C HƢ ƠNG 3: BÀI HỌ RÚT RA HO Á DOANH NGHIỆP BÁN LẺ
3.2. Phân tích SWOT về khả năng ứng dụng và cải tiến chuỗi cung ứng xanh
3.2.2. Điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam
Về nhận thức doanh nghiệp về ứng quản lý chuỗi cung ứng xanh, Các cuộc phỏng vấn sâu với các chuyên gia và nhà quản lý DN cho thấy, chỉ các DN có xuất
khẩu sang các thị trường có yêu cầu cao như Mỹ, Nhật hay Châu Âu là biết nhiều về lợi ích của việc “xanh hóa” quá trình sản xuất do động cơ lợi nhuận. Còn các doanh nghiệp bán lẻ khác chỉ mới dừng sự quan tâm của mình ở giá thành hay mẫu mã sản phẩm do yêu cẩu của thị trường tiêu thụ các sản phẩm này khá thấp tại thị trường Việt Nam, thường chủ yếu cạnh tranh nhau bằng giá. Điều này cho thấy, nhận thức của DN Việt về lợi ích của “xanh hóa” là chưa đẩy đủ và khá bị động. Hiện nay Việt Nam chưa có một văn bản pháp luật nào bắt buộc các nhà sản xuất phải xanh hóa quy trình sản xuất và cung ứng sản phẩm của mình. Nguyên do là vì chưa có một hệ thống các quy định rõ ràng và cụ thể các tiêu chuẩn về sản xuất và kinh doanh xanh.
Về nhân lực ngành bán lẻ, Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam nói riêng hiện đang gặp khó khăn rất lớn về nguồn nhân lực. Dù nguồn nhân lực bán lẻ là yếu tố quyết định đến tầm nhìn và kế hoạch dài hạn của doanh nghiệp trong hoạt động nhưng yếu tố này vẫn chưa được xem trọng và đầu tư đúng mức trong doanh nghiệp bán lẻ. Sự tổ chức và phân phối nhân lực chưa hình thành nên các phòng ban phát triển chiến lược bền vững một cách độc lập dẫn đến việc xem nhẹ các hoạt động về môi trường hoặc nếu có các hoạt động này thì chưa mang tính bền vững. Ngành bán lẻ là nhóm ngành đang gặp trở ngại rất lớn về số lượng và chất lượng nhân lực bán lẻ. Có thể chia nhân lực ngành này thành hai nhóm chính tại Việt Nam, thứ nhất gồm các nhân viên trực tiếp tham gia quá trình vận hành hệ thống bán lẻ, thứ hai là nhóm nguồn nhân lực cấp trung và cấp cao. Cả hai nhóm nhân lực này cần phải có đầu tư và bứt phá để giúp cho doanh nghiệp có sự phát triển bền vững. Có thể nói, còn rất ít thời gian để các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam xây dựng và tổ chức lại hệ thống hiện đại đủ sức cạnh tranh về nhiều mặt. Nếu không có một chiến lược phát triển nhân sự đúng đắn, tính chuyên nghiệp cao thì các doanh nghiệp khó có thể vận dụng chuỗi cung ứng xanh một cách có hiệu quả.
Về quy mô và tổ chức hoạt động, cho đến nay, Việt Nam có khoảng 200 siêu thị, 32 trung tâm thương mại, 1.000 cửa hàng nhỏ bán hàng tự chọn hoạt động ở các tỉnh thành với doanh số bán lẻ hàng hóa dịch vụ khoảng 20 tỉ USD/năm. Như vậy có thể thấy quy mô và hoạt động của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam còn rất hạn chế. Trong khi đó, hầu hết các nhà kinh doanh bán lẻ trong nước đều thiếu kinh nghiệm,
nguồn vốn, trình độ chuyên môn và thương hiệu. Do vậy, đầu tư vào các hoạt động ứng dụng môi trường còn rất hạn chế. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam không có bộ phận quản trị chuỗi cung ứng, họ phải chọn giải pháp thuê ngoài. Nhưng thực tế việc sử dụng dịch vụ thuê ngoài để quản trị chuỗi cung ứng cũng không được như kỳ vọng của doanh nghiệp. Cả nước hiện có khoảng 600 doanh nghiệp logistics, quy mô doanh nghiệp nhỏ, ít kinh nghiệm do nguồn nhân lực trong lĩnh vực này cũng đang thiếu hụt trầm trọng.
Về tính chuyên nghiệp trong hoạt động quản lý, Việt Nam hiện chỉ có 2 doanh nghiệp bán lẻ có tổ chức thành công chuỗi cung tại thị trường Việt Nam là Metro Group và Saigon Co.op. Các siêu thị và trung tâm thương mại có tiếng và đang hoạt động mạnh như: Coop Mart, Fivimart, Intimex…cũng có số lượng rất hạn chế. Số lớn như các siêu thị, trung tâm thương mại còn lại gặp những trở ngại lớn trong các hoạt động kinh doanh và quản lý. Điều này cho thấy tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam còn yếu, hệ thống phân phối chưa được mở rộng. Về hoạt động phân phối, các nhà bán lẻ trong nước chưa xây dựng được kênh phân phối trực tiếp mà phải qua quá nhiều tầng nấc nên không tạo được mức giá cạnh tranh và không liên kết được trực tiếp với các nhà cung ứng. Các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn chưa chú trọng đến quy mô, cảnh quan môi trường, đồng thời cũng không có sự quan tâm đúng mức đến thương hiệu và sản phẩm của riêng doanh nghiệp của mình. Hệ thống phân phối hiện đại đòi hỏi một hệ thống hậu cần chuyên nghiệp trong khi tại Việt Nam còn đang có sự tranh cãi về việc thành lập các trung tâm phân phối và hàng hóa không đủ phục vụ các nhu cầu vào các dịp cao điểm. Có nhiều doanh nghiệp bán lẻ hiện nay thiếu tính chủ động trong việc tìm nguồn cung ứng cụ thể, nên không thể cạnh tranh được về giá và chất lượng với các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, việc điều phối các loại xe giao hàng đúng loại, đúng nơi, đúng thời điểm vẫn còn được điều hành khá đơn giản. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mà còn làm gia tăng chi phí lao động cũng như quản lý. Tổ chức và quản lý hệ thống thông tin, hệ thống vận hành, hậu cần còn rất yếu kém.