Phƣơng pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại viện quy hoạch xây dựng hà nội (Trang 31 - 32)

CHƢƠNG 2 : QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin

Trong quá trình thực hiện Luận văn, tác giả chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp và các tài liệu đã công bố từ nhiều nguồn khác nhau, nhằm đạt được mục đích nghiên cứu. Ưu điểm của nguồn dữ liệu này là sẵn có, dễ thu thập, tìm kiếm và không mất nhiều thời gian và không phát sinh nhiều chi phí cho việc thu thập. Các nguồn dữ liệu thứ cấp chủ yếu sau:

- Thứ nhất, nguồn tài liệu cơ bản. Đây chính là các giáo trình, bài giảng, sách tham khảo liên quan đến đề tài.

- Thứ hai, nguồn tài liệu tham khảo có tính kế thừa, bao gồm các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp viện, cấp trường và cấp bộ có liên quan đến đề tài.

- Thứ ba, nguồn tài liệu có tính thời sự và thực tiễn liên quan đến quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ; hệ thống các văn bản pháp luật, chính sách (Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015; Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002; Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006; Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015; Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016; Thông tư số 145/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017; Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06/11/2014; Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013; Quyết định số 23/2008/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội…)

Bên cạnh đó, Luận văn sử dụng nguồn tài liệu từ Báo cáo tài chính, Báo cáo tổng kết của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại viện quy hoạch xây dựng hà nội (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)