29.Những nội dung đàm phán về thời hạn, địa điểm và thanh toán?

Một phần của tài liệu Câu hỏi môn giao dịch và đàm phán kinh doanh pot (Trang 35 - 36)

vụ giao hàng. Nếu các bên không có thoả thuận giao dịch nào khác thì đây cũng là thời điểm các bên di chuyển các rủi ro, tổn thất về hàng hoá từ người bán sang người mua.

• Địa điểm giao hàng: Đây là nội dung liên quan tới các phương thức chuyên chở hàng hoá và là cơ sở điều kiện giao hàng . Nội dung này phải được quy định chặt chẽ, cụ thể và chi tiết để tránh được những trục trặc trong giao hàng, tốn chi phí, mất mát.

• Hai bên cần phải thống nhất với nhau về phương thức thanh toán, bàn bạc và thống nhất về điều kiện thời gian thanh toán. Trách nhiệm và quyền lợi mỗi bên phải rõ ràng. Hai bên cùng thoả thuận loại tiền thanh toán.

Câu 30.Các phương thức đàm phán? Ưu, nhược điểm của từng phương thức?

*Đàm phán qua điện tín:

• Là phương thức trao đổi thông tin giữa các đối tác bằng hình thức viết thư. Qua nội dung thư các bên thể hiện nguyện vọng và mong muốn cũng như lợi ích mà các bên sẽ đạt được.

• Ưu:

+ Đàm phán được nhiều bạn hàng. + Giảm được chi phí đàm phán.

+ Ngày nay nhiều người đã dùng hình thức điện tử để thay cho cách viết , gửi truyền thống.

• Nhược:

+ Khó kiểm soát được ý đồ của của đối tác

+ Đòi hỏi thời gian dài, có thể dẫn đến mất cơ hội kinh doanh. Chú ý:

+ Bức thư phải nhắn gọn, lịch sự.

+ Nội dung thư cần tập trung vào ý chính.

+ Lối hành văn đơn giản dễ hiểu, ngôn từ đơn nghĩa để tránh gây ra sự hiểu lầm cho đối tác.

Thường được áp dụng trong các hợp đồng đơn giản, có quy mô vừa và nhỏ.

*Đàm phán qua điện thoại, điện tử, tin học.

Ngày nay, cùng với sụ phát triển không ngừng của KHKT thông tin liên lạc thì phương thức đàm phán qua điện thoại ngày càng trở nên phổ biến.

Ưu: Tiết kiệm thời gian, nó cho phép nắm bắt cơ hội kinh doanh một cách

nhanh chóng.

Nhược: Không có gì làm bằng chứng hợp pháp cho sự thoả thuận giữa các

bên, Chi phí lớn, Nhiều nhà kinh doanh và những cuộc đàm phán nhỏ không thể thực hiện được.

Thường sử dụng để thoả thuận các chi tiết nhỏ trong hợp đồng, hoặc hợp đồng kinh doanh đơn giản với quy mô nhỏ.

*Đàm phán trực tiếp:

ĐP trực tiếp là sự gặp gỡ mặt đối mặt giữa các bên để thoả thuận các

điều khoản trong hợp đồng.

- Ưu:Các bên nắm được tâm lý và phản ứng của nhau một cách trực tiếp

thông qua cử chỉ, vẻ mặt, điệu bộ.

- Nhược: Chi phí cao cho các hoạt động đón tiếp, đi lại và ăn ở của đối tác.

• Phù hợp cho đàm phán ký kết những hợp đòng lớn, phức tạp cần có sự thoả thuận chi tiết.

Để đạt được thành công trong đàm phán KD thì các phương thức đàm phán trên cần được sử dụng kết hợp và bổ sung cho nhau. Mở đầu nên sử dụng p2 điện tín. Muốn xác định thông tin một cách nhanh chóng và kịp thời sử dụng p2 đối thoại. Muốn đạt được kết quả nhanh chóng, dứt điểm đàm phán đã kéo dài sử dụng p2 đàm phán trực tiếp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Câu hỏi môn giao dịch và đàm phán kinh doanh pot (Trang 35 - 36)