2. Nội dung
2.8.1. Ngô biến đổi gene tự tiêu diệt sâu
• Đối với Sâu ăn rễ
Sâu ăn rễ là một trong những loài côn trùng đáng sợ nhất đối với các ruộng ngô ở Mỹ và châu Âu. Theo ước tính của các chuyên gia nông nghiệp, thiệt hại hàng năm mà chúng gây ra mỗi năm lên tới hàng tỷ USD.
Khi bị sâu ăn rễ (ấu trùng của bọ cánh cứng) tấn công, rễ của ngô biến đổi gene giải phóng một hợp chất ở dạng khí ra môi trường xung quanh. Khi tiếp xúc với chất khí này, lũ sâu sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi. Theo quy luật tự nhiên chúng sẽ bước vào giai đoạn thành trùng dù chưa đến thời điểm thích hợp. Hậu quả là lũ sâu sẽ chết.
Các nhà khoa học của Đại học Neuchâtel đã tìm ra gene có khả năng tạo ra hoá chất nói trên ở loài cây oregano. Họ cấy gene đó vào ngô để chúng tự sản xuất ra hoá chất.
Quá trình thử nghiệm: Trồng xen kẽ ngô chuyên gene với ngô thường rồi thả
sâu lên đất Những con sâu ăn gốc được thả lên cây ngô chuyển gene chết sau ba ngày. Tới mùa ngô trổ bông, nhận thấy những cây chuyển gene có nhiều hạt hơn, đồng thời tỷ lệ tổn thương ở rễ thấp hơn nhiều so với những cây ngô thường. Nhóm nghiên cứu khẳng định giống ngô của họ vừa đạt năng suất cao vừa không sợ côn trùng gây hại.
• Ngô Bt:
Một nhóm chuyên gia thuộc ĐH Arizona đã nghiên cứu loại ngô biến đổi gene tên là Bt, hiện được trồng ở nhiều quốc gia. Bt do công ty Monsanto của Mỹ phát triển, được bổ sung gene của vi khuẩn Bacillus thusingenesis (Bt) để tạo ra các độc tố mạnh trong lá và thân. Những chất này sẽ làm cho sâu hại chết khi cắn phá ngô. Tuy nhiên, sử dụng giống gô này không khác gì đang dùng “con dao hai lưỡi”, vì bên cạnh tác dụng kháng sâu thì nó cũng mang lại một số vấn đề không mong muốn.
- Tác dụng kháng sâu bệnh
Gene từ vi khuẩn Bt làm cho các mô của ngô Bt độc đối với côn trùng, chẳng hạn như sâu bore ở Châu Âu, một loại sâu hại thường trốn trong cuống ngô, làm cho nông dân khó kiểm soát chúng bằng hóa chất.
Tại Mỹ và một số nước khác, ngô Bt phải được trồng bên cạnh cái gọi là “nơi
nương náu” của các giống ngô bình thường – một chiến lược nhằm ngăn côn trồng
kháng độc tố Bt. Logic của chiến dịch trên rất đơn giản: nếu sâu hại kháng độc tố Bt trong thân và lá cây trên những cánh đồng ngô biến đổi gene, do chúng sẽ giao phối với sâu hại không kháng độc tố trên những cánh đồng ngô bình thường ở gần kề làm cho khả năng kháng độc tố của chúng bị hạn chế… các thế hệ sâu con chắc chắn sẽ chết nếu tấn công ngô Bt.
- Vấn đề đặt ra: nghiên cứu mới cho thấy gene tạo độc tố của vi khuẩn Bt
đang xâm nhập vào ngô bình thường ở các cánh đồng lân cận thông qua phấn hoa phân tán xa hàng chục mét. G.S Bruce Tabashnik thuộc Khoa côn trùng, ĐH Arizona, cho biết: “Ngô bình thường ở cánh đồng gần kề ngô biến đổi gened9uo75c cho là không chứa các gene Bt. Tuy nhiên, trên thực tế, việc nhiễm gene Btcua3 ngô bình thường xảy ra ở mức cao khi gần ngô Bt và giảm bớt khi ra xa khỏi ngô Bt”.
=> Kết luận: Phấn hoa từ ngô Bt đang xâm nhập vào ngô bình thường ở các cánh đồng lân cận và đang tạo ra độc tố Bt trong các hạt ngô bình thường. Ông nói: “Đây là lần đầu tiên sự ô nhiễm gene được ghi nhận trong một cánh đồng ngô bình thường nằm cạnh ngô Bt”. Điều này làm cho sâu bệnh tăng khả năng kháng lai95 ngô Bt cũng như chế phẩm thuốc trừ sâu Bt.
• Hiệu quả kinh tế từ ngô chuyển gene:
Năng suất của ngô chuyển gene cao hơn từ 8 – 10 năng suất trung bình, giảm chi phí thuốc trừ sâu, giảm công lao động phun thuốc, năng suất vượt trội so với các giống lai hiện đang canh tác.
Không ảnh hưởng đến mội trường hay sức khỏe con người do sử dụng ít thuốc trừ sâu.
=> Sau khi xem xét các ưu – nhược điểm của ngô
kháng sâu thì trên 70% số hộ nông dân đều có ý kiến sẽ mua ngay để trồng nếu có trên thị trường vì có năng suất thu nhập cao hơn các giống ngô lai đang trồng. Tiềm năng của ngô chuyển gene ở Việt Nam khá cao, bởi vì hiện nay mỗi năm chúng ta vẫn phải nhập từ năm đến tám trăm ngàn tấn ngô làm thức ăn gia súc. Trong khi đó năng suất của cây ngô kháng sâu có thể cho tới 8 tấn/ha, diện tích trồng ngô cả nước hiện nay là một triệu ha.