Thực trạng quản lý tài chính tại Cục An toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại cục an toàn thực phẩm (Trang 54 - 66)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản lý tài chính ở Cục An toàn thực phẩm

3.2.2. Thực trạng quản lý tài chính tại Cục An toàn thực phẩm

Cục An toàn thực phẩm là một cơ quan hành chính nhà nƣớc, vì vậy để duy trì hoạt động của Cục cần có nguồn tài chính chủ yếu là nguồn NSNN. Nguồn NSNN cấp cho đơn vị hàng năm bao gồm: kinh phí quản lý hành chính nhà nƣớc giao thực hiện chế độ tự chủ và kinh phí quản lý hành chính nhà nƣớc giao không thực hiện chế độ tự chủ. Do vậy, quản lý tài chính tại Cục An toàn thực phẩm bao gồm quản lý nguồn kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ, quản lý nguồn kinh phí giao không thực hiện chế độ tự chủ và quản lý kinh phí tiết kiệm đƣợc khi thực hiện chế độ tự chủ.

3.2.2.1. Thực trạng quản lý nguồn kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ

Cục An toàn thực phẩm là cơ quan HCNN hoạt động dựa trên cơ chế tự chủ theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP, Nghị định này ban hành nhằm thực hiện mục tiêu về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đảm bảo nguyên tắc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao và thực hiện công khai, dân chủ, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của cán bộ, công chức.

Căn cứ vào tình hình nhiệm vụ đƣợc giao của đơn vị, Cục trƣởng Cục An toàn thực phẩm thực hiện chế độ tự chủ, tự quyết định bố trí kinh phí đƣợc giao thực hiện tự chủ vào các mục chi cho phù hợp; đƣợc quyền điều chỉnh giữa các mục chi nếu thấy cần thiết. Đơn vị thực hiện chế độ tự chủ xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ vận dụng theo các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành

nhƣng không vƣợt quá mức chi tối đa do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quy định.

Đối với nguồn thu phí, lệ phí ở Cục An toàn thực phẩm tiến hành thu đúng và đủ theo mức thu phí, lệ phí trong quyết định 80/2005/QĐ-BTC và theo quyết định này Cục An toàn thực phẩm đƣợc phép giữ lại 90% nguồn thu phí, lệ phí để tiến hành chi tại Cục và nộp vào Ngân sách nhà nƣớc 10% tổng nguồn thu phí, lệ phí hàng năm.

Việc lập dự toán ở Cục An toàn thực phẩm đƣợc căn cứ vào số ƣớc thực hiện năm trƣớc, văn bản hƣớng dẫn lập dự toán của Bộ Tài chính và hƣớng dẫn của cơ quan cấp trên (Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ Y tế) hàng năm đơn vị lập dự toán thu nguồn thu phí, lệ phí trình lên Bộ duyệt.

Nhìn vào bảng số 3.2 trên ta thấy dự toán thu phí, lệ phí an toàn vệ sinh thực phẩm của Cục An toàn thực phẩm ngày càng tăng, năm sau luôn lập dự toán cao hơn năm trƣớc. Nguồn thu thực luôn cao hơn dự toán thu đã đề ra. Tổng thu năm 2011 thu về 5.790 trđ bằng 113,53% dự toán thu năm đó, nộp thuế 579 trđ; năm 2012 nguồn thu 7.500 trđ bằng 133,92% dự toán thu năm đó, nộp thuế 750 trđ; năm 2013 thu về 8.200 trđ bằng 115,49% dự toán thu năm đó, nộp thuế 820 trđ, năm 2014 thu về 8.600 trđ bằng 108,86%, nộp thuế 860 trđ.

Trong bốn năm trên thì Cục An toàn thực phẩm luôn lập dự toán thu của năm sau thấp hơn so với tổng thực thu năm trƣớc. Trong năm 2012 đơn vị lập dự toán thu là 5.600 trđ bằng 96,72% so với tổng thu năm 2011, tƣơng tự năm 2013 và năm 2014 đơn vị lập dự toán nguồn thu phí, lệ phí là 7.100 trđ bằng 92,21% so với số thực thu năm 2012 và 7.900 trđ vào năm 2014 bằng 96,34% so với tổng thực thu thực hiện năm 2013.

Bảng 3.2 Tình hình thực hiện dự toán thu phí, lệ phí an toàn vệ sinh thực phẩm 2011 - 2014 của Cục An toàn thực phẩm Đơn vị: triệu đồng NỘI DUNG 2011 2012 2013 2014 Dự toán thu Thực Thu Dự toán thu Thực Thu Dự toán thu Thực Thu Dự toán thu Thực Thu Nguồn thu phí 5.100 5.790 5.600 7.500 7.100 8.200 7.900 8.600 Tỷ trọng T.Thu/DT thu (%) 113,53 133,92 115,49 108,86 Tỷ trọng DTT (n)/TT (n-1) (%) 96,72 92,21 96,34

Nguồn kinh phí thƣờng xuyên thực hiện tự chủ hàng năm của đơn vị đƣợc xác định trên cơ sở biên chế đƣợc Bộ Y tế giao, kể cả biên chế dự bị (nếu có) và xác định mức phân bổ ngân sách nhà nƣớc trên biên chế; các khoản chi hoạt động đặc thù theo chế độ quy định. Nội dung chi của kinh phí bao gồm: chi thanh toán cho cá nhân (tiền lƣơng, tiền công, tiền phụ cấp lƣơng, các khoản đóng góp theo lƣơng, tiền thƣởng, phúc lợi tập thể và các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định); chi nghiệp vụ chuyên môn (thanh toán dịch vụ công cộng, vật tƣ văn phòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc, hội nghị, công tác phí trong nƣớc, chi cho các đoàn đi công tác nƣớc ngoài và đón các đoàn khách nƣớc ngoài vào Việt Nam theo chƣơng trình, kế hoạch đƣợc duyệt, chi thuê mƣớn, mua sắm tài sản dƣới 30 triệu và sửa chữa tài sản cố định dƣới 50 triệu).

Nguồn chi thƣờng xuyên từ hoạt động thu phí, lệ phí cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm các nội dung chi: các chi phí cho hoạt động cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, chi thanh toán thu nhập tăng thêm cho cán bộ trong Cục, chi hoạt động chuyên môn.

Kết quả chi NSNN kinh phí quản lý hành chính giao thực hiện tự chủ của Cục An toàn thực phẩm:

Bảng 3.3 Tổng chi nguồn kinh phí thƣờng xuyên giao thực hiện tự chủ 2012 - 2014 của Cục An toàn thực phẩm

Đơn vị: triệu đồng

STT NỘI DUNG CHI

2012 2013 2014 Tổng Tỷ lệ (%) Tổng Tỷ lệ (%) Tổng Tỷ lệ (%) Tổng số chi 10.228 100 15.400 100 19.090 100 1 Thanh toán cá nhân 7.689 75.17 10.660 69,22 13.056 68,39

Tiền lƣơng, tiền công,

phụ cấp lƣơng 3.620 47,08 4.821 45,22 6.105 46,76

Khen thƣởng 131 1,71 225 2,11 230 1,76

Phúc lợi tập thể 537 6,98 778 7,3 983 7,53

Các khoản đóng góp 679 8,83 876 8,22 1.166 8,93

Thu nhập tăng thêm 2.722 35,4 3.960 37,15 4.572 35,02

2 Chi quản lý hành

chính 1.299 12,7 2.057 13,36 3.025 15,86

Dịch vụ công cộng 314 24,17 567 27,56 675 22,32

Vật tƣ văn phòng 308 23,71 607 29,51 913 30,18

Thông tin, tuyên

truyền, liên lạc 135 10,4 233 11,33 328 10,84

Các khoản thuê mƣớn 542 41,72 650 31,6 1.109 36,66

3 Hội nghị 57 0,56 236 1,53 270 1,41

4 Công tác phí 152 1,49 512 3,32 548 2,87

6 Chi mua sắm, sửa chữa

thường xuyên TSCĐ 115 1,13 415 2,7 230 1,2

7 Chi nghiệp vụ chuyên

môn 289 2,82 538 3,49 575 3,01

8 Các khoản chi khác 627 6,13 982 6,38 1.386 7,26

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo quyết toán của Cục An toàn thực phẩm các năm từ 2012 đến 2014)

Từ số liệu chi tiết tại bảng số 3.3 nêu trên, ta thấy tổng nguồn chi thƣờng xuyên giao tự chủ của Cục An toàn thực phẩm năm sau tăng hơn so với năm trƣớc. Các chi thanh toán cá nhân hàng năm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi NSNN hoạt động thƣờng xuyên thực hiện tự chủ: năm 2012 là 7.689 trđ chiếm tỷ trọng 75,17% ; sang năm 2013 là 10.660 trđ chiếm 69,22% tổng chi thƣờng xuyên (tăng 2.971 trđ so với năm 2012 tƣơng đƣơng tăng 38,64%); năm 2014 tổng số chi quyết toán các khoản chi thanh toán cá nhân là 13.056 trđ chiếm tỷ trọng 68,39% so với tổng chi thƣờng xuyên (tăng 2.396 trđ so với năm 2013 tƣơng đƣơng 22,48%). Trong đó: Chi tiền lƣơng, các khoản phụ cấp lƣơng và các khoản đóng góp theo lƣơng năm 2013 tăng so với 2012 là 1.201 trđ, năm 2014 tăng so với năm 2013 là 1.284 trđ. Các khoản chi khen thƣởng thƣờng xuyên và thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức cũng đƣợc tăng lên; chi khen thƣởng năm 2013 tăng 94 trđ so với 2012 và năm 2014 tăng 5 trđ so với năm 2013; khoản chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức cũng tăng từ 2.722 trđ (chiếm tỷ trọng 35,4%) trong năm 2012 lên tới 3.960 trđ (chiếm 37,15% tổng chi thƣờng xuyên) năm 2013 và 4.372 trđ (chiếm tỷ trọng 35,02%) vào năm 2014. Nhìn chung các khoản thanh toán cho cá nhân tại đơn vị vẫn đảm bảo đời sống cho cán bộ công chức trong đơn vị, thu nhập của cán bộ công chức ngày càng tăng thêm góp phần cải thiện đời sống.

Số chi quyết toán các khoản chi quản lý hành chính năm 2013 (2.057 trđ chiếm tỷ trọng 13,36%) tăng 758 trđ so với năm 2012 tƣơng ứng mức tăng là 58,35%; số chi quản lý hành chính năm 2014 (3.025 trđ chiếm tỷ trọng 17,05%) tăng 968 trđ so với năm 2013. Trong đó chi dịch vụ công cộng năm 2013 là 567 trđ (tăng so với năm 2012 là 253 trđ), năm 2014 tăng so với năm 2013 là 108 trđ, chiếm 22,32%. Chi vật tƣ văn phòng phẩm có sự tăng mạnh trong năm 2013 lên đến 607 trđ chiếm 29,51% tổng chi, nhiều hơn so với năm 2012 là 253 trđ và năm 2014 là 913 trđ chiếm 30,18%, tăng so với năm 2013

là 306 trđ. Điều nay là do trong năm 2013 và 2014 đơn vị có sự thay đổi về mức khoán văn phòng phẩm trong quy chế chi tiêu nội bộ cho từng cá nhân, tăng từ 50.000đ/ngƣời năm 2012 lên 150.000/ngƣời vào năm 2013. Trong năm 2013 đơn vị có tiến hành lấy ý kiến, xây dựng dự thảo sửa đổi quyết đinh 80/2005/QĐ-BTC xây dựng lại mức phu phí, lệ phí an toàn vệ sinh thực phẩm, vì vậy cần tiến hành thuê chuyên gia, lấy ý kiến đóng góp sửa đổi thông tƣ nên chi thuê mƣớn có sự tăng đột biến so với các năm sau.

Các khoản chi công tác phí cũng có sự tăng đột biến trong năm 2013, từ 152 trđ (chiếm tỷ trọng 1,49%) năm 2012 lên 512 trđ (chiếm tỷ trọng 3,32%) năm 2013, tăng lên 360 trđ, đây là do trong năm này đơn vị tiến hành đi lấy ý kiến dự thảo sửa đổi quyết định 80 ở các địa phƣơng nên có sự gia tăng về chi công tác phí.

Đối với chi mua sắm, sữa chữa thƣờng xuyên TSCĐ của đơn vị trong các năm là: năm 2012 chi 115 trđ chiếm 1,13% tổng chi, năm 2013 chi 415 trđ chiếm tỷ trọng 2,7%, năm 2014 chi 230 trđ chiếm tỷ trọng 1,2%. Năm 2011 do có Nghị quyết 11/2011/NQ-CP ngày 9/11/2011 đã hạn chế mua sắm, sữa chữa TSCĐ nên trong năm 2012 đơn vị không mua sắm, sữa chữa nhiều TSCĐ.

Chi nghiệp vụ chuyên môn tại đơn vị năm 2012 là 289 trđ (chiếm tỉ trọng 2,82%); năm 2013 là 538 trđ (chiếm tỉ trọng 3,49%) và năm 2014 là 575 trđ (chiếm tỷ trọng 3,01%), trong đó chủ yếu tăng là do triển khai các hoạt động do Bộ Y tế giao thực hiện nhƣ: chuẩn bị về an toàn thực phẩm và tài liệu có liên quan cho Hội nghị cấp cao, tổ chức hội nghị liên ngành về an toàn thực phẩm…

Công tác quản lý chi kinh phí thƣờng xuyên thực hiện tự chủ tại Cục An toàn thực phẩm đƣợc thực hiện căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao và khả năng nguồn tài chính của đơn vị. Đối với các khoản chi thƣờng xuyên thì Cục trƣởng đƣợc quyền quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động

nghiệp vụ nhƣng tối đa không vƣợt mức chi do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quy định. Căn cứ vào tính chất công việc thủ trƣởng đơn vị quyết định mức khoán chi phí cho từng bộ phận, phòng ban, ví dụ: trong quy chế chi tiêu của đơn vị có quy định mức khoán văn phòng phẩm cho từng cá nhân, mức tiêu hao xăng dầu cho từng xe ôtô của Cục... Đối với quyết định đầu tƣ xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định khác có liên quan. Việc sử dụng TSCĐ cũng đƣợc tiến hành rà soát, xây dựng các quy định về sử dụng xe, quy định về sửa chữa xe; xây dựng định mức tiêu hao xăng dầu; kết hợp nhu cầu sử dụng xe để sắp xếp bố trí các chuyến công tác hợp lý; thực hiện ghi chép, xác nhận lịch trình xe chính xác, kịp thời…

Đơn vị trả tiền lƣơng cho ngƣời lao động theo đúng cấp bậc và chức vụ Nhà nƣớc quy định. Khi Nhà nƣớc có sự điều chỉnh các quy định về tiền lƣơng thì đơn vị tuân theo chế độ nhà nƣớc quy định và có sự xắp sếp nguồn kinh phí để chi trả khoản tăng thêm do chế độ Nhà nƣớc quy định. Đơn vị cũng tăng thu, tiết kiệm chi nhằm tạo ra phần tiết kiệm đƣợc để chi tăng thu nhập cho CBCC, chi khen thƣởng cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị, chi phúc lợi, trợ cấp khó khăn đột xuất cho ngƣời lao động, chi tăng cƣờng cơ sở vật chất.

3.2.2.2. Thực trạng quản lý nguồn kinh phí giao không thực hiện chế độ tự chủ

Ngoài kinh phí NSNN cấp để đảm bảo chi hoạt động thƣờng xuyên, hàng năm Cục An toàn thực phẩm còn đƣợc NSNN bố trí kinh phí đối với các khoản chi không thƣờng xuyên để thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia về an toàn vệ sinh thực phẩm, nghiên cứu khoa học, chi đầu tƣ tăng cƣờng cơ sở vật chất, thực hiện nhiệm vụ không thƣờng xuyên khác.

Đối với nguồn kinh phí không thƣờng xuyên này các mức chi đƣợc đơn vị căn cứ theo các văn bản pháp luật quy định. Nhƣ nguồn kinh phí chƣơng

trình mục tiêu quốc gia về an toàn vệ sinh thực phẩm đơn vị chi theo các mức chi trong Thông tƣ 12/2008/TTLT-BTC-BYT ngày 31/1/2008 hƣớng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu trong bảng 3.4 ta thấy số chi quyết toán nguồn kinh phí không thƣờng xuyên của Cục An toàn thực phẩm tăng lên theo từng năm, cả về dự toán phân bổ lẫn chi thực hiện. Trong đó dự toán cấp năm 2012 là 53.610 trđ, năm 2013 là 55.468 trđ tăng 12,55% tƣơng đƣơng 6.729 trđ, năm 2014 là 60.432 trđ tăng 4.964 trđ tƣơng đƣơng 8,95%. Tổng chi thực hiện năm 2012 là 52.780 trđ, số chi thực hiện năm 2013 là 55.420 trđ tăng 5% tƣơng đƣơng số tuyệt đối là 2.640 trđ, số chi thực hiện năm 2014 là 60.432 trđ tăng 5.012 trđ tƣơng đƣơng 9,04%.

Bảng 3.4 Tổng chi nguồn kinh phí không thƣờng xuyên 2012 - 2014 của Cục An toàn thực phẩm Đơn vị: triệu đồng NỘI DUNG 2012 2013 2014 Dự toán phân bổ Thực hiện TH/PB (%) Dự toán phân bổ Thực hiện TH/PB (%) Dự toán phân bổ Thực hiện TH/PB (%) Tổng chi 53.610 52.780 98,45 55.468 55.420 99,91 60.432 60.432 100,00 Chi CTMTQG 50.147 49.940 99,59 52.748 52.748 100,00 59.725 59.725 100,00 NCKH 2.540 2.300 90,55 2.100 2.080 99,05 Chi không TX 923 540 80,08 620 592 95,48 707 707 100,00 Tỷ trọng CTMT/Tổng 93,54 94,62 95,1 95,18 98,83 98,83 Tỷ trọng NCKH/Tổng 4,74 4,36 3,79 3,75 - - Tỷ trọng KTC/Tổng 1,72 1,02 1,11 1,07 1,17 1,17

Có thể thấy nguồn kinh phí không thƣờng xuyên của Cục An toàn thực phẩm tăng cả về quy mô lẫn cơ cấu qua các năm. Trong đó nguồn kinh phí Chƣơng trình mục tiêu quốc gia chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn kinh phí của đơn vị. Năm 2012, dự toán cấp là 50.147 trđ chiếm tỷ trọng 93,54%, chi thực hiện là 49.940 trđ chiếm 94,62% tổng chi thực hiện. Năm 2013 nguồn này đƣợc cấp 52.748 trđ (chiếm 95,1% tổng dự toán cấp) và chi hết 52.748 trđ, giải ngân nguồn này lên đến 100%. Tƣơng tự năm 2014 dự toán cấp là 59.725 trđ, chi thực hiện hết, giải ngân lên đến 100%.

Bên cạnh đó nguồn kinh phí không thƣờng xuyên còn bao gồm kinh phí nghiên cứu khoa học và kinh phí chi không thƣờng xuyên khác. Hai nguồn này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi không thƣờng xuyên của đơn vị. Nhƣ nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học đƣợc cấp theo đề tài khoa học và kết thúc vào năm 2013; với dự toán cấp năm 2012 là 2.540 trđ (chiếm tỷ trọng 4,74%) và thực hiên đƣợc 2.300 trđ (tƣơng đƣơng 4,36%); năm 20113 nguồn này đƣợc cấp 2.100 trđ (chiếm 3,79%) và thực hiện đƣợc 2.080 trđ (chiếm 3,75%). Nguồn chi không thƣờng xuyên khác cũng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kinh phí không thƣờng xuyên của đơn vị; năm 2012 đƣợc cấp là 923 trđ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại cục an toàn thực phẩm (Trang 54 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)