2.1 .Các phƣơng pháp nghiêncứu sử dụng chung cho toàn bộ luận văn
3.2. Khái quát về quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bắc Ninh
3.2.1. Chủ trương, chính sách của Bắc Ninh về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Ở Bắc Ninh, tiến trình CNH, HĐH đƣợc thực hiện từ những năm giữa thập kỉ 1990. Nghị quyết đại hội 15 Đảng bộ tỉnh (nhiệm kì 1997 – 2000) xác định: Khai thác mọi nguồn lực, tập trung đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để từng bƣớc tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn; đẩy mạnh sản xuất công nghiệp và xuất khẩu; phát triển kinh tế nhiều thành phần, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế. [15; tr.34]
Đến đại hội 16 Đảng bộ tỉnh (2001 - 2005), nhiệm vụ của tiến trình CNH, HĐH đƣợc thể hiện rõ hơn: Đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH , tập trung phát triển các nghành công nghiệp có công nghệ cao trong các khu vực công nghiệp cùng với phát triển tiểu thủ công nghiệp; Chuyển hẳn nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa; Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. Tăng trƣởng kinh tế cao, chuyển mạnh cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2015 Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp. [16; tr 27]
Để thực hiện chủ trƣơng trên tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết trên các lĩnh vực công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhƣ: Nghị quyết 02- NQ/TU ngày 29/5/2006 về tiếp tục xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp gắn với phát triển đô thị theo hƣớng hiện đại. Nghị quyết 04 – NQ/TU ngày 25/08/2008 về chủ trƣơng và các giải pháp phát triển làng nghề, phát triển nông nghiệp nông thôn hiện đại.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVII (2006 – 2010) đề ra mục tiêu “Phấn đấu đến năm 2010 Bắc Ninh là tỉnh phát triển khá trong cả nƣớc, đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại, tạo tiền đề để đến năm 2020 là một trong những tỉnh dẫn đầu trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ”. [17; tr.21]
Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVIII ( 2011 - 2015) xác định “Tập trung mọi nguồn lực, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp phát triển toàn diện theo hƣớng hiện đại, bền vững, xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực và an sinh xã hội, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại, tạo tiền đề để đến năm 2020 trở thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng”. [18;36]
Nội dung cơ bản của các nghị quyết này là:
Phát triển sản xuất công nghiệp với tốc độ nhanh để xây dựng nền công nghiệp hiện đại, năng động, hiệu quả, bền vững nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo hƣớng phát huy lợi thế, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, nâng cao khả năng hội nhập kinh tế quốc tế, gắn với nhu cầu thị trƣờng trong và
ngoài nƣớc. Ƣu tiên nâng cao tỷ trọng ngành, sản phẩm có hàm lƣợng chất xám, công nghệ, kỹ thuật, giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế cao; ƣu tiên các cơ sở công nghiệp tại các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa…
Phát triển nhanh các khu công nghiệp tập trung, khu, cụm công nghiệp nhỏ và vừa; đồng thời phát triển các làng nghề truyền thống nhằm khắc phục tình trạng sản xuất đan xen trong khu vực dân cƣ.
Ƣu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp bổ trợ, cơ khí chế tạo, đồng thời phát triển nhóm ngành có lợi thế về nguồn nguyên liệu địa phƣơng, có khả năng thu hồi vốn nhanh, có cơ hội chọn đối tác đầu tƣ từ bên ngoài. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ nhất là nguồn nguyên liệu từ nông, lâm nghiệp, các ngành nghề truyền thống nhƣ gốm mỹ nghệ, chế biến lƣơng thực thực phẩm, công nghiệp vật liêu xây dựng, công nghiệp dệt, may và da giầy…khuyến khích công nghệ sạch tiết kiệm năng lƣợng.
Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn: Thực hiện hỗ trợ về giống, cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp. Hỗ trợ về vốn, về chuyển giao công nghệ và trọ giá khi mua cây giống. Hỗ trợ đầu tƣ chƣơng trình nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn.
Những Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh là những căn cứ quan trọng cho việc hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, nhằm thúc đẩy quá trình CNH, HĐH theo hƣớng bền vững.