2. Nội dung
2.8.5. Một số sản phẩm từ động vật chuyển đổi gene
Do hệ thần kinh của động vật nhạy cảm hơn nhiều so với thực vật, do đó nếu chuyển đổi gene trên động vật dễ gây “sốc”, động vật có thể chết khi đưa gene lạ vào cơ thể chúng. Việc thực hiện chuyển đổi gene trên động vật rất hạn chế nhưng cũng có một số thành tựu đáng chú ý.
• Động vật chuyển gene cung cấp sữa người
Nhờ các gene người lắp ghép vào bộ gene của mình, những con chuột biến đổi gene lần đầu tiên đã sản xuất ra lactoferrin.
Ban đầu, cấy gene người vào những con chuột đực rồi cho chúng giao phối với chuột cái, theo dõi thế hệ chuột con đầu tiên và những con cái khi chúng sinh sản. Kết quả phân tích cho thấy sữa của chúng chứa lactoferrin, một loại protein chỉ có trong sữa người.
- Lactoferrin là chất đặc biệt chỉ có trong sữa mẹ bảo vệ trẻ khỏi các vi trùng,
vi khuẩn gây bệnh trong khi hệ miễn dịch của chúng chưa phát triển.
- Lactoferrin là một chất kháng sinh tự nhiên và nó rất hữu ích đối với trẻ em
có hệ miễn dịch yếu.
Mục đích của nghiên cứu:
- Sản xuất sữa chứa lactoferrin và thuốc từ loại protein này
- Chiết lactoferrin từ sữa và sử dụng protein này để pha chế vào công thức sữa bột cho trẻ em.
Sữa chuột rất giàu protein và có thể suy ra hàm lượng protein chuyển gene cũng rất cao. Sữa mẹ chứa từ 4-5g
lactoferrin trong một lít. Sữa những con
chuột biến đổi gene lại cho những 160g/l. Thế nhưng không thể biến chuột thành con vật cung cấp sữa hàng ngày cho con người. Vắt sữa chuột tất nhiên phải vô cùng tỉ mỉ. Phải gây mê chúng, và dùng
một bơm đặc biệt để hút sữa từ chiếc vú tí hon của chúng. Để đưa được ra quy mô công nghiệp trước hết phải chọn những con vật có kích thước lớn như thỏ, dê và bò.
• Các dược phẩm từ sữa thỏ
Những con thỏ ghép gene người đã được vắt sữa trên quy mô công nghiệp tại công ty sinh học Pharming có cơ sở ở Hà Lan. Sữa thỏ chứa protein người được dùng để bào chế thành một loại thuốc mới điều trị bệnh angioedema do di truyền, một bệnh rối loạn máu hiếm gặp có thể dẫn tới việc sưng phồng các mô của cơ thể.
• Các dược phẩm từ sữa dê
Nếu chỉ dùng làm thuốc thì sản lượng (của protein) cần thiết chỉ có giới hạn. Còn để có lượng lactoferin lượng lớn để đưa vào công thức sữa bột trẻ em thì cần lượng lớn hơn nhiều. Muốn đạt được lượng lactoferin lớn thì bò sẽ phải “nhập cuộc”. Phát triển đàn bò chuyển gene thì để khai thác lactoferin từ sữa của chúng thì chỉ cần từ 2 đến 3 năm là có thể đáp ứng được quy mô công nghiệp. Ngoài ra còn có phương án phát triển đàn dê chuyển gene vì cho rằng có thể rút ngắn hơn nữa thời gian đưa vào công nghiệp.
Ưu điểm lớn nhất của dê là thời gian mang thai của chúng chỉ bằng nửa thời gian mang thai của bò. Hơn nữa, dê đạt đến tuổi có thể vắt sữa được nhanh hơn bò
đến 3 lần. Chúng ít bị bệnh tật hơn và dù bị bệnh thì bệnh của chúng cũng khác với bệnh của người.
Những dược phẩm từ sữa dê tìm ra sẽ được sử dụng để điều trị ung thư, các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa.
Về vấn đề kỹ thuật biến đổi gene có thể gây nên tác động tiêu cực hay không, Igor cho biết: "Dê biến đổi gene tạo ra một loại thuốc, chứ không phải thức ăn. Tôi cũng lo ngại về các thực phẩm biến đổi gene vì chúng ta không bao giờ biết chúng có thể gây nên những tác động nào đối với cơ thể. Nhưng thuốc hoàn toàn khác với thực phẩm. Con người không thể
tạo ra protein bằng máy móc. Chúng ta có thể lấy
lactoferrin từ tế bào của người, nhưng không thể sản xuất
với quy mô lớn vì chi phí quá cao. Lactoferrin trong sữa dê là loại protein hoàn hảo nhất mà tạo hóa ban tặng chúng ta. Nó vốn đã tồn tại trong cơ thể chúng ta nên sẽ không gây dị ứng và bất kỳ tác dụng phụ nào".
Theo tiến sĩ Igor, cả người lớn và trẻ em đều có thể uống được sữa lấy từ dê biến đổi gene. Dược phẩm ATryn của công ty GTC Biotherapeutics ở Mỹ được bào chế từ sữa dê biến đổi gene để phòng ngừa chứng tụ huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu. Vài năm nữa, những dược phẩm tương tự như ATryn có thể xuất hiện trên thị trường dùng cho điều trị một loạt bệnh ở người, như chứng máu khó đông.
Dê được biến đổi gene để nó tiết ra sữa giàu antithrombin – chất đạm trong cơ thể người có chức năng làm tan sợi huyết, chống tắc nghẽn mạch máu. Theo thống kê, cứ 5.000 người thì có 1 cơ thể không sản xuất đủ antithrombin, dẫn đến nguy cơ máu vón cục trong tĩnh mạch. Tình
trạng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu cục máu tách rời ra và theo mạch máu đến phổi hoặc lên não. Nếu bị máu vón cục trong nhau, thai phụ có nguy cơ sẩy thai hoặc thai chết lưu.
Cho đến nay, antithrombin được tổng hợp từ nguồn máu hiến tặng. Giới chuyên môn cho rằng sản xuất chất đạm này từ sữa dê không những bảo đảm nguồn cung ổn định, mà còn giảm thiểu được nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh.
• Bò biến đổi gene kháng bệnh viêm tuyến sữa
Các nhà nghiên cứu tại đại học Vermont, Montpelier (Pháp) đã nhân bản vô tính thành công một con bò cái có khả năng miễn dịch với bệnh viêm tuyến vú, mở ra hy vọng tiết kiệm hàng tỷ đôla mỗi năm cho ngành công nghiệp sữa. Bệnh viêm tuyến vú là bệnh viêm nhiễm phổ biến nhất trong gia súc nuôi lấy sữa. Những con bò nhiễm bệnh sản xuất ít sữa hơn và chất lượng sữa cũng kém hơn. Ngành công nghiệp sữa đã phải chi phí mỗi năm 1,7 tỷ USD để ngăn chặn và chữa trị căn bệnh này, trong đó có thiệt hại do mất sữa.
Các nhà khoa học đã nhân bản được một gene có khả năng diệt trừ loại vi khuẩn gây ra căn bệnh viêm tuyến vú ở bò, cũng như trên chuột biến đổi gene.
Tiến sĩ John Bramley, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi đã đưa ra được những động vật kháng bệnh viêm vú đầu tiên trên thế giới. Các cuộc kiểm tra cho thấy những động vật này và con cái của chúng hoàn toàn bình thường. Sữa của chúng tuyệt đối đảm bảo”.