2.1. Đặc điểm, tình hình kinh tế, xã hội của huyện Di linh
2.1.2. Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp:
Sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp có sự phát triển khá, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư. Giá trị sản xuất tăng bình quân 26,7%/năm; đến năm 2010 giá trị sản xuất đạt 575 tỷ đồng (giá cố định năm 1994) tăng 2,4 lần so với năm 2006. Trong đó một số loại sản phẩm như chế biến lâm sản, mộc dân dụng, sản xuất gạch, nước sinh hoạt, chế biến chè, khai thác vật liệu xây dựng thông thường có mức tăng khá.
Trong thời gian qua nhiều cơ sở sản xuất được xây dựng và đầu tư công nghệ sản xuất mới, mở rộng quy mô sản xuất như: Các công ty chè đổi mới dây chuyền công nghệ chế biến sản phẩm đạt chất lượng cao, có giá trị xuất khẩu. Công ty cổ phần Hiệp Thành, Công ty TNHH Duy Minh sản xuất gạch tuynen đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị mới vào sản xuất sản phẩm chất lượng cao; Công ty đầu tư và khai thác khoáng sản Bảo Nguyên khai thác và chế biến đá ốp lát; Công ty TNHH Hiệp Phú khai thác và chế biến Betonic; các Công ty TNHH một thành viên: Lâm nghiệp Di Linh, Tam Hiệp và Công ty Lâm nghiệp Bảo Thuận đầu tư dây chuyền sản xuất ván ép thanh, sử dụng nguyên liệu tại chỗ. Các cơ sở chế biến lâm sản sản xuất sản phẩm đa dạng, nhiều loại sản phẩm đáp ứng thị trường người tiêu dùng. Các cơ sở cơ khí nhỏ được đầu tư đi vào hoạt động tạo nhiều sản phẩm cho xã hội... Công nghiệp điện năng bước đầu đang được đầu tư xây dựng như thuỷ điện Đồng Nai 2, Đồng Nai 3; thuỷ điện BOT Bảo Lộc mới đi vào khai thác vận hành. Tính đến năm 2010 có 97% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia.