Arduino R3 ATmega 328P là một bo mạch thiết kế với bộ vi xử lý trung tâm là vi điều khiển AVR ATmega 328P. Cấu tạo chính của Arduino R3 ATmega 328P bao gồm các phần sau:
Cổng USB: đây là loại cổng giao tiếp để ta thực hiện việc upload chương trình từ PC/ Laptop lên vi điều khiển. Đồng thời nó cũng là giao tiếp serial để truyền dữ liệu giữa vi điều khiển và máy tính.
Jack nguồn: để chạy Arduino thì có thể lấy nguồn từ cổng USB, nhưng không phải lúc nào cũng có thể cắm với máy tính được. Lúc đó ta cấp một nguồn từ 9VDC đến 12VDC cho Arduino thông qua jack nguồn.
Có 14 chân vào ra được đánh số thứ tự từ 0 đến 13, ngoài ra có một chân nối đất (GND) và một chân điện áp tham chiếu (AREF).
Vi điều khiển AVR: đây là bộ xử lý của toàn bộ bo mạch. Với mỗi mẫu Arduino khác nhau thì sử dụng các con chip khác nhau. Ở mạch Arduino này sử dụng ATmega 328P.
Thông số kỹ thuật:
Vi điều khiển: Atmega328P Điện áp hoạt động: 5V Nguồn vào đề nghị: 7-12V. Điện áp đầu vào giới hạn: 6-20V PWM Digital I/O Pins: 6
Analog Input Pins: 6
Dòng tối đa chân 5V: 500mA. Dòng tối đa mỗi chân I/O: 30mA.
Số chân Digital I/O: 14 chân (6 chân đầu ra là PWM). Số chân Analog: 6 chân (độ phân giải 10bit).
Bộ nhớ flash: 32KB với 0.5 KB dùng bởi bootloader. SRAM: 2KB. EEPROM: 1KB Tốc độ đồng hồ: 16 MHz Chiều dài: 68,6mm Chiều rộng: 53,4 mm Cân nặng: 25g Các Power pin:
- GND (Ground): đất của nguồn điện cấp cho kit. Khi ta dùng các ứng dụng sử dụng nguồn điện riêng hoặc nhiều nguồn thì phải nối những chân GND này với nhau
- 5V: Đầu ra điện áp 5V, ta phải lưu ý là dòng tối đa cho phép cấp ở pin này là 0.5A.
- 3.3V: Đầu ra điện áp 3.3V. Dòng tối đa cho phép cấp ở pin này là 0.05A.
- Vin (Voltage Input): Cấp nguồn ngoài cho kit. Khi kết nối, tiến hành nối cực dương của nguồn với pin này và cực âm của nguồn với pin GND.
- IOREF: điện áp hoạt động của vi điều khiển trên Arduino UNO. Ta có thể dùng đồng hồ đo được ở pin này. Khi đo sẽ thấy nó luôn là 5V. Tuy nhiên ko được lấy nguồn từ pin này cấp đi chỗ khác, vì đơn giản chức năng của nó không phải là cấp nguồn
- RESET: Chân reset sẽ được nối với nút bấm. Khi nhấn nút Reset, kit sẽ reset vi điều khiển. Nguyên lý là chân RESET sẽ được nối với Ground qua 1 điện trở 10KΩ.
Bộ nhớ của Arduino UNO R3
Với chiếc board tiêu chuẩn sẽ có:
- 32KB bộ nhớ Flash: Đây là nơi lưu trữ những đoạn lệnh ta lập trình. Những ứng dụng thông thường thì sẽ để ra vài KB trong số này cho bootloader, nhưng thông thường ta không dùng quá 20KB đâu.
- 2KB cho SRAM (Static Random Access Memory): Đây là nơi lưu những giá trị các biến khai báo khi lập trình. Ta khai báo càng nhiều biến thì càng cần nhiều bộ nhớ - RAM. Cũng như Flash, không cần quá quan tâm đến dung lượng của bộ nhớ RAM này. Và đã là Ram thì tất nhiên dữ liệu trên SRAM sẽ bị mất khi mất điện.