Thực hiện những quy định chung theo sự điều chỉnh của Basel II
Từ hiệp ước Basel mới đặt ra những trụ cột cơ bản về yêu cầu vốn tối thiểu, quy trình đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát và tính kỉ luật của thị trường. Quá trình hội nhập hệ thống tài chính - ngân hàng quốc tế đặt ra yêu
cầu cần thiết phải nâng cao tính minh bạch thông tin nhằm kiểm soát rủi ro trong hệ thống ngân hàng, những trụ cột này là để hướng tới đảm bảo cho hệ thống tài chính hiện đại phát triển bền vững hơn. Việt Nam cần phải thực hiện những quy định chung này, Basel II sắp tới sẽ không chỉ có nước phát triển áp dụng mà là cả các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam. Do đó cần thiết phải nghiên cứu các tư tưởng cơ bản của Basel II để có thể vận dụng đơn giản hơn nhưng vẫn hiệu quả cho hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Các chính sách điều hành trong hệ thống ngân hàng cần phải được thực hiện trên tinh thần công bằng, kiểm soát được tính an toàn của hệ thống nhưng đồng thời phải đảm bảo tính cạnh tranh. Mỗi một chính sách ra đời vừa phải đảm bảo an toàn của toàn hệ thống nhưng không làm hạn chế năng lực cạnh tranh của các ngân hàng và không đi ngược với xu hướng đa dạng hóa sản phẩm và lợi thế cạnh tranh của hệ thống tài chính hiện đại.
Tăng cường công tác quản trị rủi ro
NHNN hướng dẫn NHTM cách thức tính toán, đo lường rủi ro cho mình, thiết lập chương trình quản trị rủi ro của mình và gửi bản đề xuất ấy cho NHNN. NHNN sẽ xem xét, có các điều chỉnh cần thiết, rồi xem đó là một bản hợp đồng ghi nhớ mà NHTM phải tuân thủ. NHNN sẽ định kì yêu cầu báo cáo, kiểm tra giám sát việc tuân thủ hợp đồng ấy. Mặt khác, chính NHTM phải gia tăng tính minh bạch trong các báo cáo của mình, trình bày cho công chúng rõ hơn về những rủi ro mà mình chấp nhận, các cách thức quản trị, mức độ vốn dự phòng cho các rủi ro… chính điều này sẽ tạo ra một kỉ luật thị trường cho các ngân hàng và gia tăng tính an toàn cho hệ thống ngân hàng. Áp dụng theo Basel II, NHNN chỉ cần yêu cầu các ngân hàng phân loại, định mức tín nhiệm và rủi ro của tài sản các ngân hàng (bao gồm các khoản vay), cho phép các ngân hàng lựa chọn phương thức đánh giá rủi ro và quản trị rủi ro phù hợp (trong số các phương pháp do Basel II đề xuất), với điều kiện phải
báo cáo về cách đánh giá, phương thức quản trị phù hợp để NHNN thông qua và giám sát. Bên cạnh đó, theo tinh thần Basel II, cần yêu cầu các ngân hàng phải minh bạch, công khai các thông tin về các rủi ro mình đang gặp phải, cấu trúc vốn của ngân hàng và mức độ dự phòng, cũng như khả năng đầy đủ vốn để đáp ứng trong trường hợp có rủi ro, tức là một tỷ lệ phần trăm vốn dự phòng cần có trên các tài sản có rủi ro, tức là phần tài sản đã được điều chỉnh cho hệ số rủi ro của chúng. Bên cạnh đó NHNN trên cơ sở nghiên cứu cập nhật số liệu báo cáo thống kê từ các ngành, để đưa ra dự báo về xu hướng phát triển, rủi ro có thể gặp của các ngành kinh tế từ đó các NHTM có định hướng đầu tư một cách hiệu quả hạn chế được rủi ro.
Nâng cao tính tin cậy của các tổ chức định mức tín nhiệm NHTM có định hướng đầu tư một cách hiệu quả hạn chế được rủi ro.
Xếp hạng tín nhiệm được thực hiện trên trọng số rủi ro quốc gia và trọng số rủi ro công ty. Tuy vậy, việc đánh giá và xếp hạng rủi ro của nước ta vẫn còn những điểm chưa đồng nhất dựa trên những tiêu chuẩn xếp hạng rủi ro khác nhau căn cứ vào các mô hình xếp hạng rủi ro như: mô hình ICRG (International Country Risk Guide), mô hình Beta quốc gia… Điều này có thể xuất phát từ những quan điểm khác nhau trong đánh giá rủi ro nhưng nguyên nhân quan trọng hơn hết là tính minh bạch và sự thống nhất trong các thông tin được công bố. Vấn đề này cũng tồn tại trong các xếp hạng tín nhiệm đối với các công ty, vì vậy để đảm bảo độ tin cậy của bảng xếp hạng này làm cơ sở cho quản trị rủi ro của các NHTM, các doanh nghiệp cần gia tăng tính trung thực, kịp thời và chịu trách nhiệm về các thông tin do mình công bố, đồng thời, Nhà nước cần có những biện pháp chế tài thích đáng trong những trường hợp vi phạm các quy định về công bố thông tin, tránh tình trạng “giơ cao đánh khẽ” như thời gian qua.
Phối hợp các ban ngành liên quan để hoàn thiện hệ thống kế toán theo thông lệ quốc tế.
Xây dựng các giải pháp chính sách để hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng, phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS)
Phát triển thị trường sản phẩm phái sinh
Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho việc kinh doanh sản phẩm phái sinh
NHNN và các cơ quan có liên quan cần nhanh chóng nghiên cứu, xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh điều chỉnh hoạt động kinh doanh các công cụ tài chính phái sinh của các NHTM.
Do tính chất mới mẻ của các sản phẩm phái sinh nên cho đến tận bây giờ các chuẩn mực kế toán và quy định về thuế vẫn chưa đuổi kịp với các công cụ phái sinh. Trong rất nhiều năm, các sản phẩm phái sinh được ghi chép vào các khoản mục ngoài bảng cân đối kế toán (như ở Việt Nam thì hạch toán vào các chi phí khác, chi phí tài chính, doanh thu từ hoạt động khác, doanh thu từ hoạt động tài chính…), vì thế nên rất khó xác định từ các báo cáo tài chính truyền thống các công cụ phái sinh nào được sử dụng và tác động của những giao dịch phái sinh lên thu nhập của công ty như thế nào. Hầu hết những khó khăn này bắt nguồn từ việc sử dụng rộng rãi các ứng dụng của công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro, nên đã tạo ra các phức tạp đáng kể trong kế toán.
Trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam, việc xây dựng và ban hành các văn bản nêu trên cần phải lưu ý một số vấn đề pháp lý sau đây:
Về hình thức văn bản: để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, Nhà nước xem xét ban hành luật giao dịch công cụ tài chính phái sinh điều chỉnh thống nhất về tổ chức, hoạt động của thị trường tài chính phái sinh (không chỉ chú ý vào các
thị trường có tổ chức như sàn giao dịch giao sau, sàn giao dịch quyền chọn, mà phải chú ý vào các giao dịch OTC vì theo kinh nghiệm thì đây là những giao dịch phổ biến hơn tại Việt Nam) và hoạt động kinh doanh các sản phẩm tài chính phái sinh như thông lệ ở nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực.
Về mặt quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh các công cụ tài chính phái sinh của các NHTM theo nguyên tắc và theo thông lệ quốc tế, các NHTM có thể tham gia thực hiện các nghiệp vụ phái sinh theo một trong các tư cách: (1) Người cung cấp dịch vụ ngân hàng liên quan đến công cụ phái sinh hoặc cung cấp dịch vụ môi giới, tư vấn cho khách hàng mua, bán công cụ phái sinh (ngân hàng cung cấp dịch vụ); (2) nhà đầu tư mua, bán các sản phẩm phái sinh.
Theo loại tài sản cơ sở, các sản phẩm phái sinh có thể chia thành các sản phẩm phái sinh dựa trên tài sản tài chính (như ngoại tệ, lãi suất, cổ phiếu, trái phiếu, khoản vay, tiền gửi…) và các sản phẩm phái sinh dựa trên hàng hóa (như gạo, cao su, cà phê, xăng dầu…)
Xây dựng tiêu chí trong việc quản lý và cấp phép sản phẩm phái sinh. Nâng cao tiêu chí trong việc cấp giấy phép và đòi hỏi kĩ thuật đối với các NHTM dựa trên những tiêu chuẩn về độ vững chắc tài chính và các chỉ số an toàn trong hoạt động các NHTM; căn cứ vào tính chất của từng loại hình công cụ phái sinh, mức độ rủi ro và tư cách tham gia vào giao dịch phái sinh của NHTM để có hình thức quản lý phù hợp.
Thứ nhất, nhóm các hoạt động/ dịch vụ không cần xin phép là các dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng kinh doanh các công cụ phái sinh như hoạt động môi giới, tư vấn, nhận ủy thác và quản lý tài khoản đầu tư vào các sản phẩm phái sinh của khách hàng. Với tư cách là người cung cấp các dịch vụ cho khách hàng đầu tư vào sản phẩm phái sinh, NHTM không phải gánh
chịu rủi ro nảy sinh từ hoạt động kinh doanh công cụ phái sinh, do vậy việc cấp phép riêng cho các nghiệp vụ này là không cần thiết.
Thứ hai, nhóm các hoạt động/ dịch vụ cần xin phép là hoạt động kinh doanh công cụ tài chính phái sinh giữa các NHTM và giữa NHTM với khách hàng. Với tư cách là một bên tham gia giao dịch mua bán các công cụ tài chính phái sinh, các NHTM sẽ phải gánh chịu rủi ro từ giao dịch nên việc cấp phép, thanh tra và giám sát của NHNN là cần thiết để bảo vệ lợi ích của người gửi tiền, đảm bảo sự an toàn của bản thân ngân hàng và sự ổn định của cả hệ thống.
Về quy trình, điều kiện cấp phép và giám sát rủi ro, do yêu cầu của quá trình cải cách hành chính, NHNN cần thay đổi căn bản cơ chế cấp phép cho việc cung cấp từng dịch vụ tài chính phái sinh cụ thể của các NHTM theo hướng: NHNN không cấp phép cho từng sản phẩm tài chính phái sinh của NHTM mà quy định các điều kiện cần thiết để được cung cấp từng nhóm sản phẩm tài chính phái sinh (trên cơ sở đảm bảo an toàn, có chính sách quản trị rủi ro phù hợp, có đủ năng lực cung cấp dịch vụ). Khi có đủ các điều kiện này, tổ chức tín dụng sẽ được thực hiện hoạt động kinh doanh các sản phẩm tài chính phái sinh và NHNN chỉ giám sát, thanh tra việc cung cấp dịch vụ của tổ chức tín dụng trên cơ sở tuân thủ các điều kiện do NHNN quy định. NHNN không nên quy định cụ thể các loại sản phẩm tài chính phái sinh mà NHTM được phép cung cấp trong giấy phép của từng ngân hàng, mà nên quy định chung theo nhóm các dịch vụ này sẽ được cung cấp (có thể theo tiêu chí phân loại dựa vào tài sản tài chính gốc của công cụ phái sinh như các công cụ tài chính phái sinh dựa trên giao dịch ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế, tiền gửi, khoản vay, lãi suất…)
Tổ chức thị trường chính thức về công cụ tài chính phái sinh, tăng cường giám sát, quản lý thông qua các quy định và kiểm toán bắt buộc.
NHNN cần tổ chức thị trường chính thức về công cụ tài chính phái sinh, cần có các cơ chế, chính sách chặt chẽ để thị trường vận hành thông suốt. Đồng thời, cơ quan giám sát an toàn thị trường tài chính phải có đầy đủ thông tin và có năng lực thanh tra, giám sát tốt đối với các thành viên tham gia thị trường.
Để đảm bảo thị trường công cụ phái sinh hoạt động hiệu quả cần thực hiện các quy định sau:
Quy định giới hạn giá mua và mức phí các sản phẩm phái sinh
Quy định này nhằm khống chế các nhà đầu tư đưa ra những mức giá quá cao hay quá thấp làm thị trường bị xáo trộn hay bị bóp méo. Nói cách khác, đây là những quy định nhằm kiểm soát các nhà đầu cơ tác động lên giá cả. Việc kết hợp các chiến lược phòng ngừa rủi ro trong các sản phẩm phái sinh là rất phong phú, nó cho phép kết hợp vừa phòng ngừa, vừa tiến công khi có cơ hội (đặc biệt đối với các định chế muốn tìm kiếm lợi nhuận). Dĩ nhiên mặt trái là đầu cơ rất cao. Các nhà đầu cơ có thể đầu cơ giá lên hoặc đầu cơ giá xuống bằng các sản phẩm phái sinh, đặc biệt là sản phẩm quyền chọn.
Quy định về vốn và thế chấp trong giao dịch công cụ tài chính phái sinh. NHNN cần phải đưa ra quy định về mức tài khoản kí quỹ và mức duy trì cao hơn mức quy định trên thị trường thế giới để đảm bảo việc tuân thủ hợp đồng ngay cả trong những trường hợp có biến động cao về giá, có thể lên tới 25% hợp đồng (so với mức 5% trên thị trường thế giới). Đối với các nhà môi giới trên hợp đồng phái sinh, yêu cầu đầu tiên là phải có đủ vốn, mặc dù họ chỉ là các ngân hàng hoặc các công ty không trực tiếp tham gia vào các giao dịch phái sinh. Yêu cầu về vốn rất quan trọng, vì chúng giúp cho hệ thống các ngân hàng Việt Nam giảm bớt những nguy cơ về động cơ sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tránh tình trạng mất khả năng thanh toán của nhà môi giới.
Yêu cầu này nhằm khống chế và bắt buộc hệ thống NHTM trong nước không được gánh chịu những rủi ro từ người mua các hợp đồng quyền chọn hoặc kì hạn. Các ngân hàng chỉ là trung gian đứng ra thu phí giữa người mua trong nước và sau đó đem bán lại trên thị trường thế giới. Quy định này được áp dụng tại hầu hết các nước phát triển, nhưng trong điều kiện Việt Nam chúng ta bắt buộc các ngân hàng về các giao dịch này còn hạn chế nhiều, đó là chưa kể đến những yếu kém về vốn trong hệ thống NHTM. Ngoài ra, Việt Nam cần xem xét và khẩn trương tham gia vào các thỏa thuận giao dịch hoán đổi theo quy định quốc tế thì mới có đủ điều kiện có thể tham gia ký các hợp đồng tái bảo hiểm từ các giao dịch phái sinh trong nước.
Yêu cầu mở cửa thị trường tự do cho tất cả các định chế triển khai các hợp đồng phái sinh.
Mở cửa thị trường các công cụ tài chính phái sinh, để tránh tình trạng phổ biến hiện nay là Chính phủ chỉ cho phép một số ngân hàng làm thí điểm. Có thể nói, “thí điểm” hiện nay là một căn bệnh của các cơ quan hoạch định chính sách. Trong những trường hợp như thế, giá trị hợp lý của các hợp đồng phái sinh sẽ chỉ là độc quyền của một số ngân hàng, và chắc chắn sẽ cao hơn trên thị trường thế giới. Tất cả những bóp méo giá trị các hợp đồng phái sinh sẽ đẩy sang phía người mua gánh chịu.
Tác dụng ngược của các độc quyền là hoặc sẽ không tồn tại công cụ phòng ngừa rủi ro trên thực tế, do giá phí quá cao làm nản lòng các nhà đầu tư, hoặc là các nhà đầu tư sẽ càng chấp nhận mạo hiểm cùng tham gia canh bạc với cái giá phải trả rất cao với hy vọng gỡ gạc lại bằng cách đầu cơ trên những thị trường bất ổn. Chính vì vậy mà cần xem xét để tạo ra một thị trường tự do, để các định chế tài chính có đủ các điều kiện có thể cung cấp các sản phẩm phái sinh. Và dĩ nhiên đi liền với đó là thiết lập khung quản lý chung cho các định chế này.
KẾT LUẬN
Quá trình quốc tế hóa nền kinh tế ngày càng trở nên mạnh mẽ đã có tác động sâu sắc đến nền kinh tế Việt Nam đang trọng giai đoạn mở cửa hội nhập, dẫn đến việc tự do hóa thương mại, đầu tư và tài chính cũng diễn ra mạnh mẽ hơn. Trong những năm gần đây, ngành tài chính ngân hàng phát triển đáng kể, đóng góp cho sự phát triển của kinh tế, xã hội nước nhà. Tuy nhiên, đặc thù của hoạt động ngân hàng là vì lợi nhuận, mà lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro. Vì thế, quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng luôn là một vấn đề được chú trọng.
Tìm hiểu về hoạt động ngân hàng tại ngân hàng TMCP Quốc Tế, tác