MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VÀ ĐIỀU HÀNH CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHNN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ của cơ quan đứng đầu tài chính đất nước về các quyết sách tiền tệ pot (Trang 34 - 36)

II. CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU HÀNH CSTT HIỆN NAY

B.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VÀ ĐIỀU HÀNH CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHNN VIỆT NAM

ĐIỀU HÀNH CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHNN VIỆT NAM I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Qua những phân tích trên, chúng ta thấy chính sách kinh tế nói chung, chính sách tiền tệ nói riêng trong thời gian qua đã thực hiện được những mục tiêu đó là: ổn định đồng tiền, kiền chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo nền tảng tài chính ổn định. Mức cung tiền cho nền kinh tế hằng năm không còn theo ý muốn chủ quan mà dựa trên tốc độ tăng trưởng và lạm phát dự kiến, đồng thời NHNN đã được quyền chủ động bơm và rút tiền khởi lưu thông trên cơ sở chỉ tiêu

Nhà nước đã được duyệt, loại bỏ tình trạng thiếu tiền mặt có tính chất thời điểm trong nền kinh tế. Cụ thể, năm 2002, nền kinh tế đã tăng trưởng mức 7,04%, lạm phát 4%, đồng tiền VND ổn định, tỷ giá chỉ tăng có 2%, thấp nhất trong nhiều năm qua... Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được việc điều hành Chính sách tiền tệ còn bộc lộ một số mặt chưa hoàn hảo và bất cập làm ảnh hưởng đến mục tiêu điều hành Chính sách tiền tệ như :

Mối quan hệ giữa các loại lãi suất của NHNN như lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở chưa thật sự chặt chẽ, quan hệ và tác động hiệu ứng của các loại lãi suất này đến lãi suất thị trường còn hạn chế; việc theo dõi nắm bắt thông tin về thị trường của NHNN, công tác thống kê tạo lập cơ sở dữ liệu... còn chậm.

Thị trường ngoại hối Việt Nam chưa thực sự phát triển, các giao dịch hối đoái chủ yếu vẫn là giao dịch ngay (spot) đơn thuần, khối lượng giao dịch ngoại tệ chưa cao, tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ còn khá phổ biến, việc đánh giá tình hình cung cầu ngoại tệ rất khó khăn... trong khi đó hệ thống văn bản hướng dẫn còn chồng chéo, gây khó khăn cho việc cân đối cung cầu ngoại tệ của nền kinh tế làm cơ sở hoạch định chính sách tỷ giá. Mặt khác, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam tuy đã được cải thiện nhưng vẫn rất thấp, khả năng tự vệ yếu...

Đối với hoạt động Nghiệp vụ thị trường mở, là một hoạt động hoàn toàn mới nên một số TCTD còn bỡ ngỡ khi tham gia. NVTTM lại ra đời trong điều kiện nền kinh tế còn trong trình độ phát triển thấp, chưa ổn định, nhiều rủi ro. Số lượng thành viên tham gia ít, chủ yếu là các NHTM quốc doanh. Hàng hóa còn nghèo nàn, không đa dạng về chủng loại và thời hạn, đội nhủ cán bộ nghiệp vụ ít, không chuyên sâu; từ đó ảnh hưởng lớn đến công tác dự đoán, ra quyết định...

Xuất phát từ thực tế trên, để việc điều hành thực thi Chính sách tiền tệ có hiệu quả hơn trong những năm tới, NHNN cần phải có những biện pháp hoàn thiện dần các công cụ Chính sách tiền tệ của mình cho phù hợp thực tế đất nước cũng như xu hướng quốc tế.

Một phần của tài liệu Nhiệm vụ của cơ quan đứng đầu tài chính đất nước về các quyết sách tiền tệ pot (Trang 34 - 36)