Các Đơn vị Số lƣợng
Ban Giám Hiệu 04
Phòng Hành chính – Tổng Hợp 12 Phòng Tài chính Kế Toán 14 Phòng Tổ chức Cán bộ 03 Phòng Nghiên cứu Khoa học và Hợp tác Quốc Tế 07 Phòng Quản lý Đào tạo 18 Phòng Khảo Thí và đảm bảo chất lượng giáo dục 05 Phòng Quản trị vật tư 09 Phòng Quản lý học sinh-sinh viên 08
Cộng 80
(Nguồn: phòng Tổ chức Nhân sự trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà nẵng)
Tuổi đời bình quân của cán bộ viên chức tại trường năm 2012 là 32 tuổi, trong đó cán bộ chiếm dưới 30 tuổi chiếm hơn 50% tổng số cán bộ viên chức. Do vậy, có thể nói Trường có lực lượng lao động trẻ, năng động, sáng tạo. Có khả năng thích ứng với môi trường làm việc cường độ cao, nhanh nhạy trong việc tìm hiểu, tiếp thu những kiến thức mới.
Chất lượng cán bộ viên chức, cán bộ chủ chốt, cấp quản lý ngày càng được nâng cao, trường thường xuyên cử cán bộ tham dự các khóa đào tạo nâng cao, các hội thảo chuyên ngành do sở ban ngành tổ chức.
* Điểm yếu
Lực lượng cán bộ trẻ còn hạn chế về kinh nghiệm giảng dạy, cách thức soạn thảo giáo án, phong cách làm việc thiếu chuyên nghiệp, tinh thần làm việc năng nổ nhưng thiếu sâu sắc, kỹ năng giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho sinh viên chưa đạt được hiệu quả mong muốn.
Cán bộ viên chức nhà trường hầu hết là người địa phương khác đến công tác , do vậy làm giảm khả năng quảng bá hình ảnh nhà trường đến người dân địa phương, bị chi phối về: nơi sinh hoạt, mức thu nhập; nếu trường đã có khả năng thu hút nhân tài về làm việc thì cũng phải có khả năng giữ người tài, tránh hiện trang chảy máu chất xám sang các đối thủ cạnh tranh như tham gia giảng dạy thêm tại các trường đó, hoặc chuyển công tác dẫn đến giảm uy thế cạnh tranh của Trường.
Trình độ chuyên môn của lực lượng cán bộ hành chính phục vụ còn khá thấp, phần lớn là trình độ trung cấp nên có nhiều hạn chế về xử lý công việc, thời gian xử lý và kết quả hoàn thành, đồng thời sẽ khó phù hợp với qui mô ngày càng phát triển của Trường.
Bảng mô tả công việc cụ thể cho từng cán bộ nhân viên chưa được xây dưng nên cách thức tổ chức hoạt động, điều hành công việc thiếu ổn định, thiếu chuyên nghiệp, chất lượng công việc chưa cao.
3.3.3 Quản lý Đào tạo
3.3.3.1 Mô hình đào tạo của Trƣờng
- Đào tạo Đại học 3 ngành:
Cử nhân Điều dưỡng (Điều dưỡng đa khoa, Điều dưỡng Hộ sinh, Điều dưỡng gây mê hồi sức, Điều dưỡng nha).
Cử nhân kỹ thuật Y học (Xét nghiệm, Chuẩn đoán hình ảnh, Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng)
Đại học Dược.
- Đào tạo cao đẳng 8 ngành: (Điều dưỡng đa khoa, Điều dưỡng Hộ sinh, Điều dưỡng gây mê hồi sức, điều dưỡng nha, kỹ thuật Xét nghiệm, kỹ thuật Chẩn đoán hình ảnh, Kỹ thuật vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng, Cao đẳng Dược). - Đào tạo trung cấp 10 ngành: Điều dưỡng đa khoa, điều dưỡng Hộ sinh, Điều dưỡng Gây mê hồi sức, Điều dưỡng Nha, Kỹ thuật xét nghiệm, Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, kỹ thuật Vật lý trị liệu/phục hồi chức năng, Y sỹ định hướng, Dược sỹ trung cấp
3.3.3.2 Chương trình Đào tạo của các khoa
Khoa Điều dưỡng (5 Bộ môn: Điều dưỡng hộ sinh, Điều dưỡng gây mê hồi sức, Điều dưỡng cơ bản, Điều dưỡng Chuyên khoa, Điều dưỡng người cao tuổi, Điều dưỡng Nha).
Khoa Kỹ thuật Y học (6 bộ môn: Hình ảnh y học, Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng, Sinh hóa, Huyết học, Vi sinh, Ký sinh trùng)
Khoa Dược (5 Bộ môn: Hóa dược-Dược lý-Dược lâm sàng, Bào chế- Công nghiệp sản xuất dược, Dược liệu-Thực vật-Dược học cổ truyền, Quản lý kinh tế dược, Kiểm nghiệm thuốc )
Khoa Y (5 Bộ môn: Y học cơ sở, Y học Lâm sàng hệ nội, Y học Lâm sàng hệ ngoại, Y học cổ truyền, Y tế công cộng )
* Điểm mạnh:
Lĩnh vực đào tạo tại Trường khá phong phú bao gồm Đại học, cao đẳng, trung học, hệ vừa học vừa làm, đối tượng theo học cũng có thể dễ dàng đăng ký theo học phù hợp với khả năng của bản thân.
* Điểm yếu:
Trong thời gian đến để phù hợp với qui mô hoạt động của Trường, phải thu hẹp lĩnh vực đào tạo cao đẳng, chấm dứt đào tạo trung cấp, nhà trường phải mở thêm mới những lĩnh vực đào tạo bậc đại học, các loại hình đào tạo đi kèm nhằm thu hút học viên tham dự.
3.3.4 Hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế 3.3.4.1 Hoạt động nghiên cứu khoa học 3.3.4.1 Hoạt động nghiên cứu khoa học
Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ, ứng dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo góp phần bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Tham gia giải quyết những vấn đề khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực kỹ thuật y học, điều dưỡng và Dược đáp ứng nhu cầu đời sống, kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng.
Hợp tác với các viện nghiên cứu, bệnh viện, trường Đại học, Cao đẳng, trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế trong việc tổ chức triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Tổ chức các hoạt động giáo dục, tư vấn sức khỏe, cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe gia đình và cộng đồng. Tham gia hoặc chủ trì các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học về y tế, xã hội cấp Bộ, cấp tỉnh và cấp cơ sở.
Tổ chức quản lý và cung cấp các nguồn thông tin khoa học kỹ thuật và công nghệ. Xuất bản và phát hành các tập san, tạp chí, ấn phẩm khoa học, tài liệu, giáo trình phục vụ cho công tác đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ của trường theo qui định hiện hành của nhà nước.
Trường đang hợp tác với các Trường Đại học và các tổ chức quốc tế của Nhật, Úc, Thụy điển, Hoa kỳ, Thái lan để trao đổi giáo viên, học sinh và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
Trong hợp tác quốc tế với Trường Đại học Jonkoping Thụy điển, hàng năm hai Trường trao đổi cán bộ Giảng dạy và học sinh, đến nay Trường đã tiếp nhận sinh viên Thụy Điển đến thực tế tốt nghiệp và hoàn hành luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Jokoping Thụy điển đã đào tạo cho trường học sinh về Điều dưỡng Nha, Cao đẳng hình ảnh Y học và Điều dưỡng, được trường Đại học Jokoping Thụy điển cấp bằng cử nhân. Với kết quả hợp tác này Trường đang đề nghị với các Trường bạn mở rộng hợp tác với các chuyên ngành khác để hàng năm có nhiều học sinh, sinh viên đến Thụy Điển học tập. Qua các chương trình hợp tác quốc tế, đến nay Trường đã cử trên 30 lượt cán bộ đi thăm quan, hội thảo, học tập ở nước ngoài, Trường đã tổ chức nhiều Hội thảo khoa học, đào tạo lại, đào tạo liên tục, đào tạo chuyên sâu về phương pháp giảng dạy, phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp đánh giá sinh viên với sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước. Quan hệ giữa Trường, Bệnh viện và các Đơn vị nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh: trường ĐH Kỹ thuật Y dược Đà nẵng đã tạo lập một mối quan hệ gắn bó với các bệnh viện, các đơn vị nghiên cứu, sản xuất- kinh doanh của ngành. Mối quan hệ và hợp tác trong nghiên cứu được củng cố trong hiện tại và những năm tới, để Nhà trường gửi các học sinh đến thực tập và rèn luyện tay nghề tại các cơ sở trên đảm bảo đúng nguyên lý giáo dục học đi đôi với hành.
Nhìn chung hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế của Trường chưa sôi nổi, số lượng giáo viên được cử đi thực tập tại nước ngoài hàng năm không nhiều, phần lớn cán bộ được cử đi nước ngoài chủ yếu là
cứu khoa học với thành phần tham gia là các giảng viên trẻ, nội dung các đề tài chưa có tính đột phá cao trong ứng dụng thực tiễn, trường chưa mở rộng, phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Tuy nhiên, Trường cũng đã đạt được kết quả tốt khi các Trường quốc tế ghi nhận chất lượng đào tạo của trường, đội ngũ giảng viên và nhiều yếu tố khách quan khác đã cử sinh viên sang thực tập tại trường với số lượng khá đông; ngoài việc học tập tại trường các sinh viên nước ngoài còn được tham gia giao lưu các hoạt động văn hóa thể thao do trường tổ chức.
3.3.5 Hệ thống thông tin
Hiện nay trường có 210 máy tính được kết nối Lan và mạng Internet trang bị cho các Bộ môn, phòng ban và một số giảng đường của nhà trường phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.
- Hệ thống phần mềm quản lý của nhà trường bao gồm: Quản lý đào tạo, Quản lý đề thi, Quản lý văn bằng chứng chỉ, Quản lý học sinh-sinh viên nội ngoại trú,Quản lý cán bộ, Quản lý trang thiết bị, quản lý thư viện.
- Một phòng truy cập mạng với 30 máy để cán bộ, học sinh sinh viên học tập và nghiên cứu khoa học.
Số lượng máy tính dùng trong trường tính bình quân cho cán bộ viên chức, giảng viên trong trường còn khá khiêm tốn, máy tính thuộc model cũ chỉ có số ít được mua mới, mỗi phòng ban chỉ có 1 máy được kết nối mạng internet, hệ thống phần mềm quản lý thô sơ, chức năng quản lý còn nhiều thiếu sót, phần mềm quản lý văn thư chưa được áp dụng việc lưu trữ văn thư còn thủ công, công tác kiểm tra kiểm soát khó, chậm.
3.3.6 Tài chính kế toán
Chế độ tài chính của Nhà trường được thực hiện theo qui định của Chính phủ về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
3.3.7 Cơ sở vật chất
3.3.7.1. Cơ sở hạ tầng
Tổng diện tích đất: 112.615 m2 , trong đó:
+ Khu đất trụ sở hiện tại của trường: 11.905 m2 + Khu đất mới được cấp năm 2011 là 100.710 m2
Cả hai cơ sở trên, Bộ y tế đã có chủ trương cho phép lập Dự án đầu tư xây dựng mới và cải tạo, mở rộng trường Đại học Kỹ Thuật Y Dược Đà nẵng giai đoạn 2010 đến 2015.
Tổng diện tích đã xây dựng và đi vào hoạt động: 24.693,92 m2
(Trong đó có Khu nhà 8 tầng với với diện tích gần 16.375 m2 , khu nhà 4 tầng, thư viện 3 tầng và khu ký túc xá 4 tầng cho trên 700 học sinh, sinh viên).
- Khu giảng dạy lý thuyết, thực hành: 13.987,94 m2 gồm: phòng học lý thuyết: 30 phòng, phòng thực hành tại trường: 34 phòng (ban gồm phòng thực hành Xét nghiệm, X quang, Siêu âm, Nội soi, Gây mê hồi sức, Vật ký trị liệu/Phục hồi chức năng, Điều dưỡng, hộ sinh, Nha khoa, Y học cơ sở, tin học, La bo phục hình răng và Nha khoa).
- Trung tâm dữ liệu 1.142,7 m2 : Phòng đọc điện tử 375,5 m2 với 30 máy tính, thư viện mở bao gồm 775,5 m2 , 4.500 đầu sách với 21.500 cuốn.
- Phòng làm việc của bộ môn, phòng ban gồm 42 phòng với 3.541 m 2 - Khu ký túc xá học sinh – sinh viên: Tổng diện tích là 3.588 m2
- Trung tâm chuẩn đoán y khoa: tổng diện tích 7.232 m2 - Công trình chung: Hội trường 554,6 m2
Cơ sở hiện tại của Trường đạt tiêu chuẩn, tuy nhiên sân thể dục thể thao của Trường hiện vẫn phải đi thuê ngoài khá bất tiện cho học sinh, sinh viên và giáo viên, trong thời gian đến sẽ được khắc phục khi cơ sở 2 đi vào hoạt động.
Giáo trình dạy học cho các chuyên ngành đào tạo: - Tài liệu giảng dạy: 5.316 cuốn với 174 đầu sách. + Hệ đại học: 42 đầu sách với 215 cuốn
+ Hệ cao đẳng: 61 đầu sách chuyên ngành kỹ thuật với 477 cuốn sách + Hệ trung học: 71 đầu sách chuyên ngành kỹ thuật với 4.624 cuốn sách + Hiện tại đang biên soạn giáo trình giảng dạy cho các chuyên ngành mới.
- Các sách tham khảo, sách ngoại văn: 1.691 đầu sách với 5.790 cuốn - Các loại báo, tạp chí 32 loại. (Tiếng việt 13, tiếng nước ngoài 19). Giáo trình tài liệu giảng dạy của Nhà trường với số lượng chưa nhiều, nội dung chưa phong phú, chưa được cập nhật những kiến thức tiến bộ mới của thời đại, nhiều giáo trình đã lạc hậu vì trên thực tế các cơ sở y tế, bệnh viện hiếm hoặc đã không còn áp dụng những kiến thức được nêu trong các giáo trình này.
3.3.7.3 Trang thiết bị hiện có phục vụ công tác đào tạo :
- Chuyên ngành Kỹ thuật hình ảnh Y học - Chuyên ngành xét nghiệm
- Chuyên ngành Gây mê hồi sức - Chuyên ngành Nha
- Chuyên ngành Vật lý trị liệu - Chuyên ngành điều dưỡng - Chuyên ngành Hộ sinh - Y học cơ sở
- Khoa học cơ bản
Số lượng trang thiết bị phục vụ cho các chuyên ngành trên chưa nhiều, chủ yếu là các trang thiết bị cũ vẫn được tận dụng sử dụng trong công tác giảng dạy, thực hành, số lượng thiết bị hiện đại đã được trang bị đưa vào
phục vụ thực hành khám chữa bệnh cũng như đào tạo tuy nhiên số lượng chưa được nhiều.
3.3.8 Văn hóa tổ chức
Toàn trường có truyền thống đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau, không khí làm việc cởi mở, hoạt động ngoại khóa được tổ chức là khoảng thời gian cán bộ viên chức, giáo viên có thời gian giao lưu với nhau làm tăng cường tình đoàn kết, cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội. Tham gia sôi nổi các hoạt động thể thao, văn thể mỹ do Thành phố, Sở, Bộ y tế tổ chức và dành được nhiều thành tích cao.
Đối với cán bộ viên chức, giảng viên có thâm niên lâu năm từ 10 năm trở lên sẽ được tham gia thêm các chương trình nghỉ dưỡng, tham quan di tích thắng cảnh mỗi năm một lần, nhằm tri ân những đóng góp của cán bộ viên chức, giảng viên có thâm niên lâu năm cho sự phát triển vững bền của Trường.
3.3.9 Cơ sở thực hành thực tập
3.3.9.1 Thực hành tại trường
- Phòng thực hành tại các khoa, Bộ môn, hiện tại có 34 phòng thực hành, 2 phòng thực tập tin học
- Cơ sở thực hành tiền lâm sàng - Trung tâm chuẩn đoán y khoa
3.3.9.2 Cơ sở thực hành – thực tập ngoài trường
- Bệnh viện tuyến Trung ương: Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Cuba đồng hới, Bệnh viện trung ương Quảng Nam, Bệnh viện C Đà nẵng.
- Bệnh viện ngành: Bệnh viện 17 Quân khu 5, bệnh viện giao thông vận tải, Bệnh viện 199 Công An, Bệnh viện chỉnh hình và Phục hồi chức năng.
Quận/huyện, các bệnh viện chuyên khoa, các tuyến y tế cơ sở tại các xã phường. Trung tâm Y học dự phòng,Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm và Mỹ phẩm, Trung tâm Sức khỏe sinh sản. 6 phòng thực hành chăm sóc răng miệng tại 6 trường Trung học cơ sở thuộc địa bàn thành phố Đà nẵng.
- Bệnh viện tỉnh/thành phố trong khu vực: các Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam, Bệnh viện Đa khoa quảng Trị, Bệnh viện Đa khoa Quảng ngãi, Bệnh viện Đa khoa Bình định, Bệnh viện Đa khoa khánh Hòa, các Bệnh viện tuyến Quận huyện thuộc tỉnh Quảng Nam.
- Về dược: Công ty cổ phần Dược phẩm DANAPHA, công ty dược Trung ương Huế, các công ty Dược thành phố Đà nẵng.
- Tổng số giường bệnh công lập có 7.500 giường (Trung ương có 3.000 giường, tuyến thành phố có 2.000 giường, tuyến /huyện có 2.000 giường và