Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển du lịch tỉnh quảng ninh (Trang 49)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Quy trình nghiên cứu

Hình 2.1 – Quy trình nghiên cứu luận văn

Nguồn: Tự tổng hợp

Nghiên cứu tình hình Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào phát triển ngành Du lịch Tỉnh Quảng Ninh

Nghiên cứu lý thuyết

Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Phân tích các nhân tố tác động đến thu hút FDI vào ngành du lịch Quảng Ninh

Phân tích và đánh giá thực trạng thu hút FDI vào ngành du lịch Quảng Ninh

Rút ra giải pháp tăng cường thu hút FDI vào ngành du lịch Quảng Ninh nhằm đạt được mục tiêu đến 2020

2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

2.3.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Luận văn được xây dựng dựa trên việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống, phân tích và tổng hợp các số liệu thứ cấp theo các tiếp cận hệ thống. Với phương pháp này luận văn có được những thông tin:

- Phân tích các tài liệu liên quan đến lý luận chung về thu hút FDI vào phát triển ngành du lịch Quảng Ninh.

- Phân tích thực trạng thu hút FDI vào phát triển ngành du lịch Quảng Ninh. Từ đó rút ra các nhận xét về những kết quả đã đạt được, những tồn tại cần khắc phục trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Tỉnh Quảng Ninh.

- Phân tích, đánh giá các số liệu liên quan đến số lượng du khách, số lượng tổ chức, các nhân kinh doanh du lịch, doanh thu từ du lịch của Tỉnh. Các bước thực hiện phương pháp này như sau:

Bước 1: Xác định vấn đề phân tích

Luận văn thực hiện phân tích thực trạng phát triển của ngành du lịch Quảng Ninh dưới tác động cảu nguồn vốn FDI. Đề tài kiến nghị định hướng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả thu hút FDI vào phát triển ngành du lịch Tỉnh Quảng Ninh đưa du lịch Quảng Ninh trở thành một điểm du lịch mang tầm cỡ quốc tế ngang tầm với tiềm năng và lợi thế vốn có.

Bước 2: Thu thập các thông tin cần phân tích

Trên cơ sở xác định vấn đề cần phân tích ở bước 1, tác giả tiến hành thu thập thông tin có liên quan.

Nguồn thông tin thứ cấp được lấy từ các công trình nghiên cứu lý luận về phát triển du lịch nwh các sách tham khảo, sách chuyên khảo về phát triển du lịch, các bài báo khoa học, các bài viết, các trang web về phát triển du lịch, các báo cáo nghiên cứu về kinh vực kinh doanh du lịch, kinh nghiệm thu hút

vốn FDI vào ngành du lịch của quốc tế, chiến lược phát triển du lịch của Quảng Ninh, các báo cáo nghiên cứu của Bộ, địa phương…

Những tài liệu này được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Trong quá trình tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu, những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu đều được đánh dấu lại để thuận tiện cho việc tra cứu, tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài. Một số thông tin đã được sử dụng bằng các trích dẫn trực tiếp, một số thông tin được tác giả tổng hợp, khái quát nội dụng thành những luận cứ cho quá trình phân tích.

Bước 3: Phân tích dữ liệu và lý giải

Trên cơ sở những thông tin thu thập được về khai thác và phát triển du lịch Tỉnh Quảng Ninh. Luận văn nghiên cứu các số liệu, dữ liệu về công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành du lịch Tỉnh Quảng Ninh và tiến hành phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển du lịch Tỉnh Quảng Ninh về vị trí địa lý kinh tế, tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính đầu tư cảu các công ty đa quốc gia về kinh doanh du lịch; lý giải ý nghĩa của những số liệu để đánh giá tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển du lịch Tỉnh Quảng Ninh. Các phân tích được thực hiện đa chiều, với mục tiêu lý giải thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển du lịch Tỉnh Quảng Ninh và đưa ra những tiềm năng để phát triển trong thời gian tới. Kết quả thu thập thông tin chủ yếu thể hiện dưới hình thức định tính.

Bước 4: Tổng hợp kết quả phân tích

Sau khi phân tích các thông tin thu thập được, luận văn tổng hợp các kết quả phân tích để đưa ra bức tranh tổng quát về thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển du lịch Tỉnh Quảng Ninh.

Đây là cơ sở quan trọng cho những kết luận và kiến nghị của tác giả đối với tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển du lịch Tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.

Tóm lại, luận văn thông qua phương pháp phân tích và tổng hợp để dựa

trên số liêụ thu thập được và kết quả từ phương pháp thống kê và các nguồn tư liệu của các đề tài nghiên cứu, báo cáo sẵn có của các nhà nghiên cứu, của các Viện nghiên cứu, các trường Đại học và các bài đăng trên các website tra cứu, các văn bản pháp của Nhà nước, cơ quan chức năng liên quan của Quảng Ninh, xem xét tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển du lịch Tỉnh Quảng Ninh, từ đó tổng hợp các kết quả nghiên cứu.

2.3.2. Phương pháp so sánh

Luận văn sử dụng phương pháp này để đối chiếu, tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt trong các nghiên cứu về vấn đề kinh nghiệm phát triển du lịch của các địa phương khác: Đà Nẵng, Khánh Hòa,…có sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, tiềm năng phát triển du lịch để thấy được tổng quan và sự đa dạng của vấn đề nghiên cứu.

Thông qua việc so sánh các chỉ số, việc phân tích các luận cứ, giả thuyết đưa ra sẽ làm sâu sắc hơn quá trình đánh giá nhìn nhận về tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển du lịch Tỉnh Quảng Ninh.

Xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tương đối cùng xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Trên cơ sở đó có những khuyến nghị sát thực, hiệu quả cho việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển du lịch Tỉnh Quảng Ninh.

Luận văn thực hiện phương pháp này như sau:

Bước 1: Xác định các chỉ tiêu, nội dung so sánh

Nội dung được so sánh chính là những nội dung liên quan, có ảnh hưởng hay có mối liên hệ với vấn đề phân tích.

Bước 2: Xác định nội dung so sánh

Phạm vi được so sánh được tiến hành trong khoảng thời gian từ 2012 – 2016. Số liệu so sánh được xác định tùy theo nội dung so sánh. Khi phân tích mức độ biến động của lượng khách du lịch, tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành du lịch Quảng Ninh, sẽ giúp cho luận văn luận giải được các nhân tố ảnh h ưởng tới việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển du lịch Tỉnh Quảng Ninh.

Bước 3: Xác định điều kiện để so sánh được các chỉ tiêu:

-Đảm bảo thống nhất về nội dung của chi tiêu.

-Đảm bảo tình huống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu. Có những chỉ tiêu được thực hiện so sánh tuyệt đối (như doanh thu ngành du lịch của Quảng Ninh, số lượng cơ sở lưu trú của ngành du lịch Quảng Ninh…), có những chỉ tiêu thực hiện so sánh tương đối ( như chất lượng dịch vụ du lịch, tiềm năng du lịch của Quảng Ninh cần khai thác).

-Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu cả về thời gian, số lượng và giá trị.

Bước 4: Xác định mục đích so sánh

Mỗi số liệu được thu thập về thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển du lịch Tỉnh Quảng Ninh có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau. Việc xác định được mục đích so sánh sẽ giúp luận văn tập trung làm sáng tỏ điều kiện và khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển du lịch Tỉnh Quảng Ninh.

Bước 5: Thực hiện và trình bày kết quả so sánh

Đây là những số liệu xác thực giúp luận văn đưa ra những nhận xét, đánh giá, làm cơ sở cho những kiến nghị đối với việc đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển du lịch Tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG NINH 3.1. Các nguồn lực phát triển du lịch và nhu cầu thu hút vốn FDI vào ngành du lịch Quảng Ninh

3.1.1. Các nguồn lực phát triển du lịch Quảng Ninh 3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Quảng Ninh là một Tỉnh ở địa đầu Ðông Bắc Việt Nam, nằm giữa các kinh độ đông 106º26’-108º31’3’’ và các vĩ độ bắc 20º40’-21º40’, khoảng dài nhất từ đông sang tây là 195km, từ bắc xuống nam là 102km. Phía bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc) với đường biên giới dài 132,8km và Tỉnh Lạng Sơn. Phía tây giáp Bắc Giang, Hải Dương, phía nam giáp Hải Phòng. Phía đông nam giáp biển Ðông với 250km bờ biển. Với vị trí địa lý đặc thù của Tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi cho Tỉnh mở rộng giao lưu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có phát triển du lịch với các Tỉnh trong nước và Trung Quốc. Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các Tỉnh miền Bắc Việt Nam. Một năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Ðây là vùng biển nhiệt đới gió mùa. Mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều, gió thịnh hành là gió nam. Mùa đông lạnh, khô hanh, ít mưa, gió đông bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 21ºC. Ðộ ẩm trung bình hàng năm là 84%.

Có thể nói, Quảng Ninh hội tụ đầy đủ các yếu tố đặc thù của đất nước Việt Nam nên đã từng được ví như là “một Việt Nam thu nhỏ”. Tỉnh có địa hình đa dạng núi rừng, bờ biển, cửa sông và hàng nghìn hòn đảo. Tỉnh sở hữu 1 di sản Thế giới và vị trí chiến lược trong du lịch. Tiềm năng, thế mạnh Tỉnh Quảng Ninh có thể kể đến như Quảng Ninh là Tỉnh duy nhất có đường biên giới cả trên bộ (118,5km), trên biển và trên không với Trung Quốc, có nhiều cảnh quan nổi trội "có một không hai", với hơn 600 di tích lịch sử, danh lam

thắng cảnh; hội tụ các yếu tố tự nhiên (rừng, núi, biển đảo, sông hồ...), đặc biệt có Vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới. Trong chiến lược hợp tác du lịch của khu vực, Quảng Ninh cũng được xác định là một “mắt xích” quan trọng trong các chương tình hợp tác về du lịch giữa Trung Quốc và Asean, cụ thể là chương trình “Hai hành lang – một vành đai”, chương trình phát triển du lịch Tiểu vùng sông Mê Kong mở rộng GMS...

Thành phố Hạ Long là thủ phủ của Tỉnh, nơi có di sản Thế giới Vịnh Hạ Long. Tỉnh cũng được nối với 4 cảng biển: Cẩm Phả, Cái Lân, Hòn Gai và Vạn Gia. Về khu vực kinh tế cửa khẩu, Tỉnh có 3 khu: Móng Cái, Hoành Mô và Bắc Phong Sinh và khu kinh tế đặc biệt Vân Đồn. Tỉnh cũng kết nối với Hải Phòng thành phố lớn thứ 3 của cả nước

Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đa dạng, phong phú như vậy tạo điều kiện cho Quảng Ninh thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước, đồng thời mang lại một nguồn thu tương đối lớn. Đây được coi là một nhân tố quan trọng có tính quyết định trong việc thu hút vốn đầu tư FDI vào Quảng Ninh bởi tại nơi có các điều kiện tự nhiên đặc biệt, thuận lợi về mọi mặt sẽ tạo các cơ hội kinh doanh dịch vụ du lịch mang lại lợi nhuận rất lớn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là đầu tư về cơ sở lưu trú, vui chơi giải trí, dịch vụ kinh doanh lữ hành quốc tế, chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng….

3.1.1.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP, giá so sánh 1994) của Tỉnh Quảng Ninh năm 2015 đạt 11% (kế hoạch 10% -11%), cao nhất trong 7 Tỉnh, thành phố Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của cả nước. Trung bình cả giai đoạn 2011-2015 GRDP đạt 9,2% là mức cao so với mặt bằng chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ: Nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 6%, Công nghiệp - xây dựng chiếm 50,6%, Dịch vụ chiếm 43,4%.

GRDP bình quân đầu người năm 2014 của Tỉnh Quảng Ninh đạt 3.500 USD, năm 2015 đạt 3.900 USD gấp 1.77 lần so với mặt bằng chung của cả nước. Thu ngân sách nhà nước đạt 160 ngàn tỷ đồng, luôn đứng trong 5 Tỉnh, thành phố về thu ngân sách nhà nước.

Về năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh: 3 năm liên tiếp (2013 – 2015), Tỉnh Quảng Ninh đứng trong top 5 Tỉnh, thành phố có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh cao nhất cả nước. Trong đó, năm 2015 PCI của Tỉnh Quảng Ninh vươn lên đứng thứ 3. Năm 2016, Quảng Ninh lần đầu tiên giành ngôi vị á quân của cả nước và trở thành một hiện tượng thăng hạng PCI. Sự thay đổi vị trí này đã cho thấy sự nỗ lực không ngừng nghỉ của Quảng Ninh kể từ năm 2012 để lấy lại vị thế và khẳng định chất lượng điều hành trong top đầu cả nước của Quảng Ninh. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong thu hút vốn đầu tư FDI bởi sự thăng hạng PCI cho thấy sự phản ảnh thực chất ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư về chất lượng điều hành của Quảng Ninh. Từ nhận thức được vai trò quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp với sự phát triển của Tỉnh mà Tỉnh đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư - đối tượng đặc biệt - có cơ hội phát triển tốt tại Quảng Ninh.

3.1.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, kỹ thuật

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh như giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc…đã được cải thiện đáng kể, có tác động tích cực đến sự phát triển du lịch của địa phương, góp phần tăng khả năng vận chuyển hành khách, khả năng tiếp cận các điểm du lịch, tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt của du khách và là nhân tố quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư vào phát triển du lịch Tỉnh.

Quảng Ninh bao gồm giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa, giao thông đường biển, giao thông đường sắt và các cảng hàng không:

Đường bộ: Hiện nay trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh có 5 tuyến quốc lộ với gần 400 km và 12 tuyến đường Tỉnh với 301 km. Toàn Tỉnh có 16 bến xe trong đó 6 bến xe liên Tỉnh hỗn hợp và có 125 tuyến vận tải khách cố định liên Tỉnh và liên Tỉnh liền kề; 18 tuyến vận tải khách nội Tỉnh và 11 tuyến xe buýt.

Đường biển: Toàn Tỉnh có 5 cảng biển thuộc Danh mục cảng biển trong Quy hoạch phát triển cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, đó là: cảng nước sâu Cái Lân, cảng Vạn Gia, cảng Cửa Ông, cảng Hòn Nét, cảng Mũi Chùa.

Đường sắt: Toàn Tỉnh có 65 km đường sắt quốc gia thuộc tuyến Kép - Hạ Long (hiện nay đang cải tạo tuyến Yên Viên – Cái Lân khổ đôi 1,0m và 1,435m).

Các cảng hàng không: Trong thời kỳ chiến tranh, có một số sân bay trực thăng phục vụ quân sự; đến nay, chỉ còn sân bay trực thăng Bãi Cháy đang khai thác và sân bay trực thăng Tuần Châu phục vụ du lịch.

Với điều kiện hạ tầng giao thông như trên cho thấy Quảng Ninh có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch do có hệ thống di chuyển rất đa dạng, có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển du lịch tỉnh quảng ninh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)