Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hưng Yên (Trang 34 - 45)

2.1. Giới thiệu về chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hƣng Yên

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

2.1.2.1. Ban lãnh đạo

Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên là người đứng đầu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của Pháp luật và của NHNo&PTNT Việt Nam, chịu trách nhiệm trước chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt nam về toàn bộ hoạt động điều hành kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên.

Giám đốc phân công, ủy quyền cho các Phó Giám đốc giải quyết và ký một số văn bản về những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình.

Ban Giám đốc điều hành công việc theo chương trình, kế hoạch hàng tháng, quý, năm theo quy chế của NHNo&PTNT Việt Nam.

Phó Giám đốc là người giúp việc Giám đốc phụ trách điều hành một số nghiệp vụ theo quy chế của NHNo&PTNT Việt Nam.

Điều hành hoạt động nghiệp vụ của các phòng, tổ chuyên môn nghiệp vụ và tương đương là các Trưởng phòng, tổ trưởng, giúp việc Trưởng phòng có một số Phó trưởng phòng.

2.1.2.2. Tổ chức các phòng nghiệp vụ tại NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên

Ban giám đốc: (gồm 3 người) trực tiếp chỉ đạo, điều hành quyết định toàn bộ các hoạt động của Ngân hàng, tiếp nhận các chỉ thị đồng thời phổ biến đến từng cán bộ công nhân viên, chịu trách nhiệm Ngân hàng cấp trên và Pháp luật về mọi quyết định của mình.

Bao gồm các Phòng, ban: - Phòng Kế hoạch Kinh doanh - Phòng thẩm định

- Phòng Dịch vụ khách hàng và Marketing - Phòng Kế toán ngân quỹ

- Phòng Tin học

- Phòng kiểm tra - kiểm toán nội bộ - Phòng Hành chính – Nhân sự

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hƣng Yên (Nguồn : Giới thiệu chung – NHNo&PTNT Tỉnh Hƣng Yên)

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên

* Chính sách cho vay tại chi nhánh

Ƣu tiên vốn đầu tƣ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tăng tỷ lệ dƣ nợ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đạt 70%/Tổng dƣ nợ. Khuyến khích tiếp tục đẩy mạnh cho vay lĩnh vực ƣu tiên.

Trong năm 2012 và năm 2013, Chính phủ đã xác định chủ trương nhất quán là tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Vì vậy, chính sách tín dụng ngân

Phòng thẩm định Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ Phòng tổ chức- hành chính Phòng DVKH & Market ing Phòng kế toán ngân quỹ Phòng điện toán Phòng Kế hoạch – Kinh doanh Phó giám đốc tài chính kế toán Giám đốc chi nhánh Phó giám đốc kinh doanh

chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá và các chính sách khác trong việc hỗ trợ các lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam, có ảnh hưởng đến đại bộ phận người nông dân, như lĩnh vực lúa gạo, thuỷ sản, cà phê, ...(ii) Khuyến khích các TCTD tiếp tục đẩy mạnh cho vay đối với một số lĩnh vực ưu tiên hiện nay, như cho vay nông nghiệp, nông thôn, cho vay DNNVV, cho vay công nghiệp hỗ trợ và xuất khẩu. Bổ sung thêm lĩnh vực ưu tiên đối với những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và cho vay có tác dụng kích cầu thị trường để giảm tồn kho cho doanh nghiệp (như cho vay mua nhà, cho vay xây dựng nông thôn mới...) và các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và bảo vệ môi trường; (iii) Tạo chu trình khép kín cho sự tham gia của vốn tín dụng ngân hàng vào chuỗi liên kết sản xuất-thu mua-tiêu thụ sản phầm nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu của hệ thống các TCTD (thông qua việc đưa ra các sản phẩm tín dụng như cho vay theo chuỗi của người nuôi, thu mua, chế biến thuỷ sản xuất khẩu, cho vay liên kết giữa chủ đầu tư bất động sản với nhà thầu xây dựng, người cung cấp vật liệu xây dựng và người mua nhà...); (iv)Tăng cường kiểm soát mục đích vay vốn và công tác thanh tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng; (v) Kết hợp giữa cho vay phát triển kinh tế với cho vay phục vụ mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội. Từng bước tăng nguồn lực cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách để bảo đảm an sinh xã hội. Chú trọng vào các chương trình tín dụng đối với người nghèo, cận nghèo, học sinh sinh viên, cho vay người nghèo về nhà ở....; (vi) Kết hợp đồng bộ giữa chính sách tín dụng ngân hàng với các chính sách khác nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ngành ngân hàng theo lộ trình đã duyệt.

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là một hoạt động quan trọng của Ngân hàng, nó là tiền đề, là cơ sở quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Có một nguồn vốn hợp lý,chi phí thấp là một thế mạnh mà các ngân hàng luôn hướng tới.Từ quan điểm đó Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên đã chủ động tích cực khai thác các nguồn vốn bằng nhiều biện pháp thích hợp nên ngân hàng đã có sự tăng

trưởng ổn định nguồn vốn của mình. Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên không ngừng mở rộng công tác huy động vốn với nhiều hình thức như kỳ phiếu, trái phiếu có mục đich, gửi tiền tiết kiệm nhằm huy động tối đa lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư phục vụ cho nhu cầu tài trợ các chương trình phát triển kinh tế của tỉnh và của bản thân ngân hàng.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tổng nguồn vốn huy động 529.110 1.001.625 1.253.112 Huy động từ thị trường I Trong đó:

- Tiền gửi từ dân cư

- Tiền gửi từ tổ chức kinh tế

529.110 164.024 365.086 1.001.625 470.764 530.861 1.253.112 596.264 656.848 Huy động từ thị trường II 0 0 0

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên năm 2009,2010,2011) 0 100 200 300 400 500 600 700 2009 2010 2011 Dân cư Tổ chức Biểu đồ 2.1: Tổng vốn huy động

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên năm 2009,2010,2011)

Theo số liệu cho thấy, nguồn vốn huy động của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên đang gặp khó khăn trong việc huy động vốn từ các tổ chức, tiền huy động tăng qua từng năm nhưng tỷ lệ tiền gửi của dân cư tăng lên trong khi tiền gửi của các doanh nghiệp đang giảm đáng kể. Điều này là do nền kinh tế có nhiều thay đổi, khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến cho nền kinh tế của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng, các doanh nghiệp thiếu vốn làm ăn, khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay, kết quả kinh doanh không tốt, hầu hết đều tận dụng tối đa nguồn vốn để làm ăn, đồng thời kinh tế biến động nên người dân cũng không mạo hiểm đầu tư tiền của mình mà chọn giải pháp an toàn bằng cách gửi tiền vào ngân hàng, chính vì thế mà tỷ lệ tiền gửi dân cư vào ngân hàng ngày một tăng.

Năm 2009, thị trường có nhiều biến đổi, đặc biệt là về lãi suất, các ngân hàng không chỉ nâng lãi suất huy động lên quá cao mà còn áp dụng nhiều hình thức khuyến mại hấp dẫn, nhiều quỹ tiết kiệm của các NHTM khác cùng hoạt động trên địa bàn đã ảnh hưởng đến mức độ tăng trưởng nguồn vốn. Do công tác huy động vốn gặp nhiều biến động về lãi suất nên mức huy động năm 2009 không đạt được mức mong muốn. Năm 2010, tình hình huy động vốn của các TCTD rất căng thẳng, lãi suất huy động bị đẩy lên rất cao so với giá trị thực tạo nên một cuộc chạy đua lãi suất gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, chi nhánh đã chủ động triển khai nhiều biện pháp khắc phục nên nguồn huy động tại chi nhánh vẫn tăng trưởng ổn định, đáp ứng đầy đủ vốn, tạo thế chủ động cho phát triển kinh doanh. Cụ thể năm 2010 số huy động đã tăng hơn rất nhiều so với năm 2009 (472.515 triệu đồng tương đương 189% so với năm 2009). Năm 2011, tình hình huy động đã có sự ổn định hơn, tuy con số tổng huy động chỉ cao hơn chút ít so với năm 2010 nhưng lãi suất huy động lại giảm đáng kể (đặc biệt là giai đoạn cuối năm 2011). Kết quả trên có được là nhờ vào việc tuân thủ nghiêm túc quy định của NHNN và là điều rất đang mừng cho hoạt động của ngân hàng, chi phí trả lãi giảm đáng kể góp phần tăng lợi nhuận kinh doanh.

Cấu thành nguồn vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên là các khoản tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và cá nhân – là thị trường I và tiền

gửi huy động trên thị trường II- là các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Sở dĩ vốn huy động liên tục tăng như vậy là do sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và trong cuộc chạy đua lãi suất huy động, với chính sách giá hợp lý mà Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên đã đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng và đầu tư của mình.

Nguồn vốn huy động từ thị trường II ổn định qua các năm, hiện tại hầu hết các hợp đồng tiền gửi trên thị trường II đều được gia hạn hợp đồng. Tuy nhiên, hiện nay các khoản tiền gửi trên thị trường II đều có yêu cầu phải bảo đảm bằng tài sản bảo đảm nên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng thanh khoản cũng như hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Trong những năm gần đây nguồn vốn của chi nhánh đã tăng đáng kể, điều này cũng phần nào cho thấy chi nhánh đã chiếm được lòng tin của khách hàng nhưng vẫn còn có rất nhiều khó khăn, nguồn tiền gửi tiết kiệm chiếm một tỷ lệ lớn, tuy ổn định và an toàn nhưng chi phí trả lãi tương đối lớn, kết quả kinh doanh cũng bị ảnh hưởng bởi khoản chi phí này.

Công tác huy động vốn trong những năm qua đạt được kết quả tốt là do: - Lãi suất tiền gửi tiết kiệm luôn được điều chỉnh phù hợp theo quy định của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam và tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh, cuối năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011 là giai đoạn lãi suất có sự biến động rất lớn, tác động mạnh tới hoạt động huy động vốn của chi nhánh. Tuy nhiên, với sự nghiêm túc trong hoạt động và thái độ kiên quyết trong điều hành của Ban lãnh đạo, chi nhánh luôn thực hiện đúng theo quy định của NHNN.

- Các hình thức huy động vốn luôn được đa dạng hóa nhằm tạo điều kiện cho khách hàng lựa chọn được hình thức phù hợp với nguồn tiền nhàn rỗi của mình. Ngoài các hình thức huy động truyền thống, Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên còn triển khai một số hình thức huy động khác nên lượng huy động đều tăng trong những năm gần đây, tuy không tăng nhiều nhưng là một dấu hiệu đáng mừng cho hoạt động của chi nhánh.

- Bên cạnh đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, tiếp thị kết hợp với chương trình khuyến mại hấp dẫn nhưng quan trọng vẫn là việc đổi mới phong cách phục vụ khách hàng.

2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn

Hiện nay do nền kinh tế nước ta đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ nhất là sau khi nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO thì nhu cầu tín dụng không ngừng tăng. Do đó Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên đang có nhiều biện pháp và chính sách nhằm thu hút nhiều hơn nguồn vồn nhàn rỗi trong dân cư để đáp ứng nhu cầu cho vay đầu tư. Nguồn vốn huy động của chi nhánh không ngừng tăng lên đảm bảo được cân đối cung cầu, tạo thế chủ động hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên đặt ra quyết tâm đưa dư nợ tăng trưởng một cách lành mạnh, vững chắc, giảm tỷ lệ nợ quá hạn. Kết quả hoạt động cho vay đầu tư liên tục tăng trong bốn năm, đặc biệt là các năm 2010, 2011. Tỷ lệ nợ quá hạn giảm đánh kể, doanh thu ngày càng tăng.

Tổng dư nợ cho vay năm 2011 đạt 438.589 triệu đồng, tăng 250.371 triệu đồng so với năm 2010 và năm 2010 tăng 258.692 so với năm 2009. Trong năm 2011, dư nợ cho vay tăng trong khi doanh số cho vay lại giảm xuống, điều này chứng tỏ doanh số thu nợ vay đã tăng lên khá nhiều, đây có thể coi là năm mà Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên khá thành công trong công tác thu hồi nợ và xử lý nợ quá hạn. Việc tăng dư nợ cho vay của chi nhánh đã góp phần tháo gỡ kho khăn về vốn cho doanh nghiệp, đặc biệt là với DNNVV. Tạo nền kinh tế vững chắc cho đất nước ta đẩy mạnh Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn

Đơn vị: Triệu đồng

Stt

Năm Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền %

I Doanh số cho vay 247.890 584.264 508.167

II Doanh số thu nợ 80.624 201.545 178.652

III Dư nợ cho vay 179.897 100 430.268 100 438.589 100 Ngắn hạn 51.270 28,5 140.697 32,7 171.488 39,1 Trung, dài hạn 128.627 71,5 289.571 67,3 267.101 60,9

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2009 – 2011)

Doanh số cho vay, thu nợ cũng như dư nợ bình quân các năm tuy có thay đổi nhưng chỉ thay đổi với tỷ lệ thấp. Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn vay của chi nhánh khá cao trong những năm gần đây, vì cho vay khá cao so với số vốn huy động được. Do đó kết quả đạt được khả quan với lợi nhuận, lợi nhuận tuy không cao nhưng khá ổn định. Nợ quá hạn có tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát của ngân hàng.

2.1.3.3. Hoạt động khác

Là một ngân hàng đa năng, sản phẩm dịch vụ tài chính của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên cũng rất đa dạng. Các hoạt động khác của chi nhánh cũng được các khách hàng và bạn hàng đánh giá rât cao.

- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Mặc dù trong những năm gần đây thi trường ngoại hối diễn biến phức tạp ảnh hưởng nhiều đến hoạt động ngân hàng, nhưng chi nhánh luôn tăng cường công tác quản lí ngoại tệ, đáp ứng mọi nhu cầu mua bán, trao đổi ngoại tệ của khách hàng. Trong năm 2011 tổng doanh số mua ngoại tệ là 1,231 triệu USD tăng 0,274 triệu so với năm 2010, doanh số bán là 1,113 triệu USD tăng 0,434 triệu USD so với năm trước. Thu nhập kinh doanh từ ngoại tệ năm 2011 đạt 235 triệu đồng, tăng 65 triệu đồng so với năm 2010.

- Hoạt động thanh toán: Với việc chủ động thay đổi công nghệ,việc thanh toán chuyển tiền nhanh chóng, chính xác nên ngày càng thu hút được khách hàng mới giao dịch, cũng như thắt chặt với khách hàng cũ. Tổng số tài khoản hoạt động tại Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên tăng theo từng năm. Những tài khoản này tạo ra thu nhập lớn, làm tăng thu nhập cho chi nhánh.

- Công tác nghiên cứu sản phẩm mới: năm 2010 và 2011 Chi nhánh đã cho triển khai một số sản phẩm mới: Tiết kiệm an sinh, bảo hiểm nhân thọ, dịch vụ tư vấn địa ốc,… và trong thời gian tới sẽ triển khai thêm các sản phẩm mới khác nhằm đáp ứng hơn nữa nhu cầu tài chính của khách hàng.

2.1.3.4. Kết quả kinh doanh và một số chỉ tiêu tài chính

Trong những năm vừa qua mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức như: tình hình an ninh thế giới bất ổn, khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài,… nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn kiên trì con đường đổi mới kinh tế và có chính sách, biện pháp tích cực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.

Về phía ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đổi mới mạnh mẽ việc điều hành chính sách tiền tệ, cơ cấu lại hệ thống các Ngân hàng thương mại theo chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Hầu hết các ngân hàng đều đạt kết quả khả quan.Với sự nỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hưng Yên (Trang 34 - 45)