MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ của cơ quan đứng đầu tài chính đất nước về các quyết sách tiền tệ pot (Trang 36 - 47)

1. Xây dựng lãi suất chủ đạo của NHNN

Sự thay đổi căn bản trong điều hành lãi suất thông qua việc thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận giữa TCTD và khách hàng đặt ra yêu cầu đối với NHNN phải tiếp tục có giải pháp đổi mới mạnh mẽ về cơ chế điều hành lãi suất. Để khắc phục những bất cập hiện nay trong điều hành lãi suất, vấn đề quan trọng là NHNN cần tập trung nghiên cứu, sắp xếp lại các loại lãi suất của NHNN để đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ giữa các loại lãi suất của NHNN với nhau và với lãi suất thị trường, nghiên cứu lựa chọn lãi suất định hướng của NHNN cho phù hợp.

Lãi suất chiết khấu sẽ có vai trò lớn trong việc phát tín hiệu thắt chặt hoặc nới lỏng tiền tệ. Đi liền với phương án từng bước hình thành lãi suất chiết khấu là lãi suất sàn trên thị trường, lãi suất tái cấp vốn có thể xem xét điều chỉnh theo hướng cùng với lãi suất cho vay qua đêm của NHNN trở thành trần lãi suất trên Thị trường liên ngân hàng. Mục đích sử dụng các công cụ này là: đối với các ngân hàng sau khi đã sử dụng các biện pháp huy động vốn, vay thị trường liên ngân hàng, vay trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở mà vẫn thiếu hụt vốn thì sẽ tiếp cận kênh tái cấp vốn hoặc vay qua đêm của NHNN. Vì vậy lãi suất tái cấp vốn hoặc lãi suất cho vay qua đêm của NHNN cần được xác định ở mức cao hơn lãi suất thị trường để trở thành lãi suất trần trên thị trường liên ngân hàng. Thời hạn cho vay tái cấp vốn thường là

ngắn hạn nhằm giúp cho các ngân hàng khắc phục khó khăn về thiếu hụt vốn khả dụng tạm thời, đáp ứng nhu cầu khả năng thanh toán.

Đối với lãi suất nghiệp vụ thị trường mở: việc xác định lãi suất thị trường mở sẽ được thực hiện linh hoạt theo các nguyên tắt thị trường và định hướng điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở sẽ nằm ở khoảng giữa mức lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn và gần tương đương với lãi suất cùng kỳ hạn trên thị trường liên ngân hàng. Để hình thành lãi suất thị trường mở theo phương án trên, nghiệp vụ thị trường mở cần được xây dựng theo hướng trở thành công cụ chủ yếu trong điều hành Chính sách tiền tệ.

Để lãi suất thị trường đi vào thực tế ở Việt Nam, phát huy tác dụng tích cực của nó, cần đẩy mạnh công cuộc đổi mới kinh tế, đảm bảo kinh tế tăng trưởng bền vững. Về phái Ngân hàng việc nhận thức cải cách cơ chế lãi suất gắn liền với cải cách ngân hàng và cải cách doanh nghiệp trong nước mà cụ thể là cãi cách quan hệ tín dụng theo thị trưòng, sẽ là cơ chế để có những giả pháp tổng thể và lộ trình phù hợp đẻ tiến tới một cơ chế lãi suất thị trường đầy đủ. Do đó việc đẩy mạnh cải cách NHNN, cải cách NHTM cùng với cải cách doanh nghiệp trong nuớc cần được đẩy mạnh hơn nữa.

2. Giải pháp điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam

Để có những định hướng đúng đắn trong công tác quản lý, việc điều chỉnh và xây dựng một chính sách tỷ giá hối đoái thực sự tự chủ, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta và xu hướng quốc tế hoá trong giai đoạn tới đòi hỏi phải có những giải pháp:

Cần theo dõi phân tích diễn biến thị trường tài chính quốc tế một cách liên tục có hệ thống :

Với bài học kinh nghiệm của các nước trong khu vực trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ những năm 1997 -1998 thì việc nghiên cứu đánh giá đúng vị trí vai trò xu hướng phát triển dài hạn cũng như ngắn hạn của các đồng tiền chủ chốt có ý nghĩa hết sức quan trọng.điều này có ý nghĩa trực tiếp đến việc lựa chọn đồng tiền làm phương tiện thanh toán trong các hợp đồng thương mại, tín dụng, phương án kế hoạch thanh toán nợ và việc lựa chọn đồng tiền dự trữ. Việc điều chỉnh cơ cấu dự trữ cho phù hợp sẽ hạn chế được rủi ro do biến động tỷ giá. Để có những cơ sở vững chắc cho đánh giá, dự báo sự vận động của các đồng tiền chủ chốt đòi hỏi không chỉ theo dõi biến động trên thị trường mà quan trọng hơn là phân tích đánh giá đúng thực trạng, xu hướng phát triển kinh tế của các nước đó hiện tại và cả trong tương lai.

Các cơ chế quản lý ngoại hối cần được hoàn thiện hơn :

Cơ chế quản lý ngoại hối phải thực hiện được hai mục tiêu của chính phủ đã đề ra:" tiến tới trên lãnh thổ Việt Nam chỉ tiêu tiền Việt Nam, đồng thời nới lỏng kiểm soát đối với các giao dịch vãng lai để từng bước biến đồng tiền Việt Nam thành đồng tiền chuyển đổi " để góp phần chống hiện tượng đô la hoá, hạn chế tối đa phạm vi sử dụng của đồng ngoại tệ nhằm thu hút các nguồn vốn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng. Trên cơ sở đó nhà nước có thể kiểm soát một cách có hiệu quả các luồng chu chuyển ngoại tệ, thu hút ngoại tệ làm tăng nguồn dự trữ, ổn định tỷ giá, thực hiện có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia. Chẳng hạn: Ngăn chặn hiện tượng buôn bán ngoại tệ bất hợp pháp, chảy máu ngoại tệ; ban hành các quy chế mới về kinh doanh hối đoái, cho phép các NHTM và các doanh nghiệp xuất khẩu được linh hoạt lựa chọn các công cụ giao dịch hối đoái mới để giúp cho doanh nghiệp tránh đuợc rủi ro khi tỷ giá biến động, chủ động trong kinh doanh.

3. Giải pháp trong thực hiện công cụ dự trữ bắt buộc

Dự trữ bắt buộc hiện nay được áp dụng có tính chất cào bằng cho tất cả các loại tiền gửi không kỳ hạn và có thời hạn dưới 12 tháng, trong khi đó rủi ro về khả năng thanh toán thường chỉ rơi vào tiền gửi không kỳ hạn. Chính vì vậy NHNN cần linh hoạt hơn trong việc quy định loại tiền gửi cần phải dự trữ bắt buộc. Chẳng hạn như nếu muốn mở rộng M1 thì có thể quy định chỉ có tiền gửi không kỳ hạn mới dự trữ bắt buộc hoặc DTBB đôid với các khoản tiền gửi dưới 3 tháng, 6 tháng... chứ không nhất thiết muốn mở rộng tiền gửi là phải giảm dự trữ bắt buộc. Ngoài ra, việc thực hiện công cụ DTBB có hiệu quả theo mục tiêu đề ra cần phải có sự kiểm tra thường xuyên chặt chẽ việc chấp hành DTBB và sử phạt nghiêm khắc những vi phạm. 4. Giải pháp nâng cao hiệu qua hoạt động Nghiệp vụ thị trường mở

Để từng bước ổn định và đưa vào hoạt động nghiệp vụ thị trường mở thành công cụ chủ đạo trong việc thực hiện mục tiêu của Chính sách tiền tệ thì cần phải có những giải pháp:

NHNN sớm trình quốc hội về việc sửa luật NHNN theo hướng cho phép các chứng khoán dài hạn (thời hạn 1 năm trở lên ) được giao dịch tại TTM.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình cơ cấu lại tổ chức, hoạt động của các NHTM nhằm nâng cao năng lực tài chính, tín nhiệm trong việc thực hiện các Nghiệp vụ ngân hàng, đáp ứng nhu cầu đổi mới của nền kinh tế thị trường.

Thúc đẩy hoạt động của các thị trường như : thị trường tiền tệ liên ngân hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc và thị trường mua bán các giấy tờ có giá giữa tổ chức tín dụng với khách hàng nhằm tạo động lực thúc đẩy hoạt động thị trường mở ngày càng phát triển.

Mở rộng các lại hình kinh doanh, dịch vụ như đấu thầu tín phiếu, trái phiếu Chính phủ trên TT sơ cấp, tạo hàng hoá cho các giao dịch với NHNN.

Hoàn chỉnh các quy định về thị trường mua bán tín phiếu giữa TCTD với khách hàng và đưa thị trường này vào hoạt động nhằm sử dụng linh hoạt và hiệu quả nguồn vốn kinh doanh.

Quan tâm và tạo điều kiện trong việc đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ nghiệp vụ để có đủ khả năng dự báo vốn khả dụng của đơn vị và phân tích để đưa ra các quyết định chính xác cho từng giao dịch tại nghiệp vụ thị trường mở. Bên cạnh đó, cần trang bị cũng như bổ sung cơ sở vật chất kỹ thuật, bảo đảm đầy đủ điều kiện giao dịch thị trường mở thuận lợi chính xác.

Các tổ chức tín dụng cần mở rộng hơn nữa các loại hình kinh doanh ngoài cho vay truyền thống như: đấu thầu vào tín phiếu, trái phiếu trên thị trường sơ cấp để tạo thêm hàng hoá giao dịch với NHNN. Đồng thời các TCTD cần chú trọng đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ thị trường mở, tăng cường trang bị các loại máy móc hiện đại để giúp cho các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở được diễn ra một cách nhanh chóng, linh hoạt, an toàn và điều quan trọng hơn tất cả là đem lại hiệu quả như mong muốn.

Đối với NHNN

Rà soát và hoàn chỉnh các cơ chế, quy chế làm cơ sở pháp lý cho hoạt động thị trường nói chung và thị trường mở nói riêng cho phù hợp với diễn biến kinh tế, chính trị, xã hội trong từng thời kỳ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD tham gia.

Trên cơ sở duy trì các giấy tờ có giá như tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHN là "hàng hoá" cho các phiên giao dịch tại nghiệp vụ thị trường mở, từng bước mở rộng và đa dạng hoá các loại hàng hoá khác như: tín phiếu, kỳ phiếu của các NHTM nhà nước. Từng bước nâng cao chất lượng dự báo, điều hành thị trường trên cơ sở nâng cao chất lượng dự báo, cải tiến hình thức cung cấp thông tin trong và ngoài ngành. Điều hành các công cụ khác của Chính sách tiền tệ để hoạt động NVTTM thể hiện tính nổi trội hơn hẳn về mặt hiệu quả kinh tế trên thị trường.

Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ, thị trường tiền tệ, các thị trường tài chính khác, hoàn thiện hơn nữa khuôn khổ pháp lý của thị trường, tăng số thành viên tham gia thị trường.

Một số giải pháp khác

Cần tổ chức tuyên truyền tập huấn chi tiết, đi vào từng nghiệp vụ cụ thể để từ đó giúp các thành viên thấy rõ được vai trò, tác dụng và sự linh hoạt của nghiệp vụ thị trường mở trong việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, cũng như hiệu quả đạt được của TCTD trong việc điều hành vốn của mình.

Cần nâng cao chất lượng dự báo, điều hành theo thị trường trên cơ sở nâng cao dự báo, cải tiến chế độ thông tin giữa các Bộ, Nghành, Vụ, Cục của NHNN liên quan đến nghiệp vụ thị trường mở.

5. Phối hợp các Công cụ gián tiếp của Chính sách tiền tệ trong quản lý Vốn khả dụng của các TCTD

Vốn khả dụng (VKD) là số tiền gửi của các TCTD (bao gồm tiền gửi DTBB, tiền gửi thanh toán và các loại tiền gửi khác) tại NHNN. Trong nội dung quản lý Nhà nước về tiền tệ, NHNN có trách nhiệm quản lý VKD của các TCTD. Các TCTD phải duy trì một tỷ lệ dự trữ nhất định để đảm bảo hoạt động bình thường của mình,

phục vụ nhu cầu thanh toán phát sinh trong ngày và những ngày tiếp theo. Việc xác định chính xác lượng dự trữ cần thiết là hết sức quan trọng đối với các TCTD. Nếu dự trữ quá cao, kinh doanh kém hiệu quả, nếu dự trữ quá thấp thì sẽ không đảm bảo được khả năng thanh toán của các TCTD, hiệu quả kinh doanh cũng sẽ không cao. Trong chức năng quản lý VKD của các TCTD, NHNN kiểm soát thông qua các công cụ Chính sách tiền tệ, chủ yếu là công cụ gián tiếp như Nghiệp vụ Thị Trường Mở, Tái cấp vốn và DTBB để tác động vào khả năng thanh toán của các TCTD nhằm đạt mục tiêu của Chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

DTBB là số tiền mà các tổ chức tín dụng phải duy trì trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại NHNN để thực hiện các Chính sách tiền tệ quốc gia. Công cụ này có tính chất thể chế nên dễ phát huy tác động một cách nhanh chóng, rộng khắp đến nhu cầu VKD của các TCTD.

TCV là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của NHNN đối với từng TCTD riêng lẻ nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và các phương tiện thanh toán cho các TCTD. Qua TCV, NHNN tác động đến VKD của từng TCTD riêng lẻ và điều tiết khối lượng TCV qua việc điều chỉnh lãi suất chiết khấu.

Công cụ gián tiếp có tính linh hoạt hiệu quả và có vai trò quan trọng nhất trong việc thực thi CSTT là NVTTM nhờ có những ưu điểm vượt trội như có thể điều chỉnh VKD ở các quy mô và thời hạn khác nhau một cách linh hoạt tuỳ theo khối lượng và thời hạn quyết định mua bán; nhờ vào khả năng có thể tác động 2 chiều 'bơm, hút” nên thông qua công cụ NVTTM, NHNN điều tiết linh hoạt VKD của các TCTD cũng như có thể đảo ngược những quyết định sai lầm, điều chỉnh những biến động không dự đoán trước hoặc quá mức dự báo có ảnh hưởng đến dự trữ của các

TCTD thông qua các giao dịch có kỳ hạn, thực hiện chính xác nhanh chóng, không gây chậm trễ về mặt hành chính, không mang tính áp đặt.

Nghiệp vụ TTM sẽ phát huy vai trò chủ yếu giúp NHNN trong việc quản lý VKD của các TCTD và điều hành CSTT kết hợp với việc vận dụng linh hoạt các công cụ TCV và DTBB nhằm góp phần hạn chế các biến động ngắn hạn về lãi suất trên thị trường, tác động đến nhu cầu VKD của các TCTD và ở một mức độ nhất định cũng tác động đến cung cầu hàng hoá trên TTM.

Chính sự linh hoạt của nghiệp vụ TTM nên góp phần khắc phục hạn chế của công cụ TCV. Công cụ TCV thực hiện hiệu quả khi NHNN kiểm soát được nhu cầu VKD của các TCTD thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Ngược lại, công cụ TCV cũng có vai trò quan trọng trong việc tác động đến VKD của các TCTD góp phần hổ trợ nghiệp vụ TTM hoạt động hiệu quả, chính xác, khắc phục những hạn chế của nghiệp vụ thị trường mở khi đáp ứng không đầy đủ đúng mức nhu cầu VKD của các TCTD qua các phiên giao dịch. Khi đó những TCTD này có thể phải đến xin vay TCV tại NHNN hoặc đi vay trên thị trường liên ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn khả dụng còn thiếu. Và một khi NHTM còn chưa phát triển đến mức hoàn thiện như ở nước ta, hàng hoá cho các phiên giao dịch còn hạn chế về số lượng và chủng loại thì việc một số TCTD có tiềm lực hạn chế, không đủ sức cạnh tranh trong các phiên đấu thầu trên nghiệp vụ thị trường mở cả trên thị trường sơ cấp lẫn thứ cấp, do đó không thể đáp ứng nhu cầu vốn khả dụng qua nghiệp vụ thị trường mở là chuyện bình thường thì đi vay TCV tại NHNN là giải pháp khả dĩ giúp họ có thể giải quyết nhu cầu VKD của mình. Bên cạnh đó TCV là các giấy tờ có giá nên ở một chừng mực nào đó có thể xem đây là nguồn cung ứng hàng hoá của NHNN để giao dịch trên thị trường mở.

Như vậy chúng ta không thể hạn chế một cách cứng nhắc, duy ý chí đối với công cụ TCV để khuyến khích NVTTM phát triển mà điều cần thiết phải có sự linh động, trong việc vận dụng các công cụ gián tiếp này. Hay nói cách khác, NHNN cần phải linh hoạt trong việc thực hiện NVTTM như tăng cường hiệu quả của công tác dự báo nhu cầu vốn khả dụng của từng TCTD cũng như của cả hệ thống các TCTD, phân tích đánh giá những diễn biến của thị trường nhằm xác định chính xác hiệu quả khối lượng, chủng loại hàng hoa,ï cách thức giao dịch thích hợp đồng thời có sự

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ của cơ quan đứng đầu tài chính đất nước về các quyết sách tiền tệ pot (Trang 36 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)