3.2 .Thực Trạng Quản LýTín Dụng Tại Chi Nhánh Tây Nam Hà Nội
4.3.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện chính sách tín dụng
Chi nhánh cần có khâu đánh giá lại tỉ trọng nhóm đối tượng khách mang lại lợi nhuận chính cho chi nhánh, đánh giá thị trường trọng tâm theo chiến lược phát triển chung của ngân hàng và những lợi thế của thị trường khu vực hiện SHB – CN Tây Nam Hà Nội đang hoạt động. Hiện tọa lạc tại khu vực đông dân cư, và nhiều khu văn phòng, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây cũng là kênh khai thác hiệu quả.
Tại chi nhánh nên thành lập bộ phận nghiên cứu thị trường, dự báo về tình hình kinh tế, xã hội trong ngắn và trung hạn. Qua đó, ban lãnh đạo sẽ đánh giá được thị trường nào sẽ là thị trường trọng tâm khai thác. Như trong năm 2018 tới đây, thị trường ô tô đang có xu hướng phát triển mạnh do ảnh hưởng từ chính sách giảm thuế suất thuế nhập khẩu ô tô từ Đông Nam Á xuống còn 0% theo nội dung Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
(ATIGA) đã đến rất gần. Tính đến nửa cuối năm 2017, một số hãng ô tô lớn như TOYOTA, THACO, HYUNDAI… đã có động thái giảm giá trị xe. Điều này ảnh hưởng lớn tới nhu cầu tiêu dùng của người dân, nhận định đây cũng là một trong những kênh khai thác khách hàng hiệu quả, do vậy chi nhánh nên có các chính sách hợp tác với các công ty, showroom, đại lý kinh doanh ôtô để cấp tín dụng cho nhóm đối tượng chuyên biệt như vậy.
Bên cạnh việc phát triển đối tượng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ thì chi nhánh cũng cần có định hướng tập trung vào phát triển dư nợ của các KHDN lớn, các tập đoàn kinh tế, tổn công ty đang đầu tư các dự án kinh doanh có nguồn vốn ổn định, hiệu quả để tài trợ vốn.
Giải pháp về chính sách tín dụng nội bộ
Tích cực triển khai đẩy mạnh các sản phẩm tín dụng mới để mở rộng thị phần tín dụng đối với các khách hàng tốt đang quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng, có lịch sử tín dụng tốt. Chi nhánh cần đánh giá khách hàng để từ đó trình ban lãnh đạo ngân hàng các cơ chế ưu đãi lãi suất, ưu đãi về điều kiện cho vay thích hợp.
Chính sách lãi suất: Trong tình hình chạy đua lãi suất như hiện nay, thì ngân hàng cần có chính sách tín dụng phù hợp để đảm bảo nguồn lợi nhuận thu được cho ngân hàng đồng thời giảm thiểu rủi ro cho hoạt động ngân hàng. Hiện nay, mức lãi suất của chi nhánh mới căn cứ vào kỳ hạn và mục đích vay của khách hàng chưa căn cứ vào mức độ uy tín của khách hàng và loại TSBĐ, trong khi đây là yếu tố quan trọng quyết định tới mức độ rủi ro tín dụng của khoản vay. Chi nhánh cần xây dựng lại chính sách lãi suất tham chiếu thêm hai yếu tố này để xác định mức lãi suất phù hợp và cạnh tranh cho chi nhánh.
Chính sách về khách hàng: Việc phát triển mở rộng thị phần, thu hút khách hàng mới mà vẫn đảm bảo giữ chân được khách hàng cũ là bài toán mà các nhà quản lý phải tính toán trong tình hình cạnh tranh mạnh như hiện nay.
Việc tạo ra các buổi gặp mặt chăm sóc khách hàng của đội ngũ chuyên viên tín dụng để vừa hiểu tình hình khách hàng vừa duy trì mối quan hệ giữa ngân hàng – khách hàng.
Chính sách bán chéo sản phẩm: Tạo ra sự phong phú trong các sản phẩm phục vụ khách hàng sẽ giúp cho nhu cầu của khách hàng ngày càng được đáp ứng đầy đủ, chất lượng dịch vụ khách hàng ngày một được nâng cao. Ví dụ như: đối với các doanh nghiệp lớn, bên cạnh việc cung cấp các sản phẩm tín dụng: cho vay, bảo lãnh, …. Thì có các sản phẩm bán chéo và có chế độ ưu đãi cho những đối tượng này như: mở tài khoản thanh toán, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ trả lương có thể xem xét đến việc giảm phí sử dụng các dịch vụ bán chéo này. Trên thực tế, lợi nhuận đem lại từ việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng chiếm một t trọng không nhỏ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.