Một số kinh nghiệm quản lý thu,chi ngân sách nhà nước của một số địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách tại huyện di linh tỉnh lâm đồng (Trang 31 - 33)

địa phương.

1.4.1.Thành phố Đà Lạt

Thành phố Đà lạt, là trung tâm kinh tế - chính trị - hành chính của tỉnh Lâm đồng, đây cũng là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước với dân số khoảng 192 ngàn người, gồm có 12 phường và 3 xã. Cơ cấu kinh tế được xác định là: dịch vụ du lịch - công nghiệp - nông lâm nghiệp.

Công tác quản lý thu thuế, phí và lệ phí được thực hiện như sau: trên cơ sở đề án ủy nhiệm thu được UBND tỉnh phê duyệt, Chi cục thuế thực hiện quản lý thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh đối với các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh có doanh thu lớn, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền thuê đất,thu cấp quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ; cấp xã, phường tổ chức thu thuế nhà đất, môn bài từ bậc 4 đến bậc 6, thuế công thương nghiệp đối với hộ kinh doanh nhỏ, người trực tiếp thực hiện ủy nhiệm thu và xã, phường được trích tỷ lệ hoa hồng ủy nhiệm thu từ kinh phí của Chi cục thuế.

Việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cũng như tỷ lệ điều tiết các khoản thu giữa các cấp ngân sách được thực hiện ổn định trong 4 năm đã từng bước nâng được tính chủ động và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong điều hành ngân sách, tăng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

1.4.2. Huyện Mỹ Tho

Huyện Mỹ tho trực thuộc tỉnh Tiền Giang, đây là đơn vị có số thu ngân sách hàng năm lớn nhất trong các Huyện, thị, Huyện của tỉnh Tiền Giang, với nguồn thu chủ yếu là thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh.

Từ năm 2003 Huyện Mỹ Tho đã thực hiện đề án ủy nhiệm thu đối với một số nguồn thu (thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh đối với hộ các thể, thuế nhà đất, phí …) cho UBND xã, phường thực hiện. Việc này đã mang lại hiệu quả đáng kể, tăng cường được sự quan tâm chỉ đạo của UBND các xã, phường trong công tác thu ngân sách, khai thác tốt nguồn thu, tập trung số thu đầy đủ, kịp thời vào ngân sách, hạn chế nợ đọng, thất thu và sót hộ.

Trong quản lý chi đầu tư đã tiến hành phân cấp vốn đầu tư dưới hình thức bổ sung có mục tiêu cho các xã, phường (năm 2005 là 150 tr.đồng/đơn vị/năm, năm 2006 là 200 tr.đồng/đơn vị/năm) đã giúp cho các xã, phường từng bước nâng cao năng lực quản lý đầu tư, hạ tầng kỹ thuật giao thông nông thôn từng bước được cải thiện.

Việc xác định số bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu cho các xã, phường đảm bảo hợp lý, công bằng,có cơ sở, phù hợp với khả năng ngân sách theo hướng phân cấp mạnh cho cơ sở. Đến cuối năm 2006 chỉ còn 3/15 đơn vị còn nhận bổ sung cân đối.

Qua nghiên cứu công tác quản lý thu chi ngân sách ở hai địa phương trên có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Hầu hết các địa phương đều tăng cường thực hiện công tác ủy nhiệm thu, điều này vừa tăng thu được cho ngân sách về thuế, chống thất thu sót hộ, đồng thời tăng cường trách nhiệm của các xã, phường trong công tác thu ngân sách. - Coi việc thực hiện công khai tài chính ngân sách các cấp là biện pháp để tăng cường giám sát của cán bộ, công chức và nhân dân trong việc quản lý sử dụng ngân sách ở địa phương, đơn vị, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách.

- Đẩy mạnh thực hiện việc khoán biên chế và quỹ lương, coi đây là biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác của bộ máy hành chính, tăng cường trách nhiệm của cán bộ công chức trong thực thi nhiệm vụ đồng thời tăng thu nhập cho cán bộ công chức.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DI LINH GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách tại huyện di linh tỉnh lâm đồng (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)