CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá hoạt động thu hút vốn FDI vào phát triển du lịch Tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2012 - 2016
3.3.1. Thành công trong thu hút FDI vào ngành du lịch
Công tác thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế trong những năm qua khả quan hơn, đặc biệt trong thời gian gần đây sự phát triển của ngành du lịch đã có những bước tăng trưởng đột phá, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo hướng tiến bộ. Tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp, xây dựng ngày càng giảm (từ 59,2% năm 2011 xuống 55,5% năm 2013 và năm 2016 là 52%); trong khi nhóm ngành dịch vụ, du lịch liên tục tăng trưởng nhanh (từ 34,9% năm 2011 lên 38,9% năm 2013).
Kết quả của hoạt động thu hút vốn đầu tư FDI đã đóng góp cho ngân sách cùng với sự phát triển của ngành kinh doanh du lịch thì mức độ đóng góp của khu vực này vào ngân sách ngày càng tăng. Bằng việc đóng góp các loại thuế bao gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài nguyên…Vốn đầu tư cho du lịch đã tăng thu ngân sách cho Tỉnh và có xu
hướng ngày càng tăng do hoạt động của các doanh nghiệp ngày càng đi vào ổn định.
Để có được dòng vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước liên tục đổ vào Quảng Ninh, những năm qua Tỉnh đã thực hiện có hiệu quả các giải pháp chiến lược; trong đó cải thiện hạ tầng giao thông, nâng cao năng lực cạnh tranh và môi trường đầu tư kinh doanh. Tỉnh đã và đang tích cực thu hút mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư các tuyến đường giao thông huyết mạch, các khu kinh tế. Trước đây, do kết cấu hạ tầng còn nhiều hạn chế, nhất là hạ tầng giao thông, đã tạo nên những rào cản trong phát triển kinh tế - xã hội, khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư vào Tỉnh. Trong những năm gần đây, Quảng Ninh là Tỉnh tiên phong trong việc ứng nguồn ngân sách của Tỉnh để cải tạo, nâng cấp QL18A, xây dựng đường cao tốc và là Tỉnh đầu tiên được Trung ương giao làm chủ đầu tư xây dựng các tuyến đường cao tốc. Tỉnh đã hoàn thành cải tạo, nâng cấp QL18A đoạn Uông Bí - Hạ Long, QL18C đoạn Tiên Yên - Hoành Mô, Tỉnh lộ 340 lên cửa khẩu Bắc Phong Sinh (huyện Hải Hà). Đồng thời, Quảng Ninh đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm: Đường nối QL18A với khu công nghiệp cảng biển Hải Hà, đường giao thông trục chính nối các khu chức năng kinh tế Vân Đồn, đường dẫn và cầu Bắc Luân II (thành phố Móng Cái), cao tốc Hạ Long - Hải Phòng. Tỉnh tập trung mọi nguồn lực và kêu gọi đầu tư BOT để triển khai các dự án lớn: Cảng hàng không Quảng Ninh, cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo, nâng cấp QL18A đoạn Hạ Long - Mông Dương.... Hiện nay, hạ tầng cung cấp điện được đặc biệt quan tâm, Quảng Ninh đã trở thành trung tâm sản xuất nhiệt điện lớn của cả nước và đi đầu về đưa điện lưới quốc gia đến tất cả các thôn, khu, khe bản trên đất liền và các xã đảo, đặc biệt là đưa điện lưới ra huyện đảo Cô Tô.
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển nhanh chóng, chất lượng được nâng lên một bước. Nhiều khu du lịch, resorts, khu giải trí, khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế đã hình thành nhưng còn chiếm tỷ trọng nhỏ chưa làm thay đổi căn bản diện mạo của ngành du lịch. Cơ sở lưu trú chưa hình thành được hệ thống các khách sạn, khu nghỉ dưỡng với thương hiệu quốc tế cao cấp. Sự phát triển của ngành du lịch tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho xã hội. Chất lượng nhân lực du lịch qua đào tạo và kinh nghiệm thực tiễn ngày càng được nâng lên nhờ những nỗ lực của ngành du lịch và sự hỗ trợ của quốc tế. Hệ thống các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch ngày càng mở rộng và nâng cấp.
Có thể nói, Quảng Ninh là một trong những địa phương đi đầu trong việc nỗ lực cải cách thủ tục hành chính - vấn đề mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Quảng Ninh đã và đang tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp nghiên cứu, đánh giá lại môi trường, chính sách thu hút đầu tư như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên, công chức về mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ để tạo ra sự thay đổi về chất, nâng cao vị thế. Đặc biệt, đẩy mạnh cải cách hành chính trong việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ cho nhà đầu tư, vận hành các phần mềm quản lý thông tin, điều hành công vụ trong các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh; thường xuyên rà soát, đơn giản hóa thủ tục, loại bỏ những thủ tục không hợp lý, sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy các sở, ngành, các cấp chính quyền cơ sở theo hướng tinh gọn, hiệu quả; nhiều thủ tục hành chính đã được rút gọn, giảm bớt phiền hà và thời gian chờ đợi. Tỷ lệ mức độ hài lòng của các tổ chức, công dân và doanh nghiệp khi tiếp xúc với cơ quan Nhà nước đều được đánh giá tốt qua việc ban hành quy chế phối hợp liên ngành trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mẫu dấu, thuế được quy về một đầu mối đã giúp cho doanh nghiệp hưởng nhiều tiện ích như công khai hóa về thủ
tục hồ sơ, quy trình giải quyết hồ sơ và hậu đăng ký kinh doanh…. Nếu như trước đây, mô hình thủ tục hành chính thực hiện từ dưới lên trên, thì nay, ở Quảng Ninh, đi theo hướng ngược lại: từ trên xuống. Chủ tịch UBND Tỉnh sẽ trực tiếp chỉ đạo mọi vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư, thông qua IPA và điều này giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian. Năm 2013, Quảng Ninh đã chọn là năm cải cách hành chính và đào tạo nguồn nhân lực. Đây chính là hai yếu tố rất cơ bản giúp Quảng Ninh có thể tăng cường thu hút đầu tư, tạo nền tảng cho tăng trưởng và phát triển trong tương lai.
Với những chính sách cởi mở Quảng Ninh đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài như: quảng bá rộng rãi hình ảnh tiềm năng, thế mạnh của Quảng Ninh, trải thảm đỏ đón các nhà đầu tư, thực hiện các chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế thuê đất, thuế doanh thu và đẩy mạnh cải cách hành chính… tạo điều kiện cho các nhà đầu tư khi đến Quảng Ninh.
Năm 2014, Quảng Ninh đã công bố 7 quy hoạch chiến lược của Tỉnh. Đây là sản phẩm của 5 tập đoàn tư vấn quy hoạch hàng đầu thế giới phối hợp với đội ngũ làm quy hoạch của Tỉnh, có tầm nhìn dài hạn (tầm nhìn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030). Với những chiến lược này sẽ giúp giải quyết, tháo gỡ nhiều “nút thắt” mà Tỉnh đang còn vướng trong quá trình phát triển như nguồn nhân lực, hạ tầng, môi trường, vùng sản xuất… đồng thời là cơ sở hình thành những giải pháp có tính bền vững và chặt chẽ hơn, loại bỏ cách làm manh mún, ngắn hạn cục bộ hay sự thiếu đồng bộ.
Từ những kết quả này đã tác động tích cực đến môi trường đầu tư, kinh doanh của Tỉnh. Trong vòng 3 năm trở lại đây, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh (PCI) của Tỉnh đã nhảy vọt từ vị trí thứ 20/63 Tỉnh, thành lên vị trí top 3 địa phương có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất cả nước. Quảng Ninh được doanh nghiệp đánh giá cao và lựa chọn là điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư trong, ngoài nước.
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân trong thu hút FDI 3.3.2.1. Hạn chế trong thu hút FDI 3.3.2.1. Hạn chế trong thu hút FDI
Điều mà các nhà đầu tư băn khoăn khi đến với Quảng Ninh đó là hệ thống cơ sở hạ tầng của Tỉnh còn nhiều bất cập: hệ thống cấp điện, nước, đường giao thông, cảng biển phục vụ nhu cầu đi lại và các hoạt động kinh doanh du lịch; hệ thống hạ tầng dịch vụ bổ trợ cho hoạt động đầu tư kém lợi thế so với các địa phương lân cận Hà Nội. Kết nối giao thông chưa thuận tiện, thời gian di chuyển từ Hà Nội tới thành phố Hạ Long còn dài vẫn là một vấn đề mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm (trong đó có Nhật Bản). Hiện nay, tuyến đường bộ duy nhất nối với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc là Quốc lộ 18A đang quá tải vì lượng xe lưu thông rất lớn; năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh hạ tầng của một số chủ đầu tư còn hạn chế.
Đối với hoạt động xúc tiến đầu tư tại địa phương vẫn còn gặp khó khăn trong quá trình xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư. Bên cạnh đó, chưa có hướng dẫn về việc xây dựng dữ liệu về xúc tiến đầu tư, các mẫu bảng biểu về tài liệu xúc tiến đầu tư…. Việc xây dựng hệ thống thông tin và truyền thông về xúc tiến đầu tư giữa địa phương và Trung ương chưa được đồng bộ khiến việc quản lý nhà nước trong công tác xúc tiến đầu tư còn gặp nhiều khó khăn. Tính liên kết vùng trong hoạt động xúc tiến đầu tư chưa được coi trọng đúng mức.
Thị trường du lịch đã từng bước được lựa chọn theo mục tiêu. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu thị trường còn nhiều yếu kém, chưa thực sự đi trước một bước. Việc khai thác, thu hút thị trường còn dừng ở bể nổi, thụ động, chưa phân đoạn và chưa có tiêu đểm tập trung. Công tác xúc tiến quảng bá được triển khai khá sôi động trong và ngoài nước nhưng tính chuyên
nghiệp và hiệu quả chưa cao, mới dừng ở quảng bá hình ảnh chung, chưa tạo được tiếng vang và sức hấp dẫn đặc thù cho từng sản phẩm, thương hiệu.
Mặc dù vậy, nhìn ở khía cạnh khác, so với tiềm năng thế mạnh của Tỉnh hiện vẫn còn thiếu những dự án động lực, trọng điểm, có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội chung của Tỉnh. Chất lượng các dự án còn tồn tại một số hạn chế, hàm lượng chất xám, hàm lượng công nghệ cao trong các dự án FDI nhìn chung chưa cao, chưa khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh về du lịch,….
Quảng Ninh có nhiều cơ sở lưu trú nhưng lại thiếu các dự án khách sạn cao cấp đến từ các thương hiệu khách sạn nổi tiếng của thế giới đầu tư để thu hút khách du lịch chất lượng cao như: Marriott, Stawood, Sofitel, Hilton, Carlson, Choice….
Các dự án FDI hầu hết tập trung vào những nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi, do đó các đô thị lớn, những địa phương có cảng biển, gần biên giới như các khu vực có lợi thế phát triển du lịch dịch vụ là nơi tập trung nhiều dự án FDI nhất. Trong khi đó, các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, những khu vực cần được đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, mặc dù chính quyền địa phương có những ưu đãi cao hơn nhưng không được các nhà đầu tư quan tâm. Ngoài ra, một số doanh nghiệp FDI đầu tư vào khu vực này thường là các dự án gây ô nhiễm môi trường.
Một trong những mục tiêu của nhà đầu tư khi đến đầu tư đó là tận dụng nguồn nhân lực của địa phương nhưng khi đến Quảng Ninh họ chưa được đáp ứng yêu cầu này bởi thực tế Tỉnh đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Đa số lao động có chuyên môn và trình độ ngoại ngữ phải tuyển bổ sung ở các địa phương khác. Đây là một trong những hạn chế của Tỉnh trong việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch Quảng Ninh còn hạn chế, lao động chưa qua đào tạo nghiệp vụ
du lịch chiếm tỷ lệ khá cao 49% trên tổng số lao động của Tỉnh, phần lớn được đào tạo dưới hình thức tại chỗ, cầm tay chỉ việc. Một trong những điểm yếu cơ bản nhất của nguồn nhân lực du lịch là khả năng sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt ngoại ngữ hiếm như: tiếng Nhật, Hàn Quốc, tiếng Nga…
3.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt về nguồn vốn giữa các tỉnh thành trong cả nước, Quảng Ninh đang đứng trước nhiều thách thức và cơ hội trong việc thu hút FDI. Với những tiềm năng sẵn có, việc thu hút vốn FDI của Tỉnh vẫn còn khiêm tốn, chưa thực sự tương xứng. Nguyên nhân được chỉ ra là do cơ sở hạ tầng chậm phát triển, khoảng cách di chuyển xa trung tâm Hà Nội; cơ chế, chính sách còn thiếu đồng bộ, bài bản và đặc thù; nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế về chuyên môn và khả năng sử dụng ngoại ngữ. Cụ thể, về vấn đề cơ sở hạ tầng, hệ thống đường cao tốc của Quảng Ninh kết nối với các Tỉnh thành chưa thuận tiện, chưa có sân bay, các dự án giao thông động lực của Tỉnh đang trong giai đoạn xây dựng (cao tốc Hạ Long – Hải Phòng; Sân bay Vân Đồn), tuy nhiên sẽ mất khoảng 1-2 năm nữa để hoàn thiện và đi vào hoạt động. Trong khi, Hải Phòng đang nổi lên như một điểm sáng, điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài do có cơ sở hạ tầng đồng bộ: đường bộ (Quốc lộ 5B), đường biển (Cảng Lạch Huyện), đường hàng không (Sân bay Cát Bi), đường sắt (Hải Phòng – Hà Nội). Do đó, thực trạng này được xem như là một thách thức rất lớn của Tỉnh Quảng Ninh trong việc cạnh tranh với các Tỉnh để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến với Quảng Ninh.
Về khía cạnh nguồn nhân lực, Quảng Ninh cũng không có lợi thế trong việc cạnh tranh với các Tỉnh khác về nguồn nhân lực giá rẻ, nguồn nhân lực được đào tạo có kỹ năng chuyên môn, trình độ ngoại ngữ phục vụ du lịch và các ngành kinh tế khác. Tỉnh cũng không có nhiều cơ sở đào tạo chính quy về chuyên môn phục vụ cho ngành du lịch. Đặc biệt, nguồn nhân lực có trình độ
tiếng Anh đáp ứng yêu cầu cho ngành du lịch cũng còn rất hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Do vậy khi các nhà đầu tư vào Quảng Ninh vấp phải khó khăn trong việc sử dụng, quản lý điều hành lao động trong các dự án xây dựng khu du lịch, cơ sở lưu trú, vui chơi giải trí….
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH
QUẢNG NINH
4.1. Mục tiêu và định hƣớng thu hút FDI nhằm phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
4.1.1. Mục tiêu thu hút FDI phát triển du lịch Quảng Ninh
Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Quảng Ninh đã quán triệt định hướng mới trong thu hút đầu tư FDI theo nguyên tắc phục vụ mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng từ phát triển theo chiều rộng sang chiều sâu, từ dựa vào chủ yếu tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên, sử dụng lao động thủ công sang dựa vào hiệu quả, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Các dự án FDI được sàng lọc và lựa chọn theo hướng nâng cao chất lượng và quy mô của từng dự án; khai thác tối đa tiềm năng du lịch của Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long.
Để thực hiện thành công mục tiêu này, Tỉnh Quảng Ninh đã mời đơn vị tư vấn của Hoa Kỳ là BCG lập Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; ban hành các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch phát triển dịch vụ, phát triển du lịch với quan điểm phát triển du lịch và dịch vụ làm trọng tâm, gắn với việc bảo tồn và phát huy giá trị Di sản – Kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, xây dựng ngành công nghiệp du lịch – dịch vụ, công nghiệp giải trí, công nghiệp văn hóa dựa trên công nghiệp sáng tạo, tạo ra sự đột phá khác biệt và giá trị gia