CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4 MÔ TẢ CÁC PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN TRONG ĐỀ TÀI
2.4.1 Phƣơng pháp thống kê
Phương pháp thống kê là một hệ thống các phƣơng pháp (thu thập, tổng
hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu) nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định.
Phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng phổ biến trong Chƣơng 3 và Chƣơng 4. Số liệu thống kê nguồn vốn cấp cho các công trình xây dựng hạ tầng giao thông do UBND Thành phố làm chủ đầu tƣ theo các năm khảo sát; tình hình triển khai các thủ tục đầu tƣ và tiến độ thi công, giải ngân của các dự án, những nội dung công tác có ảnh hƣởng chủ yếu tới quá trình sử dụng vốn
đầu tƣ; Số liệu về nguồn vốn cũng nhƣ số lƣợng các dự án đầu tƣ nhằm cung cấp tƣ liệu cho việc phân tích, so sánh, đánh giá sự phù hợp giữa nguồn vốn đầu tƣ và nhu cầu đầu tƣ.
2.4.2 Phƣơng pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp phân tích là phƣơng pháp phân chia cái toàn thể của đối
tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.
Phương pháp tổng hợp là phƣơng pháp có cách thức nghiên cứu đối
tƣợng ngƣợc với phƣơng pháp phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.
Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ quy định và
bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tƣợng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng.
Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp đƣợc sử dụng trong toàn bộ luận văn. Tuy nhiên, phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu ở Chƣơng 1, Chƣơng 3 và Chƣơng 4 - Phân tích thực trạng công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông dựa trên các yêu cần, nhu cầu, sự cần thiết đầu tƣ của các dự án. Từ các thông tin đƣợc thu thập, tiến hành phân tích để đƣa ra các giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng công tác quản lý các dự án đầu tƣ bằng vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn.
2.4.3 Phƣơng pháp logic - lịch sử
Phương pháp logic là phƣơng pháp nghiên cứu tổng quát các sự kiện,
hiện tƣợng lịch sử, loại bỏ các yếu tố ngẫu nhiên, không cơ bản để làm bộc lộ bản chất, tính tất yếu và quy luật vận động và phát triển khách quan của sự kiện, hiện tƣợng lịch sử đang “ẩn mình” trong các yếu tố tất nhiên lẫn ngẫu nhiên phức tạp ấy.
Phương pháp lịch sử là phƣơng pháp tái hiện trung thực bức tranh quá
khứ của sự vật, hiện tƣợng theo đúng trình tự thời gian và không gian nhƣ nó đã từng diễn ra (quá trình ra đời, phát triển, tiêu vong).
Phƣơng pháp lô gic đƣợc sử dụng để xây dựng khung khổ lý thuyết về quản lý vốn đầu tƣ xây dựng. Phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng để nghiên cứu kinh nghiệm QLDA đầu tƣ xây dựng trên địa bàn. Sử dụng kết hợp phƣơng pháp lô gích và phƣơng pháp lịch sử đƣợc thể hiện tập trung nhất trong cấu trúc toàn bộ luận văn, đặc biệt trong nghiên cứu Chƣơng 1 và Chƣơng 3.
CHƢƠNG 3:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ
(GIAI ĐOẠN 2010-2015).