2.4.1. Những thành công:
Do đại diện chi nhánh và hai phòng giao dịch đều đặt ở những khu tập trung đông dân cư, hai phòng giao dịch đã hoạt động hơn 4 năm còn chi nhánh, đã hoạt động được 8 năm nên các chỉ tiêu về dư nợ huy động đã tương
đối lớn.
VIB Cầu Giấy mạnh về hoạt động bán lẻ, cho vay tiêu dùng chiếm ưu thế, khách hàng đa số là khách hàng cá nhân, họ thường vay hoặc gửi với lượng tiền ít, và đây là lượng vốn thực sự nhàn rỗi. Nên nguồn vốn VIB Cầu Giấy khá ổn định. Yếu tố này rất có lợi cho VIB trong việc quản trị rủi ro thanh khoản.
Đội ngũ cán bộ VIB Cầu Giấy với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm khá tốt và đồng đều. Ví dụ các cán bộ tín dụng đều có kinh nghiệm từ 4 năm trở lên. Kinh nghiệm là một lợi thế để VIB Cầu Giấy phòng ngừa rủi ro.
2.4.2. Những tồn tại:
Số lượng phòng giao dịch còn ít, quy mô nhỏ nên sức cạnh tranh với các chi nhánh trong hàng còn yếu.
Các chính sách phục vụ khách hàng chưa thực sự hiệu quả so với một số chi nhánh khác, ví dụ chi nhánh Hà Nội, phân định rất rõ trách nhiệm của khách hàng, trong khâu giải chấp tài sản đảm bảo, khách hàng có thể tự đi xóa đăng ký giao dịch TSĐB rồi giữ luôn TSĐB đó. Nhưng ở Cầu Giấy, hầu như 100% cán bộ tín dụng vẫn đi làm cho khách hàng. Chính sách này sẽ làm chồng chéo công việc mà cũng không đóng góp nhiều vào việc quản trị rủi ro. Khả năng quản trị rủi ro còn yếu kém: Có thể nói, cho đến thời điểm này, đây là một đặc điểm nổi bật chung của nhiều ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về phòng ngừa rủi ro và nghiệp vụ quản trị rủi ro vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ nên tình trạng thẩm định khách hàng đi vay còn để lọt những khách hàng yếu kém.
Chính sách quản trị rủi ro còn nhiều bất cập: trong những năm gần đây, mặc dù VIB Cầu Giấy nhận thức được vai trò của quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Tuy vậy việc xây dựng chính sách quản trị rủi ro vẫn còn nhiều bất cập, chưa cập nhật và chưa phù hợp với điều kiện ngân hàng cũng
như chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Quy trình quản trị rủi ro chưa hoàn thiện: còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo được hiệu quả của công tác quản trị rủi ro. Quy trình còn rườm rà, phải qua nhiều khâu, nhiều bước vừa tốn chi phí mà hiệu quả thực hiện lại không cao.
Quan điểm quản lý của giám đốc chi nhánh chưa chặt với nhân viên nên chưa tạo nhiều áp lực. Môi trường làm việc chưa thực sự khắt khe. Con người chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao nên hiệu quả công việc chưa cao và chính vì thế nên khả năng xảy ra rủi ro là rất lớn.
2.4.3. Nguyên nhân
Công tác đào tạo nguồn nhân lực của các VIB chưa được chú trọng, hoặc nếu có thì cũng chỉ dừng lại ở đào tạo về kĩ năng nghiệp vụ, chưa chú trọng đến đào tạo về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên.
Chưa ứng dụng, hoặc chưa vận dụng hết tính năng của công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh ngân hàng để giám sát và giảm thiểu rủi ro xảy ra. Công tác dự đoán rủi ro còn nhiều hạn chế nên chưa chủ động trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả đem lại.
Hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện quy trình giao dịch của các NHTM còn nhiều hạn chế.
Chưa chủ động trong phòng ngừa các rủi ro do các yếu tố khách quan mang lại.
Hiện nay, Basel II là công cụ hữu hiệu nhất để định hướng cho việc phòng ngừa, giám sát và kiểm soát rủi ro hoạt động. Nhưng tại Việt Nam, việc triển khai thực hiện Basel II còn nhiều khó khăn do thiếu các văn bản hướng dẫn thực hiện của Ngân hàng nhà nước.
Môi trường kinh doanh tại Việt Nam còn nhiều bất cập nên còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các NHTM trong quá trình hoạt động, như hệ thống văn bản pháp luật...
Hệ thống VIB sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá thông qua hệ thống văn bản hành chính; tổ chức các đoàn kiểm tra; tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ, chưa phát huy tính năng động tự chủ và ý thức phòng ngừa rủi ro tỷ giá từ mỗi chi nhánh.
Hệ thống quản trị rủi ro của VIB chưa hoàn thiện. Thông tin luồng tiền tại các phân hệ khác trên hệ thống hiện đại hoá không được liên kết tới phân hệ treasury. Điều này khiến lănh đạo bộ phận kinh doanh ngoại tệ gặp khó khăn trong công tác quản lý thanh khoản và dự báo luồng tiền. Đồng thời, các báo cáo trong các phân hệ khác như kho dữ liệu chưa được thực hiện đầy đủ và chính xác cho công tác quản lý thanh khoản và quản lý tài sản nợ, có trong ngân hàng. Vấn đề trên cũng gây nên những khó khăn trong việc quản lý tài khoản Nostro của Ngân hàng. Bộ phận kinh doanh ngoại tệ chưa thành lập nên hoạt động kinh doanh ngoại hối còn phụ thuộc cung cầu của thị trường mà chưa có sự phân tích, đánh giá trước mỗi hoạt động mua bán ngoại tệ.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO