CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý tài chính tại Cục An toàn thực phẩm
3.3.1. Ưu điểm
Thực hiện quy định của Luật NSNN, các văn bản pháp luật liên quan và chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng nguồn tài chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, công tác quản lý sử dụng tài chính công tại Cục An toàn thực phẩm đã đạt đƣợc những thành tựu chủ yếu sau:
Thực hiện các khoản thu, chi tài chính theo các quy định hiện hành, thực hiện đúng theo các tiêu chuẩn, định mức,…
Đơn vị khi đƣợc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính đã chủ động sử dụng kinh phí NSNN giao hiệu quả hơn để thực hiện nhiệm vụ; đồng thời chủ động sử dụng tài sản, nguồn nhân lực để phát triển và nâng cao chất lƣợng dịch vụ, tạo điều kiện tăng nguồn thu.
Cục đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ để tăng cƣờng công tác quản lý tài chính trong nội bộ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy phát triển hoạt động sự nghiệp, khai thác nguồn thu, tăng thu, tiết kiệm chi, do vậy nhiều đơn vị đã tiết kiệm chi thƣờng xuyên góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ công.
Công tác lập, phân bổ, giao, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách đảm bảo tuân thủ đúng quy trình, thủ tục , thời gian. Trong đó công tác lập dự toán các nội dung, khoản chi đã từng bƣớc gắn với nội dung công việc cụ thể.
Công tác công khai dự toán đƣợc giao, quyết toán kinh phí sử dụng hàng năm đã đƣợc đơn vị thực hiện đi vào nề nếp, tạo điều kiện cho tất cả CBCC trong cơ quan tham gia vào quá trình sử dụng, giám sát việc điều hành, sử dụng kinh phí của đơn vị; góp phần đảm bảo công bằng, minh bạch trong quản lý, sử dụng nguồn tài chính công tại đơn vị.
Nhìn chung kết quả thu sự nghiệp đều tăng, tỷ lệ tự đảm bảo kinh phí chi thƣờng xuyên đạt từ 70-80%. Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, đơn vị đã đổi mới phƣơng thức hoạt động, tiết kiệm chi, thu nhập đã từng bƣớc đƣợc nâng cao. Nguồn thu sự nghiệp, cùng với nguồn kinh phí tiết kiệm chi thƣờng xuyên, đã góp phần bảo đảm bù đắp nhu cầu tiền lƣơng tăng thêm cho cán bộ, công chức.
3.3.2. Hạn chế
Bên cạnh những mặt tích cực, kết quả đạt đƣợc thì trong quá trình quản lý tài chính tại Cục An toàn thực phẩm còn một số hạn chế nhƣ sau:
- Lực lƣợng cán bộ quản lý tài chính của Cục còn chƣa thực sự ổn định, do đó chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ chuyên môn trong khi đó quy mô ngân sách, số lƣợng, giá trị tài sản ngày một lớn, yêu cầu công tác quản lý ngày càng chặt chẽ và phải đƣợc nâng cao nên đã làm giảm tính hiệu quả quản lý.
- Quản lý, sử dụng các quỹ còn tình trạng chƣa xây dựng mức trích lập quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng ổn định thu nhập và quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Chƣa quy định cụ thể về đối tƣợng chi, mức chi. Tại các đơn vị đều chƣa xây dựng tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiện vụ đƣợc giao nhƣ khối lƣợng công việc hoàn thành trong năm, chất lƣợng công việc hoàn thành… nên việc chi trả thu nhập tăng thêm trong năm đều tính theo hệ số chức vụ cấp bậc công tác và bình bầu A,B,C… Nhiều khoản chi thƣờng xuyên phát sinh nhƣng chƣa đƣợc qui định cụ thể trong qui chế chi tiêu nội bộ mà thực hiện theo quyết định của thủ trƣởng đơn vị, dẫn tới hạn chế về tính công khai, dân chủ trong quá trình quản lý tài chính...
- Lập và giao dự toán chƣa sát với thực tế: Tại đơn vị, chƣa xác định rõ cơ cấu nguồn thu và khả năng tự bảo đảm chi thƣờng xuyên, để làm cơ sở xác định chính xác mức hỗ trợ của NSNN. Đơn vị lập dự toán thu, chi NSNN vẫn mang theo tâm lý khi lập dự toán thu chƣa phản ánh hết các nguồn thu, hoặc lập dự toán với số thu thấp hơn số thực thu năm trƣớc, nội dung chi cao hơn để đƣợc tăng hỗ trợ từ NSNN, lập dự toán chi cao hơn số quyết toán các năm trƣớc liền kề, nhƣng không có thuyết minh và lý giải hợp lý nguyên nhân tăng. Việc phân bổ ngân sách theo số lƣợng biên chế đƣợc giao của đơn vị không khuyến khích đơn vị thực hiện tinh giảm biên chế. Nếu chỉ áp dụng định mức phân bổ ngân sách theo biên chế hiện có mà chƣa quan tâm đến nhiệm vụ cụ thể của đơn vị sẽ dẫn đến hiện tƣợng cơ quan không đủ nguồn lực tài chính phục vụ nhiệm vụ chuyên môn
- Công tác quyết toán còn đơn thuần mang tính kiểm tra tài chính, xem xét kinh phí đƣợc giao trong năm của đơn vị còn thừa hay thiếu, các nội dung chi, khoản chi có chấp hành theo đúng quy định của nhà nƣớc… mà chƣa đánh giá hiệu quả sử dụng kinh phí gắn với chất lƣợng, khối lƣợng công việc thực hiện và mức độ hoàn thành.
- Chất lƣợng báo cáo quyết toán NSNN hàng năm của đơn vị còn thấp, chủ yếu đảm bảo số lƣợng mẫu biểu báo cáo, các nội dung thuyết minh quyết toán còn sơ sài, chƣa phản ánh và đánh giá đầy đủ tình hình quản lý và sử dụng kinh phí, khối lƣợng và chất lƣợng công việc.
- KBNN là cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát các khoản chi từ kinh phí NSNN; tuy nhiên quy trình, thủ tục kiểm soát tại KBNN còn chƣa thống nhất đã ảnh hƣởng đến tiến độ triển khai thực hiện công việc
- Kinh phí hành chính giao tự chủ theo định mức còn thấp hơn so với mặt bằng giá cả thực tế, bình quân chi lƣơng đã chiếm tỷ trọng lớn trong định mức phân bổ dự toán nên nếu không có nguồn thu phí, lệ phí thì hầu nhƣ đơn vị không có thể tiết kiệm để giải quyết thu nhập tăng thêm.
3.3.3. Nguyên nhân
Đối với cơ quan quản lý hành chính nhà nước
- Tại đơn vị chƣa có hƣớng dẫn cụ thể xây dựng các tiêu chí cơ bản để làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Ví dụ: Chính phủ ban hành Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính nhà nƣớc nhƣng mới chỉ dừng lại ở nội dung thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhƣng chƣa có văn bản hƣớng dẫn đƣa ra các tiêu chí để xác định đƣợc việc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đạt hiệu quả cao hay thấp…
- Một số chính sách, chế độ tiêu chuẩn, đinh mức chi tiêu chƣa đƣợc ban hành đồng bộ gây thiếu thống nhất hoặc không còn phù hợp với thực tế nhƣng chậm đƣợc điều chỉnh, gây khó khăn cho công tác điều hành, thực hiện hoạt động của đơn vị.
- Chƣa có quy định về thu, chi tài chính và cơ chế tự chủ tài chính phù hợp với đặc thù hoạt động của Cục An toàn thực phẩm.
Đối với cơ quan quản lý cấp trên
- Chƣa ban hành các chỉ tiêu cơ bản để làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phù hợp với từng loại hình, lĩnh vực quản lý của các cơ quan hành chính thực hiện tự chủ, trong đó có Cục An toàn thực phẩm. Do đó, công tác đánh giá hiệu quả sử dụng kinh phí hàng năm mới dừng ở mức so sánh, đánh giá giữa tổng kinh phí thực hiện với dự toán đƣợc giao, giữa nội dung phê duyệt với nội dung triển khai, chƣa thực hiện đánh giá kết quả, chất lƣợng công việc hoàn thành so với số kinh phí thực hiện
- Công tác kiểm tra nội bộ còn hạn chế, chƣa có bộ phận kiểm toán nội bộ chuyên trách, chủ yếu công tác kiểm tra nội bộ còn đƣợc tiến hành hình thức, bên cạnh đó kiến nghị còn mang tính tổng quát.
Đối với Cục An toàn thực phẩm
- Đơn vị mới chỉ quan tâm đến kinh phí quản lý hành chính sự nghiệp giao thực hiện tự chủ mà còn chƣa đổi mới quy trình xử lý, giải quyết công việc, tổ chức sắp xếp lực lƣợng lao động… để nâng cao hiệu quả công tác và kinh phí đƣợc giao.
- Công tác xây dựng dự toán còn chƣa gắn với nhiệm vụ, công việc đƣợc giao, mặt khác cán bộ làm công tác quản lý tài chính còn chƣa đƣợc chú trọng.
- Công tác tự kiểm tra còn chƣa đƣợc thƣờng xuyên, liên tục, việc kiểm tra chỉ đƣợc tiến hành khi có kiến nghị, đề xuất.
Những hạn chế trên đây cần phải đƣợc khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Cục An toàn thực phẩm.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Từ các số liệu và tình hình thực tế tại Cục An toàn thực phẩm đã cho thấy công tác quản lý tài chính tại Cục An toàn thực phẩm đã đạt đƣợc những thành tựu chủ yếu nhƣ: Thực hiện các khoản thu, chi tài chính theo các quy định hiện hành, thực hiện đúng theo các tiêu chuẩn, định mức; nguồn tài chính đƣợc sử dụng hiệu quả đáp ứng yêu cầu của cơ quan; quy chế chi tiêu nội bộ đã đƣợc xây dựng và thực hiện; Công tác lập, phân bổ, giao, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách đảm bảo tuân thủ đúng quy trình, thủ tục , thời gian.
Bên cạnh những mặt tích cực, kết quả đạt đƣợc thì trong quá trình quản lý tài chính tại Cục An toàn thực phẩm còn một số hạn chế nhƣ sau: Việc tạo lập và sử dụng các quỹ chƣa rõ ràng, thiếu tính ổn định; Việc tính hệ số thu nhập tăng thêm cho CBCC còn mang nặng tính cào bằng; Lập và giao dự toán chƣa sát với thực tế; Công tác quyết toán còn đơn thuần mang tính kiểm tra tài chính, xem xét kinh phí đƣợc giao trong năm của đơn vị còn thừa hay thiếu, các nội dung chi, khoản chi có chấp hành theo đúng quy định của nhà nƣớc… mà chƣa đánh giá hiệu quả sử dụng kinh phí gắn với chất lƣợng, khối lƣợng công việc thực hiện và mức độ hoàn thành.
Thực trạng trên về quản lý tài chính tại Cục An toàn thực phẩm do nhiều nguyên nhân. Trong đó, có nguyên nhân từ phía cơ quan nhà nƣớc, có nguyên nhân từ phía Bộ Y tế, có nguyên nhân từ chính Cục An toàn thực phẩm.
CHƢƠNG 4
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM
Kết luận về thực trạng công tác quản lý tài chính tại Cục An toàn thực phẩm ở chƣơng 3 là cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Cục An toàn thực phẩm trong chƣơng 4. Quá trình hoàn thiện công tác quản lý tài chính diễn ra song song với quá trình cải cách hành chính và trên cơ sở quán triệt các quan điểm mới trong công tác quản lý tài chính tại Cục An toàn thực phẩm. Ngoài ra, nội dung cuối cùng của chƣơng đề cập tới những khuyến nghị đối với các cấp Lãnh đạo, đối với môi trƣờng pháp lý, cơ sở vật chất, công nghệ thông tin để thực hiện hóa các giải pháp.
4.1. Cải cách hành chính và quan điểm đổi mới quản lý tài chính tại Cục An toàn thực phẩm
4.1.1. Cải cách hành chính tại Cục An toàn thực phẩm
Năm 1986, nền kinh tế - xã hội nƣớc ta lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Thực tế đặt ra cho Đảng ta những thách thức to lớn, đòi hỏi Đảng phải đƣa ra chủ trƣơng, chính sách đúng đắn để xoay chuyển tình thế, đƣa đất nƣớc vƣợt qua khó khăn. Với tinh thần đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra đƣờng lối đổi mới kinh tế, tạo tiền đề cho nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng. Những thành tựu đất nƣớc đạt đƣợc trong quá trình đổi mới đẫ chứng minh đƣợc sự đúng đắn của công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, sự nghiệp đổi mới của đất nƣớc vẫn còn đang tiếp tục bao gồm cả hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc trong đó có quản lý tài chính công cần có những chuyển biến phù hợp để thích ứng với hoạt động kinh tế và không cản trở sự nghiệp đổi mới kinh tế - xã hội.
Triển khai thực hiện cải cách hành chính nhà nƣớc là một công việc hết sức quan trọng và quyết định tới mức độ đổi mới, cải cách nền hành chính nhà
nƣớc. Từ khi thành lập, Cục An toàn thực phẩm đã quan tâm đến việc thực hiện cải cách hành chính trên tất cả các lĩnh vực quản lý, đồng thời thực hiện cả 4 nội dung: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy; đổi mới, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức và cải cách tài chính công. Ngoài ra còn từng bƣớc hiện đại hóa nền hành chính và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành.
Về thể chế hành chính:
Cải cách thể chế là việc làm thiết thực để từng bƣớc hình thành nên định mức, tiêu chuẩn chế độ cho thực hiện các công việc của đơn vị và tự nó sẽ xóa bỏ đi những tiêu chuẩn, chế độ, định mức quá lạc hậu và những tồn tại trong quản lý, sử dụng kinh phí.
Hàng năm Cục ban hành chƣơng trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của đơn vị. Chú trọng các văn bản liên quan đến thủ tục hành chính nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng trong khi giải quyết công việc. Loại bỏ những thủ tục rƣờm rà, chồng chéo. Công tác quản lý kinh phí hành chính đối với các đơn vị HCNN đƣợc Chính phủ ban hành giúp cho việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Cục An toàn thực phẩm phù hợp với thực tế và giản tiện hơn; đây là khía cạnh lớn trong việc thực hiện quy chế dân chủ trong các phòng ban thuộc Cục.
Về tổ chức bộ máy hành chính:
Cục An toàn thực phẩm đã ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng phòng ban thuộc Cục. Phân định rõ trách nhiệm của từng phòng ban, trách nhiệm của tập thể và trách nhiệm của Cục trƣởng, trƣởng các đơn vị. Thực hiện theo nguyên tắc “một việc chỉ giao cho một tổ chức thực hiện” luôn đƣợc tôn trọng và xuyên suốt trong quá trình soạn thảo các quy định này.
Rà soát, điều chỉnh, kiện toàn tổ chức bộ máy theo hƣớng tinh giản, gọn nhẹ, đồng bộ và chuyên môn hóa cao, hƣớng vào mục tiêu chung nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nƣớc.
Đổi mới, cải tiến chế độ làm việc và quan hệ công tác trong cơ quan thông qua việc bố trí, sắp xếp đội ngũ lại đội ngũ CBCC, quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng CBCC trong khi thực thi nhiệm vụ, tác phong, thái độ của CBCC khi làm việc với các tổ chức, đơn vị và với nhân dân; bố trí đầy đủ diện tích làm việc và cải thiện điều kiện làm việc của CBCC, từ đó góp phần tăng năng suất, chất lƣợng, hiệu quả quản lý nhà nƣớc.
Về đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC:
Ngay từ khi mới thành lập Cục An toàn thực phẩm đã tập trung nhận xét, đánh giá năng lực từng cán bộ để bố trí công việc phù hợp để đội ngũ CBCC phát huy hết khả năng, tinh thần trách nhiệm và năng lực chuyên môn cũng nhƣ tính tự giác trong giải quyết, xử lý công việc.
Chú trọng việc cử CBCC, viên chức đi đào tạo, bồi dƣỡng nhằm chuẩn hóa và nâng cao trình độ đội ngũ CBCC.
Từng bƣớc nâng cao đời sống của CBCC để tạo động lực, khuyến khích CBCC yên tâm công tác, tâm huyết với ngành.
Về cải cách tài chính công:
Cục An toàn thực phẩm đã tổ chức thực hiện nghiêm túc Luật Ngân sách Nhà nƣớc, thực hiện cơ chế sử dụng ngân sách theo đúng chế độ. Đẩy