt đầu đầu tư vào ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín với tỉ lệ 10% vốn điều lệ, do đó Sacombank có thêm một nhà đầu tư ngoại sau Quỹ đầu tư khác đến từ nước Anh. Sacombank có vốn điều lệ 14,175 tỷ đồng vào năm 2012, được xếp vào những ngân hàng có quy mô vốn và chi nhánh rộng khắp cả nước. Và hiện nay vốn điều lệ của ngân hàng là 18.852 tỷ đồng. Cơ cấu vốn cổ đông bao gồm: các cổ đông trong nước, ngoài ra ngân hàng Sài Gòn Thương Tín còn có 3 nhà đầu tư lớn nước ngoài: - Công ty Tài chính quốc tế (IFC) trực thuộc Ngân hàng Thế Giới (World Bank). - Tập đoàn tài chính Anh Quốc - Dragon Financial Holdings. - Tập đoàn Ngân hàng Úc & NewZeland - ANZ. Khi mới thành lập Sacombank chỉ có vỏn vẹn 3 chi nhánh và 1 hội sở tại miền Nam nhưng đến nay sau những bước phát triền thần tốc và mạnh mẽ, Sacombank đã vươn lên phát triển đến 311 chi nhánh trên cả nước trải rộng từ miền Nam vào miền Trung và miền Bắc. Với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình và am

hiểu nghiệp vụ, Sacombank luôn nỗ lực không ngừng mang đến cho khách hàng các dịch vụ ngân hàng với chất luợng tốt nhất.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

Năm 1991: Ngân hàng thuơng mại cổ phần Sài Gòn Thuong tín đuợc thành lập ở Hồ Chí Minh thành phố là đầu tàu kinh tế của Việt Nam. Năm 1993 Sacombank tiến ra Hà Nội thành lập chi nhánh đầu tiên, đặt nền tảng cho việc phát triển tại khu vực Hà Nội sau này. Năm 1995 Cải tiến ngân hàng theo huớng tinh ngọn, khoa học và tiến bộ. Đây có thể coi là buớc ngoặt của Sacombank trong việc phát triển và nâng cao giá trị thuơng hiệu trên toàn quốc. Năm 2001 tiếp nhận vốn đầu tu từ nuớc ngoài là Tập Đoàn tài chính Dragon Financial Holding đã mở ra những chu kỳ thành công rực rỡ, tiếp theo đó là tiếp nhận vốn từ công ty tài chính quốc tế và sự đầu tu của Ngân hàng ANZ, nhu vậy số vốn mà các tập đoàn và tổ chức nuớc ngoại đầu từ tại Sacombank là 30% vốn điều lệ. Năm 2003 Sacombank thành lập Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ đầu tu Chứng khoán Việt Nam là ngân hàng đầu tiên đuợc nhà nuớc cấp phép hoạt động, giữa Sacombank và Dragon Capital cùng nhau trực tiếp quản lý và điều hành. Năm 2011, nhằm tháo gỡ những giải pháp tài chính trọn gói, phục vụ các đối tuợng là khác hàng cá nhân và tổ chức có nguồn vốn nhàn rỗi và tài sản lớn để quản lý và phát triện hiệu quả. Sacombank thành lập trung tâm dịch vụ quản lý tài sản. Cũng trong năm 2011 này Sacombank vuơn mình ra biển lớn bằng những buớc đi đầu tiên là tạo chi nhánh tại Campuchia, đánh dấu buớc phát triển to lớn của Sacombank tại nuớc ngoài, từ đó mang thuơng hiệu, uy tín phát triển mạnh mẽ tại khu vực Đông Duong nói chung.

Năm 2015: Sacombank chính thức đuợc nhận khoản vay đầu tiên từ Cathay United Bank với hạn mức 50 triệu đô la nhằm tài trợ hạn mức tín dụng trung và dài hạn của NHTM cổ phần Sài Gòn Thuong Tín. Cũng trong năm

này chi nhánh của Sacombank tại Lào chính thức chuyển đổi thành ngân hàng vốn hoàn toàn nước ngoài , đánh dấu thêm một dấu mốc cực kỳ quan trọng tại đất nước Lào cũng như tại khu vực đông đương. Năm 2015 còn đánh dấu năm mà Sacombank chính thức sáp nhập với Southern Bank nâng tổng tài sản và vốn điều lệ của Sacombank đứng top 10 toàn quốc, tiếp tục tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nhằm mang đến cho thị trường thể chế tài chính lớn mạnh, an toàn, bảo mật và chuyên nghiệp.

Đến nay sau gần 30 năm xây dựng và trưởng thành, Sacombank đã ngày càng khẳng định được vị thế của Ngân hàng trên thị trường trong nước lẫn quốc tế, hàng năm đóng góp thuế vào ngân sách nhà nước góp phần đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp của đất nước.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

2.1.4. Tình hình kinh doanh của NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín Kết thúc năm 2019, lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2019 của

Sacombank đạt 3.217 tỷ đồng, vượt 21,4% so với kế hoạch đã cam kết tại đại hội đồng cổ đông; tổng tài sản đạt gần 453.600 tỷ đồng, huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt hơn 410.330 tỷ đồng, cho vay khách hàng đạt hơn 296.000 tỷ đồng. Trong đó, thu dịch vụ có đóng góp đáng kể vào tổng thu nhập thuần năm 2019 của Sacombank, chiếm tỷ trọng 23%, đạt 3.323 tỷ đồng (tăng 23,9% so với năm trước), thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu từ khách hàng của hệ thống sản phẩm dịch vụ được ngân hàng phát triển theo hướng hiện đại, an toàn, bảo mật, gia tăng tiện ích và trải nghiệm tối ưu. Sacombank duy trì nhịp độ tăng trưởng tích cực đối với các dịch vụ truyền thống, đồng thời từng bước chuyển dịch kênh phân phối sản phẩm dịch vụ sang các kênh số hóa, kết hợp phát triển dịch vụ liên kết bảo hiểm với mức tăng trưởng cao. Về hoạt động thẻ, phát triển 5,3 triệu khách hàng sử dụng thẻ cùng mạng lưới

Một phần của tài liệu (Trang 36 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w