Các tiêu chí đo lường rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam - chi nhánh Hà Nội (Trang 30 - 32)

Các ngân hàng thương mại sử dụng những chỉ tiêu cơ bản sau đây để đánh giá chất lượng tín dụng cũng chính là đánh giá hiệu quả quản trị RRTD:

*Tiêu chí 1: Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ:

Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn x 100% Tổng dư nợ cho vay

- Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.

- Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng

- Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại.

NHNN quy định ngưỡng an toàn của tỷ lệ này không được vượt quá 5%, nghĩa là trong 100 đồng vốn ngân hàng bỏ ra cho vay thì nợ quá hạn tối đa cho phép là 5 đồng.

* Tiêu chí 2: Nợ xấu và tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay:

Tỷ lệ nợ xấu = Dư nợ xấu x 100% Tổng dư nợ cho vay

- Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lện nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.

càng kém, và ngược lại.

Theo quy định hiện nay, tỷ lệ này được đánh giá ở ngưỡng an toàn là dưới 3%

* Tiêu chí 3:Hệ số rủi ro tín dụng:

Hệ số rủi ro tín dụng = Tổng dư nợ cho vay x 100% Tổng tài sản có

- Dựa vào chỉ tiêu này, so sánh qua các năm để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của Ngân hàng, đánh giá khả năng sử dụng vốn để cho vay của Ngân hàng.

- Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của Ngân hàng, khả năng sử dụng vốn càng cao, ngược lại càng thấp thì ngân hàng đang bị trị trệ vốn, sử dụng vốn bị lãng phí, có thể gây ảnh hưởng đến doanh thu cũng như tỷ lệ thu lãi của ngân hàng.

* Tiêu chí 4: Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng

Chỉ số này đánh giá khả năng sinh lời của các khoản tín dụng ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao càng thể hiện hiệu quả trong hoạt động tín dụng ngân hàng và ngược lại.

* Tiêu chí 5: Hiệu suất sử dụng vốn

Hiệu suất sử dụng vốn = Tổng dư nợ Tổng vốn huy động

- Chỉ tiêu này phản ánh Ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân

Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng =

Lãi từ hoạt động tín dụng Tổng thu nhập

hàng, thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy đông hay chưa.

- Chỉ tiêu này lớn thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì ngân hàng chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia vào cho vay ít, khả năng huy động vốn của Ngân hàng chưa tốt, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí.

* Tiêu chí 6: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Phản ánh tỷ lệ khoản tiền được trích lập dự phòng cho những khoản tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết.

* Tiêu chí 7: Khả năng bù đắp rủi ro

Chỉ số này phản ánh khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam - chi nhánh Hà Nội (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)