Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh phú thọ (Trang 42 - 110)

2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Phú

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Điều kiện kinh tế - xã hội ở tỉnh Phú Thọ có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế, nhất là phát triển nông nghiệp. Cụ thể:

Thứ nhất, về cơ sở hạ tầng.

Hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy. Hệ thống giao thông cho phép đưa sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ đến những thị trường tiêu thụ lớn, nếu khai thác tốt sẽ tạo ra chuỗi liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ nâng cao được giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, giao thông nông thôn còn nhiều khó khăn, nhất là ở vùng núi.

Hệ thống thủy lợi đã được đầu tư xây dựng đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất. Hệ thống kênh, mương được bê tông hóa, hệ thống trạm bơm phục vụ cho sản xuất đã được xây dựng gồm 171 trạm bơm các loại với trên 334 máy bơm có tổng công suất động cơ là 16.984 KW, lưu lượng bơm nhỏ nhất 270 m3/h lớn nhất 8.000 m3/h phục vụ tưới cho 11.716 ha, với 623 hồ đập loại vừa và nhỏ phục vụ tưới cho 12.660 ha. Các công trình đập dâng, phai tạm và các bơm dầu dã chiến phục vụ cho 6.000 ha. Với hệ thống công trình trên, hàng năm có thể cấp nước cho 30.376 ha, ở các mức độ và yêu cầu khác nhau [28, tr. 4].

Hệ thống điện và mạng lưới bưu chính viễn thông đã phát triển rộng khắp trong cả tỉnh, về cơ bản đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội.

Như vậy, cơ sở hạ tầng của tỉnh đã tạo được đầu tư xây dựng tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội. Nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Giao thông còn nhiều khó khăn nhất là ở vùng núi, hệ thống thuỷ lợi của tỉnh đã được đầu tư xây dựng, nhưng mới chỉ cơ bản hoàn thiện ở vùng đồng bằng một phần ở vùng đồi, vùng núi chủ yếu vẫn lệ thuộc vào tự nhiên.

Thứ hai, về dân số và nguồn lao động.

Phú Thọ là một tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, năm 2012 dân số của tỉnh là 1.329.342 người, mật độ dân số bình quân: 376,2 người/km2, hơn 80% dân số thuộc khu vực nông thôn. Số người trong độ tuổi lao động là 830.3000 người, trong đó số người đang làm việc 710.800 người. Số đang lao động trong nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 438.400 người. Lao động trong nông nghiệp chiếm phần lớn trong tổng số lao động của tỉnh.

700 705.6 710.9 448.8 444 438.4 251.2 261.6 272.5 0 100 200 300 400 500 600 700 800 2010 2011 2012 Năm N gh ìn ng ư i Tổng số

LĐ nông, lâm, thuỷ sản LĐ công nghiệp dịch vụ

Biểu đồ 2.1: Lao động trong các ngành kinh tế của tỉnh Phú Thọ

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ Năm 2012

Người lao động có tinh thần cần cù, sáng tạo, có tinh thần đoàn kết, vượt mọi khó khăn. Tuy nhiên, lao động trong nông nghiệp có chất lượng chưa cao, lao động qua đào tạo của tỉnh chiếm 18.7% năm 2012 trong tổng số lao động . Đội ngũ lao động trẻ, có trình độ có xu hướng chuyển sang các lĩnh vực khác. Đây là một khó khăn cho việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, phát triển một nền nông nghiệp chất lượng cao.

2.1.3. Về thị trường tiêu thụ nông sản

Trong những năm qua tỉnh Phú Thọ đã xây dựng nhiều chương trình dự án phát triển thị trường, gắn sản xuất với thị trường, gắn sản xuất với doanh nghiệp chế biến, tìm đầu ra cho nông sản, nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp cận đô thị được đẩy mạnh gắn việc sản xuất với thị trường tiêu thụ ở các địa phương Lâm Thao, Tam Nông…. Gắn sản xuất với các doanh nghiệp được tích cực đẩy mạnh ở một số địa phương như mô hính sản xuất ngô giống, lúa giống ở Lâm Thao, mô hình sản xuất chè gắn với doanh nghiệp chế biến ở Thanh Sơn, Thanh Ba, Yên Lập….

Thông tin thị trường cũng được phổ biến cho nông dân thông qua nhiều phương tiện website của sở nông nghiệp, báo điện tử Phú Thọ, báo nông nghiệp Phú Thọ, hệ thống phát thanh, truyền hình địa phương. Thông qua đó nông dân nắm bắt được những thông tin quan trọng về thị trường nông sản để có kế hoạch phù hợp cho sản xuất. Trong những năm qua tỉnh Phú Thọ đã xây dựng nhiều chương trình dự án phát triển thị trường, gắn sản xuất với thị trường, gắn sản xuất với doanh nghiệp chế biến, tìm đầu ra cho nông sản, nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp cận đô thị được đẩy mạnh gắn việc sản xuất với thị trường tiêu thụ ở các địa phương Lâm Thao, Tam Nông…. Gắn sản xuất với các doanh nghiệp được tích cực đẩy mạnh ở một số địa phương như mô hính sản xuất ngô giống, lúa giống ở Lâm Thao, mô hình sản xuất chè gắn với doanh nghiệp chế biến ở Thanh Sơn, Thanh Ba, Yên Lập….

Thông tin thị trường cũng được phổ biến cho nông dân thông qua nhiều phương tiện website của sở nông nghiệp, báo điện tử Phú Thọ, báo nông nghiệp Phú Thọ, hệ thống phát thanh, truyền hình địa phương. Thông qua đó nông dân nắm bắt được những thông tin quan trọng về thị trường nông sản để có kế hoạch phù hợp cho sản xuất.

Tuy nhiên, cũng giống như tình trạng chung của cả nước đầu ra cho nông sản vẫn là vấn đề không dễ giải quyết ở tỉnh Phú Thọ. Việc phát triển các vùng nông nghiệp hàng hoá trọng điểm, việc đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, việc mở rộng, phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản trong những năm qua đều gặp phải vướng mắc là vấn đề đầu ra cho sản phẩm. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo tính bền vững của nông nghiệp. Phát triển sản xuất nhưng không tìm dược đầu ra cho sản phẩm thì không thể nói tới một quy hoạch bền vững cho quá trình phát triển nông nghiệp.

2.1.4. Về các điều kiện xã hội khác

Chính trị và xã hội ổn định, an ninh trật tự xã hội bảo đảm. Phú Thọ là vùng đất giàu truyền thống, là vùng đất Tổ, cội nguồn của dân tộc Việt Nam với hàng

văn vật với nền văn minh nông nghiệp từ thủa bình minh dựng nước. Với dòng chảy văn hóa cội nguồn, Phú Thọ được coi là vùng đất có hệ thống di tích và lễ hội dày đặc, với khá nhiều danh lam thắng cảnh. Tiêu biểu phải kể đến khu di tích lịch sử đền Hùng, rừng quốc gia Xuân Sơn, nước khoáng nóng Thanh Thủy, đầm Ao Châu....Những điều kiện này nếu biết khai thác cũng sẽ tạo ra động lực cho sự phát triển nông nghiệp bền vững.

Những điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ dù còn nhiều khó khăn cho sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và sự phát triển nông nghiệp và đặc biệt là nông nghiệp bền vững. Nhưng những điều kiện trên về cơ bản đã tạo ra những cơ sở quan trọng, những tiền đề cần thiết để hướng đến phát triển nền nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, phát huy được tiềm năng thế mạnh của tỉnh và hướng đến bảo vệ môi trường.

2.1.5. Đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Phú Thọ

2.1.5.1. Những thuận lợi.

Điều kiện tự nhiên của Tỉnh có nhiều thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp đa dạng phong phú về cơ cấu cây trồng vật nuôi. Với đặc trưng của kiểu địa hình trung du nó cho phéphát triển kinh tế trang trại, kinh tế đồi rừng cùng với đó là phát triển sản xuất lương thực ở các vùng đông bằng

Hệ thống cơ sở hạ tầng: giao thông, thuỷ lợi, thông tin liên lạc…đã được đầu tư phát triển tạo ra sự thuận lợi cho quá trình sản xuất ,vận chuyển và tiêu thụ hàng hóa nông sản.

Nguồn lao động của tỉnh dồi dào và đang ngày càng được đầu tư đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn lao động đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của phát triển nông nghiệp bền vững cũng như yêu cầu của nền kinh tế nói chung

Nhiều dự án, chương trình phát triển thị trường cho việc tiêu thụ sản phẩm đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong tiêu thụ sản phẩm…

2.1.5.2. Những khó khăn.

vùng lớn, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác cũng có trở ngại, điều kiện tự nhiên làm hình thành kiểu kinh tế tự cấp, gây cản chở cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Cơ sở hạ tầng còn thiếu so với yêu cầu của việc phát triển nông nghiệp bền vững. Hệ thống giao thông còn yếu, thiếu nhất là ở khu vực miền núi gây cản trở việc lưu thông hàng hoá nói chung và nông sản nói riêng. Hệ thống thuỷ lợi, hệ thống thông tin cũng còn nhiều bất cập.

Chất lượng lao động nông nghiệp thấp thiếu tư duy về phát triển nông nghiệp bền vững, chịu ảnh hưởng nặng từ tập quán canh tác lạc hậu, chưa nhận thức đúng đắn về vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất

Thị trường tiêu thụ nông sản còn nhiều bất cập, thiếu thông tin, tính bấp bênh cao, thiếu sự liên kết giữa sản xuất với bảo quản, chế biến tiêu thụ, việc tiêu thụ nông sản hiện tại không mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân ngay cả khi giá cả nông sản tăng cao. Trong khi thị trường đầu ra cho nông sản thì bấp bênh, còn thị trường các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp liên tục tăng giá tạo sức ép cho nông dân.

2.2. Thực trạng chính sách phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh Phú Thọ

2.2.1. Đường lối, chính sách cấp quốc gia

Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng của nông nghiệp đối với sự ổn định kinh tế - xã hội, Đảng, Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương chính sách phát triển nông nghiệp.

Tại Đại hội IX của Đảng đã tiếp tục bổ sung, phát triển những quan điểm cơ bản về CNH, HĐH NNNT trong giai đoạn mới. Trong đó, chỉ rõ: Chú trọng điện khí hoá ở nông thôn, phát triển mạnh công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu, cơ khí phục vụ nông nghiệp, công nghiệp gia công và dịch vụ; liên kết nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ trên từng địa bàn và trong cả nước.

Hội nghị Trung ương 5, khoá IX, đã ra Nghị quyết về “Đẩy nhanh công

điểm của Đảng về công nghiệp hoá NNNT được khẳng định trong Nghị quyết Trung ương 5 là sự kế thừa, phát triển những quan điểm đã được xác định trong các nghị quyết của các Đại hội, các Hội nghị Trung ương và của Bộ Chính trị trong thời gian trước đó. Nghị quyết đã xác định những quan điểm, chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp lớn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong những năm tiếp theo. Lần đầu tiên, Đảng ta ra nghị quyết chuyên đề về CNH, HĐH NNNT và đặt trong mối quan hệ với sự phát triển của kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, hợp tác xã, kinh tế tư nhân và với sự phát triển của văn hoá, xã hội. Điều đó thể hiện bước phát triển mới trong nhận thức của Đảng về vị trí, vai trò quan trọng của khu vực kinh tế này đối với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội.

NQ Đại hội X của Đảng đã khẳng định: Song song với việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại gắn với hàng hoá thị trường, cần tiếp tục xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại, công bằng, dân chủ, văn minh. Nhà nước kết hợp với nhân dân sẽ ưu tiên nhiều hơn cho đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn; củng cố và xây dựng mới nhiều hệ thống thuỷ lợi, hồ đập, đê kè ven sông, ven biển, hệ thống cảnh báo, chủ động phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; phát triển giao thông nông thôn, bảo đảm hầu hết các xã có đường ô tô tới khu trung tâm; phát triển, mở rộng mạng lưới điện sản xuất và tiêu dùng, quan tâm cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và giải quyết tốt việc bảo vệ môi trường sinh thái bảo đảm cho nông thôn phát triển theo hướng bền vững.

Quán triệt NQ Đại hội X, Hội nghị Trung ương lần thứ bảy (khóa X) ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 đã nêu một cách toàn diện quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới. Nghị quyết khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò to lớn, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Chính vì vậy các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH. NNNT nước ta còn là khu vực giàu tiềm năng cần khai thác một cách có hiệu quả. Phát triển NNNT và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn không phải chỉ là nhiệm vụ của nông dân, ở khu vực nông thôn mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Xây dựng nông thôn mới là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại ở nông thôn; xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh; Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.

Nghị quyết 24/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hành động của chính phủ thực hiện NQ Hội nghị lần thứ 7 về nông nghiệp, nông thôn, nông dân. NQ này đã cụ thể hoá đường lối của Đảng thành 3 chương trình mục tiêu, 36 đề án và 9 dự án quy hoạch cùng nhiều chính sách liên quan. Đây là một chủ trương lớn thể hiện quyết tâm cao độ để xây dựng nông thôn hiện đại văn minh trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.

Tiếp đó là Quyết định 491/QĐ-TTG ngày 16/4/2009 về ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Nội dung của những CS này là hướng đến phát triển nông nghiệp hiện đại, nâng cao thu nhập cho người nông dân, nâng cao dân trí, đời sống tinh thần cho nông dân, hướng đến nền nông nghiệp bảo vệ môi trường, tài nguyên….

Để hướng đến phát triển bền vững Chính phủ đã ban hành định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam (chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Trong đó nông nghiệp cũng là lĩnh vực được ưu tiên nhằm phát triển bền vững. trong đó đã chỉ rõ những hoạt động ưu tiên để phát triển nông nghiệp bền vững bao gồm những điều kiện về luật pháp, về kinh tế và về kỹ thuật công nghệ

Cùng với đó là rất nhiều CS khác để phát triển nông nghiệp, như CS đào tạo nghề cho lao động nông thôn, CS phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,

CS tín dụng phục vụ phát triển nông thôn, CS hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nông thôn miền núi…Những CS nông nghiệp này đã tạo ra môi trường vĩ mô thuận lợi cho sự phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh phú thọ (Trang 42 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)